Tập đoàn kinh tế khổ… vì dư luận?
Lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế cho rằng muốn hoạt động tốt, mở hướng kinh doanh cũng khó, vì dư luận
“Nhiều ý kiến cho rằng các tập đoàn kinh tế chính là nguyên nhân gây ra lạm phát, yếu kém của nền kinh tế. Thế thì có muốn hoạt động tốt cũng khó!”.
Đó là bức xúc của ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, cũng là ý kiến chung của đại diện một số tập đoàn được nêu ra tại hội nghị sơ kết thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, do Bộ Công thương tổ chức ngày 20/11.
“Nản lòng” khi mở hướng kinh doanh
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, từ khi thí điểm thành lập (năm 2005) đến nay, nhìn về tổng thể, các tập đoàn hoạt động đều ổn định, tăng trưởng cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, xuất khẩu, phát huy được sức mạnh tổng thể, đặc biệt đã góp phần quan trọng vào bình ổn giá cả, chống lạm phát và ổn định kinh tế xã hội…
Tuy nhiên, nội tại các tập đoàn vẫn tồn tại những hạn chế như một số lĩnh vực còn mang tính độc quyền, chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh thị trường; mở rộng ra đa ngành, đa nghề không phải sở trường (sang các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản); một số vẫn hoạt động nặng tính hình thức của công ty nhà nước...
Theo đại diện 4 tập đoàn kinh tế được thí điểm (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dệt may), hoạt động kinh doanh của tập đoàn đang khổn khổ với những đánh giá, nhận định thiếu khách quan từ dư luận xã hội.
“Nhiều ý kiến cho rằng các tập đoàn kinh tế chính là nguyên nhân gây ra lạm phát, yếu kém của nên kinh tế. Thế thì có muốn hoạt động tốt cũng khó!”, ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, bức xúc.
Liên quan đến hoạt động đầu tư trái ngành – vấn đề có nhiều ý kiến từ dư luận thời gian qua, theo ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), như thế nào là đầu tư đa ngành cũng chưa được xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Theo đó, cái được của các tập đoàn không được phản ảnh hết nhưng cái xấu thì được nói toàn diện.
“Thế nên nhiều khi chúng tôi đã nản lòng khi bắt tay mở hướng kinh doanh mới hay thực hiện dự án lớn”, ông Thăng nói.
Bức xúc hộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đoàn Văn Kiển dẫn chứng, đến ngay EVN tận dụng mạng lưới hạ tầng để đầu tư vào viễn thông là thực tế cần thiết, hiệu quả mà còn bị coi là trái nghề!
Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN, lên tiếng dẫn chứng thêm rằng, cách đây mấy tháng EVN đã góp hàng nghìn tỷ đầu tư vào ngân hàng và chính qua ngân hàng tập đoàn này mới huy động được nguồn vốn để tái đầu tư, vì “lúc khó khăn này phải tựa vào nhau mà vượt qua”.
Vì thế, theo đại diện các tập đoàn, vấn đề đặt ra là cần sớm có những qui định qui chuẩn cụ thể cho việc đầu tư ra ngoài ngành như thế nào là thích hợp, để không phải phụ thuộc vào “đánh giá từ bên ngoài” thì các doanh nghiệp mới có thể đa dạng hóa các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Thêm quyền cho tập đoàn?
Tại hội nghị, ông Thăng và ông Hưng đặt vấn đề: để kích thích, động viên tạo điều kiện cho hoạt động của tập đoàn phát triển cần phải có quỹ hoạt động tập trung riêng của tập đoàn, mặt khác cần phân cấp tiền lương, thưởng cho hội đồng quản trị của tập đoàn tự quyết định, chứ không nên áp dụng cơ chế cũ của các bộ.
Ngoài ra, theo ý kiến đại diện các tập đoàn đề xuất, cơ chế bổ nhiệm lãnh đạo cũng cần phải thay đổi để phù hợp thực tiễn hoạt động của tập đoàn. Vì hiện nay cả chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đều do Chính phủ bổ nhiệm, như thế sẽ khó phân tách được trách nhiệm người đứng đầu là ai. Vì vậy, tổng giám đốc của tập đoàn được đề nghị là nên do hội đồng quản trị tự bổ nhiệm.
Một điểm bất cập khác, theo đại diện các tập đoàn, là tập đoàn kinh tế chưa được coi là có tư cách pháp nhân. Dự thảo về tập đoàn kinh tế nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng cũng cho rằng tập đoàn là một nhóm các công ty con và không có tư cách pháp nhân.
Các tập đoàn kinh tế tập hợp hàng chục doanh nghiệp thành viên, giữ phần vốn nhà nước lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng nếu không có tư cách pháp nhân sẽ khó có thể điều hành.
Ngay trong báo cáo của Bộ Công Thương cũng chỉ ra, vì lý do này mà hiện nay còn lúng túng trong việc xác định mô hình và cơ cấu tổ chức của tập đoàn.
Ông Vũ Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1 trong 4 tổng công ty 91 được Chính phủ cho phép xây dựng đề án lên tập đoàn) cũng cho rằng, mặc dù chủ trương thành lập tập đoàn là đúng đắn nhưng mô hình tập đoàn hiện còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Ví dụ ngay như xác định tên tập đoàn cũng còn chưa rõ ràng, rồi có tư cách pháp nhân hay không.
Hơn nữa, chính sách đưa ra trong dự thảo mang tính chất “siết vào chứ không mở ra” vì quản lý là chính mà chưa tập trung nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. “Vì thế lên tập đoàn, mừng thì ít mà lo thì nhiều”, ông Hải nói.
Vì thế, muốn các tập đoàn kinh tế thực sự trở thành xương sống kinh tế vững mạnh, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế, theo ông Đoàn Văn Kiển, các tập đoàn cần được trao đầy đủ thực quyền.
Một vấn đề được quan tâm trong mô hình hoạt động đầu tư trong tập đoàn hiện nay là việc đầu tư ngược, đầu tư chéo.
Ông Đinh La Thăng cho rằng, khi tạo ra một hành lang pháp lý mới cho tập đoàn kinh tế cần có qui định không được đầu tư ngược, đầu tư chéo từ công ty con, công ty cháu ngược lại công ty mẹ vì thực tế “mẹ” không quản được “con”.
“Vì thực tế việc đầu tư ngược, đầu tư chéo không những làm cho mô hình trở nên rối rắm mà còn tạo mối nguy hiểm có thể đổ ập đến cả hệ thống bất cứ lúc nào nếu một trong những công ty con của mình gặp rủi ro”, ông Thăng phân tích.
Đó là bức xúc của ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, cũng là ý kiến chung của đại diện một số tập đoàn được nêu ra tại hội nghị sơ kết thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, do Bộ Công thương tổ chức ngày 20/11.
“Nản lòng” khi mở hướng kinh doanh
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, từ khi thí điểm thành lập (năm 2005) đến nay, nhìn về tổng thể, các tập đoàn hoạt động đều ổn định, tăng trưởng cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, xuất khẩu, phát huy được sức mạnh tổng thể, đặc biệt đã góp phần quan trọng vào bình ổn giá cả, chống lạm phát và ổn định kinh tế xã hội…
Tuy nhiên, nội tại các tập đoàn vẫn tồn tại những hạn chế như một số lĩnh vực còn mang tính độc quyền, chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh thị trường; mở rộng ra đa ngành, đa nghề không phải sở trường (sang các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản); một số vẫn hoạt động nặng tính hình thức của công ty nhà nước...
Theo đại diện 4 tập đoàn kinh tế được thí điểm (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dệt may), hoạt động kinh doanh của tập đoàn đang khổn khổ với những đánh giá, nhận định thiếu khách quan từ dư luận xã hội.
“Nhiều ý kiến cho rằng các tập đoàn kinh tế chính là nguyên nhân gây ra lạm phát, yếu kém của nên kinh tế. Thế thì có muốn hoạt động tốt cũng khó!”, ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, bức xúc.
Liên quan đến hoạt động đầu tư trái ngành – vấn đề có nhiều ý kiến từ dư luận thời gian qua, theo ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), như thế nào là đầu tư đa ngành cũng chưa được xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Theo đó, cái được của các tập đoàn không được phản ảnh hết nhưng cái xấu thì được nói toàn diện.
“Thế nên nhiều khi chúng tôi đã nản lòng khi bắt tay mở hướng kinh doanh mới hay thực hiện dự án lớn”, ông Thăng nói.
Bức xúc hộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đoàn Văn Kiển dẫn chứng, đến ngay EVN tận dụng mạng lưới hạ tầng để đầu tư vào viễn thông là thực tế cần thiết, hiệu quả mà còn bị coi là trái nghề!
Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN, lên tiếng dẫn chứng thêm rằng, cách đây mấy tháng EVN đã góp hàng nghìn tỷ đầu tư vào ngân hàng và chính qua ngân hàng tập đoàn này mới huy động được nguồn vốn để tái đầu tư, vì “lúc khó khăn này phải tựa vào nhau mà vượt qua”.
Vì thế, theo đại diện các tập đoàn, vấn đề đặt ra là cần sớm có những qui định qui chuẩn cụ thể cho việc đầu tư ra ngoài ngành như thế nào là thích hợp, để không phải phụ thuộc vào “đánh giá từ bên ngoài” thì các doanh nghiệp mới có thể đa dạng hóa các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Thêm quyền cho tập đoàn?
Tại hội nghị, ông Thăng và ông Hưng đặt vấn đề: để kích thích, động viên tạo điều kiện cho hoạt động của tập đoàn phát triển cần phải có quỹ hoạt động tập trung riêng của tập đoàn, mặt khác cần phân cấp tiền lương, thưởng cho hội đồng quản trị của tập đoàn tự quyết định, chứ không nên áp dụng cơ chế cũ của các bộ.
Ngoài ra, theo ý kiến đại diện các tập đoàn đề xuất, cơ chế bổ nhiệm lãnh đạo cũng cần phải thay đổi để phù hợp thực tiễn hoạt động của tập đoàn. Vì hiện nay cả chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đều do Chính phủ bổ nhiệm, như thế sẽ khó phân tách được trách nhiệm người đứng đầu là ai. Vì vậy, tổng giám đốc của tập đoàn được đề nghị là nên do hội đồng quản trị tự bổ nhiệm.
Một điểm bất cập khác, theo đại diện các tập đoàn, là tập đoàn kinh tế chưa được coi là có tư cách pháp nhân. Dự thảo về tập đoàn kinh tế nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng cũng cho rằng tập đoàn là một nhóm các công ty con và không có tư cách pháp nhân.
Các tập đoàn kinh tế tập hợp hàng chục doanh nghiệp thành viên, giữ phần vốn nhà nước lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng nếu không có tư cách pháp nhân sẽ khó có thể điều hành.
Ngay trong báo cáo của Bộ Công Thương cũng chỉ ra, vì lý do này mà hiện nay còn lúng túng trong việc xác định mô hình và cơ cấu tổ chức của tập đoàn.
Ông Vũ Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1 trong 4 tổng công ty 91 được Chính phủ cho phép xây dựng đề án lên tập đoàn) cũng cho rằng, mặc dù chủ trương thành lập tập đoàn là đúng đắn nhưng mô hình tập đoàn hiện còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Ví dụ ngay như xác định tên tập đoàn cũng còn chưa rõ ràng, rồi có tư cách pháp nhân hay không.
Hơn nữa, chính sách đưa ra trong dự thảo mang tính chất “siết vào chứ không mở ra” vì quản lý là chính mà chưa tập trung nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. “Vì thế lên tập đoàn, mừng thì ít mà lo thì nhiều”, ông Hải nói.
Vì thế, muốn các tập đoàn kinh tế thực sự trở thành xương sống kinh tế vững mạnh, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế, theo ông Đoàn Văn Kiển, các tập đoàn cần được trao đầy đủ thực quyền.
Một vấn đề được quan tâm trong mô hình hoạt động đầu tư trong tập đoàn hiện nay là việc đầu tư ngược, đầu tư chéo.
Ông Đinh La Thăng cho rằng, khi tạo ra một hành lang pháp lý mới cho tập đoàn kinh tế cần có qui định không được đầu tư ngược, đầu tư chéo từ công ty con, công ty cháu ngược lại công ty mẹ vì thực tế “mẹ” không quản được “con”.
“Vì thực tế việc đầu tư ngược, đầu tư chéo không những làm cho mô hình trở nên rối rắm mà còn tạo mối nguy hiểm có thể đổ ập đến cả hệ thống bất cứ lúc nào nếu một trong những công ty con của mình gặp rủi ro”, ông Thăng phân tích.