Đại biểu Quốc hội “như chim đưa thư”
Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn là khâu yếu nhất trong hoạt động giám sát
“Đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân giống như chim đưa thư thôi, hiệu quả thấp lắm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân, chiều 19/1.
Hồ sơ của dự án luật bao gồm cả báo cáo tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội qua 10 năm thực hiện luật hoạt động giám sát hiện hành vừa được hoàn thành trong tháng này.
Đánh giá về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, báo cáo nêu rõ: “Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn là khâu yếu nhất trong hoạt động giám sát, mới chỉ dừng lại ở việc nhận đơn và chuyển đơn, việc theo dõi, đôn đốc giải quyết chưa được thực hiện thường xuyên”.
Còn với giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội thì một trong nhiều hạn chế được chỉ ra là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết, tỷ lệ trả lời của các cơ quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
Ở Trung ương, hiệu quả của hoạt động tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng được đánh giá là chưa cao.
Kết quả tổng kết cho thấy, trong thời gian qua, khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực thu hồi đất đai, giải tỏa, đền bù, khiếu nại ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, có lúc gay gắt; khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp. Nhưng việc nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư chuyển đến cơ quan hữu quan, đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết các đơn thư còn hạn chế, trong nhiều trường hợp mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết mà chưa thường xuyên đôn đốc việc giải quyết.
Có lẽ vì thế mà đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội phàn nàn rằng đại biểu của dân chỉ như “chim đưa thư”.
Nhìn tổng thể cả hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm tương đối có kết quả tốt.
Tuy nhiên, một trong những tồn tại hạn chế trong giám sát tối cao của Quốc hội được nêu tại báo cáo là trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm còn rộng, quy định mức tín nhiệm trung bình, thời gian tổ chức lấy phiếu tín nhiệm không gắn với mục đích yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để bổ sung trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, đảm bảo tính hiệu quả của hình thức giám sát về bỏ phiếu tín nhiệm.
Báo cáo cũng nêu rõ, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại điều 84 của Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hoá tại điều 13 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội. Tuy nhiên việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ mới được thực hiện một bước bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân đã được thể hiện theo hướng quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đều là hoạt động giám sát của Quốc hội nhưng không đưa hết nội dung nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn vào luật.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị luật hóa các quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được thể hiện trong nghị quyết của Quốc hội vào dự thảo luật để thể hiện cho thống nhất, ông Lý cho biết.
Hồ sơ của dự án luật bao gồm cả báo cáo tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội qua 10 năm thực hiện luật hoạt động giám sát hiện hành vừa được hoàn thành trong tháng này.
Đánh giá về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, báo cáo nêu rõ: “Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn là khâu yếu nhất trong hoạt động giám sát, mới chỉ dừng lại ở việc nhận đơn và chuyển đơn, việc theo dõi, đôn đốc giải quyết chưa được thực hiện thường xuyên”.
Còn với giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội thì một trong nhiều hạn chế được chỉ ra là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết, tỷ lệ trả lời của các cơ quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
Ở Trung ương, hiệu quả của hoạt động tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng được đánh giá là chưa cao.
Kết quả tổng kết cho thấy, trong thời gian qua, khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực thu hồi đất đai, giải tỏa, đền bù, khiếu nại ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, có lúc gay gắt; khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp. Nhưng việc nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư chuyển đến cơ quan hữu quan, đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết các đơn thư còn hạn chế, trong nhiều trường hợp mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết mà chưa thường xuyên đôn đốc việc giải quyết.
Có lẽ vì thế mà đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội phàn nàn rằng đại biểu của dân chỉ như “chim đưa thư”.
Nhìn tổng thể cả hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm tương đối có kết quả tốt.
Tuy nhiên, một trong những tồn tại hạn chế trong giám sát tối cao của Quốc hội được nêu tại báo cáo là trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm còn rộng, quy định mức tín nhiệm trung bình, thời gian tổ chức lấy phiếu tín nhiệm không gắn với mục đích yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để bổ sung trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, đảm bảo tính hiệu quả của hình thức giám sát về bỏ phiếu tín nhiệm.
Báo cáo cũng nêu rõ, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại điều 84 của Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hoá tại điều 13 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội. Tuy nhiên việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ mới được thực hiện một bước bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân đã được thể hiện theo hướng quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đều là hoạt động giám sát của Quốc hội nhưng không đưa hết nội dung nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn vào luật.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị luật hóa các quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được thể hiện trong nghị quyết của Quốc hội vào dự thảo luật để thể hiện cho thống nhất, ông Lý cho biết.