Đại biểu Quốc hội và hai chữ “tuy nhiên”
Người dân đang đòi hỏi bức tranh tả chân để có thể nhìn thấy cặn kẽ của đời sống phản ánh trong báo cáo của Chính phủ
Kỳ họp Quốc hội thứ sáu đã qua hai tuần làm việc. Một trong những nội dung được coi là trọng tâm của kỳ họp đã diễn ra trong tuần qua: việc thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách của đất nước.
Được truyền hình trực tiếp, các phiên thảo luận này thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri. Bởi, theo đánh giá của một vị ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, “những vấn đề lớn đặt ra với nền kinh tế đang trở nên thôi thúc hơn bao giờ hết”.
Mặc dù vậy, thời gian dành cho phát biểu của mỗi đại biểu không quá 7 phút. Vì vậy nhiều vị đại biểu đã xin bắt đầu bằng hai chữ “tuy nhiên”. Có nghĩa là không nói đến phần làm được của Chính phủ mà bản báo cáo đã đề cập mà chỉ nói đến những vấn đề còn băn khoăn của đông đảo cử tri cũng như những quan điểm, kiến nghị của cá nhân đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội.
VnEconomy xin giới thiệu một số ý kiến của đại biểu Quốc hội, được bắt đầu từ hai chữ “tuy nhiên” đó.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Cử tri đòi hỏi bức tranh tả chân
“Cũng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước tôi, có rất nhiều vấn đề của đời sống mà người dân quan tâm đã không được phản ánh trong bản báo cáo của Chính phủ. Bởi vì cử tri luôn quan tâm đến những vấn đề thiết thực gắn với đời sống của người dân.
Bản báo cáo của Chính phủ có cảm giác giống như một bức tranh trừu tượng nhiều hơn là bức tranh tả chân. Bức tranh trừu tượng không phải là xấu, không phải thấp, nhưng rõ ràng người dân đang đòi hỏi bức tranh tả chân, để có thể nhìn thấy cặn kẽ của đời sống phản ánh trong bản báo cáo của Chính phủ.
Bởi vậy có một thực tế, nhiều cử tri cho biết là bây giờ họ không quan tâm nhiều đến hoạt động tại Quốc hội nữa. Vì họ cảm thấy chúng ta vẫn làm những chuyện đâu đâu mà không thấy những vấn đề rất đời sống, rất thường ngày”.
Đại biểu Hồ Quốc Dũng (Bình Định): Bất cập GDP
“Chất lượng tăng trưởng đã và đang trở thành một thách thức lớn mà nhiều năm nay chúng ta chưa khắc phục được. Vốn đầu tư bị thất thoát vẫn được tính vào GDP dẫn đến không làm tăng giá trị mới, chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư - PV) ngày càng lớn. Nếu chúng ta vẫn duy trì tăng trưởng như hiện nay thì không những không đạt được tăng trưởng bền vững như chúng ta mong muốn mà còn có nguy cơ triệt tiêu những thành quả đã đạt được.
Cách tính GDP bình quân đầu người hiện nay cũng là vấn đề bất cập lớn. Ai cũng biết GDP bình quân đầu người trong xã hội chỉ có ý nghĩa khi chỉ số này không quá phân tán. Sẽ không nói lên được điều gì, thậm chí còn gây ảo tưởng, nếu GDP bình quân đầu người chỉ là trung bình cộng của một số ít thu nhập rất cao và một số lớn thu nhập rất thấp, mà chủ yếu là nông dân”.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn): Kích cầu cho hàng xóm.
“Chúng tôi đi giám sát ở Lạng Sơn về gói kích cầu, có những doanh nghiệp mua bán phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng được vay với lãi suất thấp. Nhưng người ta chạy sang Trung Quốc mua hàng rồi đem về bán cho dân mình, như thế là kích cầu cho hàng xóm chứ không phải kích cầu cho mình.
Tôi đi giám sát ở một tỉnh miền Trung, đồng bào có nói dùng hai từ để phân biệt nhau, một là "xây dựng", hai là "xây cất". Tôi lấy làm lạ và hỏi thế nào là "xây dựng", thế nào là "xây cất". Đồng bào có giải thích, xây dựng tức là xây bằng tiền của mình còn xây cất là xây bằng tiền của Nhà nước, một phần thì xây, một phần thì cất vào túi”.
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên): Khó trả nợ cũng là điều dễ hiểu
“Các khoản nợ Chính phủ đã cao hơn 42% nếu tính cả bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khó có khả năng trả nợ và năng lực quản trị kinh doanh có hạn nhưng vốn đầu tư nhà nước thì khá nhiều nên khả năng trả nợ khó khăn là điều dễ hiểu.
Ví dụ, Tập đoàn Vinashin khi được vay 750 triệu USD và có hàng trăm doanh nghiệp con trực thuộc tập đoàn này đang được đầu tư dàn trải suốt hai miền Nam, Bắc. Ngay cả việc mua một con tàu giá trị đến nghìn tỷ đồng sau một năm đã hỏng và đang đưa vào sửa chữa. Với cách tiêu tiền ngân sách như vậy thì điều khó trả nợ cũng là điều dễ hiểu, và nếu có trả nợ được thì cũng là doanh nghiệp Nhà nước, đất đai Nhà nước, tài sản Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và tất cả đều là Nhà nước”.
Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau): Giảm nghèo chưa đi vào thực chất
“Về vấn đề sản xuất gạo, ta mới chỉ bàn đến số lượng mà chưa bàn đến giá trị của nó. Sản lượng thì lớn nhưng giá trị như thế thì nông dân được gì cũng không ai bàn kỹ. Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo chưa đi vào thực chất, chỉ số giá tăng lên 53%, có nghĩa là 1 đồng bây giờ còn có 6,3 hào của năm ta đưa ta chỉ tiêu, vậy 11% nói lên điều gì, tôi thấy điều đó cần phải xem xét. Hay bão lũ ở miền Trung và Tây Nguyên số hộ nghèo tăng lên rất lớn, nhưng ta vẫn đạt kế hoạch, vậy thì có gì ở đây về mặt thực chất.
Ta vẫn có tình trạng khi nhận được chính sách thì tỷ lệ nghèo cao, khi bàn thành tích thì tỷ lệ nghèo lại thấp ... Tất cả những điều đó còn rất nhiều, kể cả thành tích chống tham nhũng”.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc): Thật lạ lùng!
“Tôi mong muốn trong kỳ họp này Quốc hội cần làm rõ tính thiếu gương mẫu của nhiều cán bộ các cấp, các ngành. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy trường, tham nhũng, hối lộ còn khá phổ biến ai cũng thấy mà chẳng thấy mấy ai nhận tiền mà bị kỷ luật. Thật lạ lùng khi thấy số tiền mà cán bộ cả nước nộp lại quà biếu chỉ có hơn 66 triệu đồng chia cho 211 người, bình quân mỗi người chỉ có hơn 300 ngàn đồng!
Việc lấy đất nông nghiệp có chất lượng cao, đất có cấu tượng mà bà con thường gọi là "bờ xôi, ruộng mật, nhất đẳng điền" trong nhiều năm qua đã gây ra bao nhiêu hoàn cảnh hết sức khó khăn cho những gia đình nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp để tiếp tục sinh tồn. Trong giai đoạn 2000-2005, cả nước đã mất 302.493 ha đất trồng lúa. Việc thu hồi đất trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng đến đời sống của 627,5 nghìn hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950.000 lao động”.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng): Không thúc ép chỉ tiêu tăng trưởng
“Quan niệm của cá nhân tôi thì nên đặt vấn đề tái cơ cấu của năm 2010 vào kế hoạch trung và dài hạn, trước mắt kế hoạch năm 2010 chúng ta phải có những bước đi ban đầu thực hiện tái cơ cấu. Nhưng nhìn chung mô hình tăng trưởng của chúng ta trong những năm vừa qua đã phát huy được vai trò, nhưng sau khủng hoảng kinh tế cả thế giới đã chuyển sang mô hình mới thì chúng ta cũng phải đổi mới cho phù hợp với việc chúng ta đã hội nhập một cách toàn diện. Chúng ta không nói mô hình vừa rồi của chúng ta là sai, nói như thế không khách quan và không phù hợp với quá trình phát triển của đất nước.
Không thể nào nói tái cơ cấu lại nhưng vẫn tăng trưởng kinh tế cao trong một vài thời gian. Như thế sẽ rất khó, bởi vì khi đã tái cơ cấu thì sẽ có một số mặt hàng, một số doanh nghiệp phải điều chỉnh lại. Trong bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành tái cơ cấu, khi tiến hành đầu tư thì lỗ kế hoạch ban đầu là phải có. Như vậy nhiều doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu thì việc tăng trưởng kinh tế tốc độ phải chậm lại.
Trong năm 2010 vấn đề không phải là tăng trưởng GDP 6,5% hay 7,5%, mà vấn đề là tăng trưởng ở một mức độ hợp lý, không thúc ép quá về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Vấn đề quan trọng là xây dựng và có những bước đi ban đầu thích ứng để tiến hành tái cơ cấu và tạo điều kiện để chúng ta thực hiện xây dựng kế hoạch 5 năm 2011- 2015 theo mô hình chúng ta đã lựa chọn”.
Được truyền hình trực tiếp, các phiên thảo luận này thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri. Bởi, theo đánh giá của một vị ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, “những vấn đề lớn đặt ra với nền kinh tế đang trở nên thôi thúc hơn bao giờ hết”.
Mặc dù vậy, thời gian dành cho phát biểu của mỗi đại biểu không quá 7 phút. Vì vậy nhiều vị đại biểu đã xin bắt đầu bằng hai chữ “tuy nhiên”. Có nghĩa là không nói đến phần làm được của Chính phủ mà bản báo cáo đã đề cập mà chỉ nói đến những vấn đề còn băn khoăn của đông đảo cử tri cũng như những quan điểm, kiến nghị của cá nhân đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội.
VnEconomy xin giới thiệu một số ý kiến của đại biểu Quốc hội, được bắt đầu từ hai chữ “tuy nhiên” đó.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Cử tri đòi hỏi bức tranh tả chân
“Cũng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước tôi, có rất nhiều vấn đề của đời sống mà người dân quan tâm đã không được phản ánh trong bản báo cáo của Chính phủ. Bởi vì cử tri luôn quan tâm đến những vấn đề thiết thực gắn với đời sống của người dân.
Bản báo cáo của Chính phủ có cảm giác giống như một bức tranh trừu tượng nhiều hơn là bức tranh tả chân. Bức tranh trừu tượng không phải là xấu, không phải thấp, nhưng rõ ràng người dân đang đòi hỏi bức tranh tả chân, để có thể nhìn thấy cặn kẽ của đời sống phản ánh trong bản báo cáo của Chính phủ.
Bởi vậy có một thực tế, nhiều cử tri cho biết là bây giờ họ không quan tâm nhiều đến hoạt động tại Quốc hội nữa. Vì họ cảm thấy chúng ta vẫn làm những chuyện đâu đâu mà không thấy những vấn đề rất đời sống, rất thường ngày”.
Đại biểu Hồ Quốc Dũng (Bình Định): Bất cập GDP
“Chất lượng tăng trưởng đã và đang trở thành một thách thức lớn mà nhiều năm nay chúng ta chưa khắc phục được. Vốn đầu tư bị thất thoát vẫn được tính vào GDP dẫn đến không làm tăng giá trị mới, chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư - PV) ngày càng lớn. Nếu chúng ta vẫn duy trì tăng trưởng như hiện nay thì không những không đạt được tăng trưởng bền vững như chúng ta mong muốn mà còn có nguy cơ triệt tiêu những thành quả đã đạt được.
Cách tính GDP bình quân đầu người hiện nay cũng là vấn đề bất cập lớn. Ai cũng biết GDP bình quân đầu người trong xã hội chỉ có ý nghĩa khi chỉ số này không quá phân tán. Sẽ không nói lên được điều gì, thậm chí còn gây ảo tưởng, nếu GDP bình quân đầu người chỉ là trung bình cộng của một số ít thu nhập rất cao và một số lớn thu nhập rất thấp, mà chủ yếu là nông dân”.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn): Kích cầu cho hàng xóm.
“Chúng tôi đi giám sát ở Lạng Sơn về gói kích cầu, có những doanh nghiệp mua bán phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng được vay với lãi suất thấp. Nhưng người ta chạy sang Trung Quốc mua hàng rồi đem về bán cho dân mình, như thế là kích cầu cho hàng xóm chứ không phải kích cầu cho mình.
Tôi đi giám sát ở một tỉnh miền Trung, đồng bào có nói dùng hai từ để phân biệt nhau, một là "xây dựng", hai là "xây cất". Tôi lấy làm lạ và hỏi thế nào là "xây dựng", thế nào là "xây cất". Đồng bào có giải thích, xây dựng tức là xây bằng tiền của mình còn xây cất là xây bằng tiền của Nhà nước, một phần thì xây, một phần thì cất vào túi”.
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên): Khó trả nợ cũng là điều dễ hiểu
“Các khoản nợ Chính phủ đã cao hơn 42% nếu tính cả bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khó có khả năng trả nợ và năng lực quản trị kinh doanh có hạn nhưng vốn đầu tư nhà nước thì khá nhiều nên khả năng trả nợ khó khăn là điều dễ hiểu.
Ví dụ, Tập đoàn Vinashin khi được vay 750 triệu USD và có hàng trăm doanh nghiệp con trực thuộc tập đoàn này đang được đầu tư dàn trải suốt hai miền Nam, Bắc. Ngay cả việc mua một con tàu giá trị đến nghìn tỷ đồng sau một năm đã hỏng và đang đưa vào sửa chữa. Với cách tiêu tiền ngân sách như vậy thì điều khó trả nợ cũng là điều dễ hiểu, và nếu có trả nợ được thì cũng là doanh nghiệp Nhà nước, đất đai Nhà nước, tài sản Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và tất cả đều là Nhà nước”.
Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau): Giảm nghèo chưa đi vào thực chất
“Về vấn đề sản xuất gạo, ta mới chỉ bàn đến số lượng mà chưa bàn đến giá trị của nó. Sản lượng thì lớn nhưng giá trị như thế thì nông dân được gì cũng không ai bàn kỹ. Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo chưa đi vào thực chất, chỉ số giá tăng lên 53%, có nghĩa là 1 đồng bây giờ còn có 6,3 hào của năm ta đưa ta chỉ tiêu, vậy 11% nói lên điều gì, tôi thấy điều đó cần phải xem xét. Hay bão lũ ở miền Trung và Tây Nguyên số hộ nghèo tăng lên rất lớn, nhưng ta vẫn đạt kế hoạch, vậy thì có gì ở đây về mặt thực chất.
Ta vẫn có tình trạng khi nhận được chính sách thì tỷ lệ nghèo cao, khi bàn thành tích thì tỷ lệ nghèo lại thấp ... Tất cả những điều đó còn rất nhiều, kể cả thành tích chống tham nhũng”.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc): Thật lạ lùng!
“Tôi mong muốn trong kỳ họp này Quốc hội cần làm rõ tính thiếu gương mẫu của nhiều cán bộ các cấp, các ngành. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy trường, tham nhũng, hối lộ còn khá phổ biến ai cũng thấy mà chẳng thấy mấy ai nhận tiền mà bị kỷ luật. Thật lạ lùng khi thấy số tiền mà cán bộ cả nước nộp lại quà biếu chỉ có hơn 66 triệu đồng chia cho 211 người, bình quân mỗi người chỉ có hơn 300 ngàn đồng!
Việc lấy đất nông nghiệp có chất lượng cao, đất có cấu tượng mà bà con thường gọi là "bờ xôi, ruộng mật, nhất đẳng điền" trong nhiều năm qua đã gây ra bao nhiêu hoàn cảnh hết sức khó khăn cho những gia đình nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp để tiếp tục sinh tồn. Trong giai đoạn 2000-2005, cả nước đã mất 302.493 ha đất trồng lúa. Việc thu hồi đất trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng đến đời sống của 627,5 nghìn hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950.000 lao động”.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng): Không thúc ép chỉ tiêu tăng trưởng
“Quan niệm của cá nhân tôi thì nên đặt vấn đề tái cơ cấu của năm 2010 vào kế hoạch trung và dài hạn, trước mắt kế hoạch năm 2010 chúng ta phải có những bước đi ban đầu thực hiện tái cơ cấu. Nhưng nhìn chung mô hình tăng trưởng của chúng ta trong những năm vừa qua đã phát huy được vai trò, nhưng sau khủng hoảng kinh tế cả thế giới đã chuyển sang mô hình mới thì chúng ta cũng phải đổi mới cho phù hợp với việc chúng ta đã hội nhập một cách toàn diện. Chúng ta không nói mô hình vừa rồi của chúng ta là sai, nói như thế không khách quan và không phù hợp với quá trình phát triển của đất nước.
Không thể nào nói tái cơ cấu lại nhưng vẫn tăng trưởng kinh tế cao trong một vài thời gian. Như thế sẽ rất khó, bởi vì khi đã tái cơ cấu thì sẽ có một số mặt hàng, một số doanh nghiệp phải điều chỉnh lại. Trong bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành tái cơ cấu, khi tiến hành đầu tư thì lỗ kế hoạch ban đầu là phải có. Như vậy nhiều doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu thì việc tăng trưởng kinh tế tốc độ phải chậm lại.
Trong năm 2010 vấn đề không phải là tăng trưởng GDP 6,5% hay 7,5%, mà vấn đề là tăng trưởng ở một mức độ hợp lý, không thúc ép quá về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Vấn đề quan trọng là xây dựng và có những bước đi ban đầu thích ứng để tiến hành tái cơ cấu và tạo điều kiện để chúng ta thực hiện xây dựng kế hoạch 5 năm 2011- 2015 theo mô hình chúng ta đã lựa chọn”.