Đại biểu chất vấn Thủ tướng về nhà thầu Trung Quốc
Mới có hai vị đại biểu Quốc hội gửi văn bản chất vấn Thủ tướng
Theo tổng hợp của đoàn thư ký kỳ họp, tính đến chiều ngày 2/6/2014, đã có 95 văn bản chất vấn với 110 câu hỏi gửi đến Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Trong đó, mới có hai vị gửi văn bản chất vấn Thủ tướng. Như vậy, so với kỳ họp cuối năm 2013, số chất vấn bằng văn bản dành cho Thủ tướng đã giảm đi quá nửa.
Ở nội dung thứ nhất, một vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của một thành phố lớn dẫn số liệu của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tính đến năm 2010 có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận.
Trong đó, nhiều trường hợp chậm trễ, kéo dài thời gian thi công rồi yêu cầu chủ đầu tư bù giá làm đội vốn đầu tư. Ví dụ: nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ do nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công, với tổng mức đầu tư vượt lên lần lượt tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
Đáng chú ý là trong số chậm trễ đó có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện…
“Ở nước ta, nhiều dự án hạ tầng lớn đều do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, hiệu quả đầu tư… thật sự rất đáng lo ngại, nhất là trong tình hình biển Đông hiện nay”, văn bản chất vấn nêu.
Đề nghị của đại biểu này là “Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm của mình cũng như các bộ, ngành liên quan trong việc tham mưu đề xuất cho nhà thầu Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Chính phủ có giải pháp gì để sớm khắc phục tình trạng trên trong tình hình hiện nay?”.
Cùng một văn bản, nội dung chất vấn thứ hai của vị trưởng đoàn liên quan đến Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Theo người chất vấn, việc VAMC mua nợ xấu từ các ngân hàng thương mại và trả bằng trái phiếu tuy góp phần làm “sạch” nợ xấu và tăng nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng về thực chất, mới thực hiện việc gom các khoản nợ xấu từ các ngân hàng thương mại về VAMC. Nói cách khác, đó chỉ là bút toán chuyển nợ xấu từ tài khoản của các ngân hàng thương mại sang tài khoản của VAMC.
Theo đó, tổng số nợ xấu gom về VAMC ngày càng lớn lên (đến nay đã khoảng trên 50 ngàn tỷ đồng) dẫn đến kết quả là, tổng số nợ xấu chuyển về Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ sẽ ngày càng lớn hơn.
Chính phủ cần làm rõ vấn đề nêu trên và có giải pháp nào xử lý các khoản nợ xấu ngày càng lớn tại VAMC, văn bản chất vấn nêu đề nghị của đại biểu.
Người thứ hai gửi chất vấn đến Thủ tướng là một vị đại biểu đoàn Đồng Tháp.
Thời gian qua, xảy ra tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm, chất tăng trưởng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc và chất lượng được bày bán công khai ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn. Người dân và dư luận xã hội chỉ biết là những chất trên có hại cho sức khỏe một cách chung chung, mà chưa thấy cơ quan có trách nhiệm nào kịp thời công bố công khai, chính thức thành phần, tính chất cũng như tác hại của việc sử dụng để người dân tự ý thức bảo vệ chính mình, đại biểu viết.
Theo đại biểu, thực trạng trên cho thấy sự phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ, ngành có lúc trùng lắp, chồng chéo, có lúc lại không quy rõ trách nhiệm khi xảy ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
Thủ tướng có suy nghĩ gì về thực trạng trên; giải pháp để chấn chỉnh những bất cập này, đại biểu nêu câu hỏi.
Nếu trực tiếp đăng đàn, người đứng đầu Chính phủ sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều 12/6 tới.
Trong đó, mới có hai vị gửi văn bản chất vấn Thủ tướng. Như vậy, so với kỳ họp cuối năm 2013, số chất vấn bằng văn bản dành cho Thủ tướng đã giảm đi quá nửa.
Ở nội dung thứ nhất, một vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của một thành phố lớn dẫn số liệu của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tính đến năm 2010 có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận.
Trong đó, nhiều trường hợp chậm trễ, kéo dài thời gian thi công rồi yêu cầu chủ đầu tư bù giá làm đội vốn đầu tư. Ví dụ: nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ do nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công, với tổng mức đầu tư vượt lên lần lượt tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
Đáng chú ý là trong số chậm trễ đó có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện…
“Ở nước ta, nhiều dự án hạ tầng lớn đều do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, hiệu quả đầu tư… thật sự rất đáng lo ngại, nhất là trong tình hình biển Đông hiện nay”, văn bản chất vấn nêu.
Đề nghị của đại biểu này là “Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm của mình cũng như các bộ, ngành liên quan trong việc tham mưu đề xuất cho nhà thầu Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Chính phủ có giải pháp gì để sớm khắc phục tình trạng trên trong tình hình hiện nay?”.
Cùng một văn bản, nội dung chất vấn thứ hai của vị trưởng đoàn liên quan đến Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Theo người chất vấn, việc VAMC mua nợ xấu từ các ngân hàng thương mại và trả bằng trái phiếu tuy góp phần làm “sạch” nợ xấu và tăng nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng về thực chất, mới thực hiện việc gom các khoản nợ xấu từ các ngân hàng thương mại về VAMC. Nói cách khác, đó chỉ là bút toán chuyển nợ xấu từ tài khoản của các ngân hàng thương mại sang tài khoản của VAMC.
Theo đó, tổng số nợ xấu gom về VAMC ngày càng lớn lên (đến nay đã khoảng trên 50 ngàn tỷ đồng) dẫn đến kết quả là, tổng số nợ xấu chuyển về Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ sẽ ngày càng lớn hơn.
Chính phủ cần làm rõ vấn đề nêu trên và có giải pháp nào xử lý các khoản nợ xấu ngày càng lớn tại VAMC, văn bản chất vấn nêu đề nghị của đại biểu.
Người thứ hai gửi chất vấn đến Thủ tướng là một vị đại biểu đoàn Đồng Tháp.
Thời gian qua, xảy ra tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm, chất tăng trưởng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc và chất lượng được bày bán công khai ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn. Người dân và dư luận xã hội chỉ biết là những chất trên có hại cho sức khỏe một cách chung chung, mà chưa thấy cơ quan có trách nhiệm nào kịp thời công bố công khai, chính thức thành phần, tính chất cũng như tác hại của việc sử dụng để người dân tự ý thức bảo vệ chính mình, đại biểu viết.
Theo đại biểu, thực trạng trên cho thấy sự phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ, ngành có lúc trùng lắp, chồng chéo, có lúc lại không quy rõ trách nhiệm khi xảy ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
Thủ tướng có suy nghĩ gì về thực trạng trên; giải pháp để chấn chỉnh những bất cập này, đại biểu nêu câu hỏi.
Nếu trực tiếp đăng đàn, người đứng đầu Chính phủ sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều 12/6 tới.