Quốc hội giám sát “hơn Mặt trận chút thôi”
Hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân trong hơn 10 năm qua bộc lộ không ít hạn chế
“Ngoài hai việc được dân đồng tình cao là lấy phiếu tín nhiệm và chất vấn, còn lại giám sát của Quốc hội cũng mới chỉ hơn Mặt trận chút thôi”, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha nhận xét tại buổi thảo luận chiều 19/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Theo tờ trình dự án luật, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân trong hơn 10 năm qua bộc lộ không ít hạn chế.
Trong đó, nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp, như quy định về việc Quốc hội, hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, quy định Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định…
Một trong các quan điểm chỉ đạo xây dựng luật Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân là đổi mới hoạt động này để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương.
Tuy nhiên, nhận xét về chất lượng của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hơn một lần nhấn mạnh là sửa rồi mà “vũ như cẫn”.
Với đánh giá nhiều hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả còn thấp, thậm chí có kiến nghị giám sát chưa chắc hiệu quả bằng một bài báo, Chủ tịch Quốc hội cho rằng muốn giảm tính hình thức của giám sát thì phải sửa luật này. Nhưng dự thảo luật lại khiến ông “hơi bị thất vọng”, ngay từ vấn đề đầu tiên ban soạn thảo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về giám sát tối cao của Quốc hội.
Cần làm rõ quy định về giám sát tối cao cũng là ý kiến của nhiều vị khác tại phiên thảo luận.
Nhấn mạnh rằng chỉ có Quốc hội mới tiến hành giám sát tối cao, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần làm rõ giám sát tối cao là gì, khác các hoạt động giám sát khác như thế nào, tính chất ra sao.
Theo bà Ngân, quy định giám sát là việc Quốc hội, hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật như dự thảo luật là quá nhẹ, không rõ hiệu lực. Cần bổ sung quy định xử lý hậu quả pháp lý của giám sát, bà Ngân góp ý.
Nhận xét dự thảo luật chưa làm rõ tính chất của giám sát tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần dành một điều riêng quy định giám sát tối cao với mức độ cao hơn và hệ quả cũng cao hơn.
Thừa nhận sự đổi mới tại dự thảo luật còn ít, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý - người trình dự án luật - “thanh minh” là sau mỗi loại hình giám sát đều có chế tài. Nhưng Quốc hội không phải cơ quan phán quyết và giải quyết mà qua giám sát thì đưa ra yêu cầu với cơ quan chịu sự giám sát, nếu không chấn chỉnh thì có biện pháp vể tổ chức và nhân sự.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5 của năm nay.
Theo tờ trình dự án luật, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân trong hơn 10 năm qua bộc lộ không ít hạn chế.
Trong đó, nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp, như quy định về việc Quốc hội, hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, quy định Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định…
Một trong các quan điểm chỉ đạo xây dựng luật Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân là đổi mới hoạt động này để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương.
Tuy nhiên, nhận xét về chất lượng của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hơn một lần nhấn mạnh là sửa rồi mà “vũ như cẫn”.
Với đánh giá nhiều hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả còn thấp, thậm chí có kiến nghị giám sát chưa chắc hiệu quả bằng một bài báo, Chủ tịch Quốc hội cho rằng muốn giảm tính hình thức của giám sát thì phải sửa luật này. Nhưng dự thảo luật lại khiến ông “hơi bị thất vọng”, ngay từ vấn đề đầu tiên ban soạn thảo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về giám sát tối cao của Quốc hội.
Cần làm rõ quy định về giám sát tối cao cũng là ý kiến của nhiều vị khác tại phiên thảo luận.
Nhấn mạnh rằng chỉ có Quốc hội mới tiến hành giám sát tối cao, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần làm rõ giám sát tối cao là gì, khác các hoạt động giám sát khác như thế nào, tính chất ra sao.
Theo bà Ngân, quy định giám sát là việc Quốc hội, hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật như dự thảo luật là quá nhẹ, không rõ hiệu lực. Cần bổ sung quy định xử lý hậu quả pháp lý của giám sát, bà Ngân góp ý.
Nhận xét dự thảo luật chưa làm rõ tính chất của giám sát tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần dành một điều riêng quy định giám sát tối cao với mức độ cao hơn và hệ quả cũng cao hơn.
Thừa nhận sự đổi mới tại dự thảo luật còn ít, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý - người trình dự án luật - “thanh minh” là sau mỗi loại hình giám sát đều có chế tài. Nhưng Quốc hội không phải cơ quan phán quyết và giải quyết mà qua giám sát thì đưa ra yêu cầu với cơ quan chịu sự giám sát, nếu không chấn chỉnh thì có biện pháp vể tổ chức và nhân sự.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5 của năm nay.