Kinh tế có bị “bốc thuốc quá liều”?
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010
“Chính phủ có quá bi quan khi đánh giá tình hình kinh tế vừa qua nên bốc thuốc quá liều chăng?”. Đây là vấn đề được đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) đặt ra khi Quốc hội gần kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội tại hội trường, sáng 27/10.
Việc “bốc thuốc quá liều”, theo phát biểu của đại biểu Việt, được thể hiện ở mức bội chi ngân sách kỷ lục so với những năm qua, vượt quá xa so với tốc độ tăng trưởng như năm nay.
“Đành rằng cần tăng chi để chống suy giảm, nhưng tăng chi quá mức cần thiết nên hiệu quả kém, thể hiện là chỉ số ICOR* trên 8, thuộc hàng cao nhất trong khu vực, kể cả trên thế giới”, vị đại biểu này nhấn mạnh. Đây cũng là băn khoăn, lo lắng của nhiều ý kiến phát biểu trước đó.
Điều thú vị khi “đỉnh điểm khó khăn”
So với thời gian đã ấn định là 11h30 thì phiên thảo luận sáng nay đã kết thúc sớm hơn 2 phút, với 24 đại biểu đăng đàn. Hầu hết các ý kiến đều “cơ bản nhất trí” với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội. Nhiều ý kiến nhấn mạnh, “điều rất thú vị” là mỗi khi đất nước chúng ta gặp khó khăn đến đỉnh điểm thì sự “chủ động, sáng tạo, linh hoạt” lại được thể hiện cao độ.
“Đặc biệt là khi tình hình đất nước bị thiên tai, bão lụt thì sự điều hành có trách nhiệm của Chính phủ đối với cuộc sống của người dân cũng đã được ghi nhận”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) khẳng định.
Nhờ đó, năm 2009, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Một số ý kiến đánh giá cao tác dụng gói kích cầu của Chính phủ. “Đây là một biểu hiện cụ thể, rõ ràng của sự phản ứng chính sách rất quyết đoán, chính xác, đúng thời điểm, cơ bản đã đem lại tác dụng tích cực cho nền kinh tế, được cử tri và quốc tế thừa nhận”, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phát biểu mở đầu phiên thảo luận.
Còn theo đại biểu Đinh Văn Hùng (Ninh Bình), việc giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, hoãn một số sắc thuế... là những việc làm kịp thời, giúp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nghèo vẫn xài sang
Bên cạnh những yếu kém, hạn chế đã được Chính phủ đánh giá, các vị đại biểu Quốc hội cũng đã đi sâu phân tích nhiều mặt hạn chế từ công tác điều hành của Chính phủ đến những chính sách cụ thể.
Cùng với chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, đầu tư dàn trải, phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh… là những vấn đề đã được “mổ xẻ” khá kỹ càng khi thảo luận tổ, nhiều ý kiến đã đề cập đến những vấn đề bức xúc khác.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thanh, ngoài vấn đề thất thoát lớn do tham nhũng thì tình trạng lãng phí cũng đang xảy ra ghê gớm. “Kỷ yếu chúng ta in rất nhiều nhưng không mấy ai đọc, bưu điện chỉ thêm con số 3 cả nước mất cả chục nghìn tỷ. Mua một con tàu trên 1.000 tỷ đồng để chở khách du lịch từ Tp.HCM đi Quảng Ninh nhưng không nhiều người đi, đã hỏng rồi nay lại chuẩn bị mua tiếp chiếc nữa…”, đại biểu Thanh dẫn chứng.
Từ góc độ khác, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) lo ngại “hội chứng ra ngõ gặp tiến sỹ” sẽ có ngày thành hiện thực khi nhiều mục tiêu đào tạo tiến sĩ lần lượt ra đời. “Cùng với vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chủ trương trên sẽ càng tạo ra tình trạng chạy theo bằng cấp vốn đang làm giảm chất lượng đội ngũ công chức của nước ta”, đại biểu Cuông nói.
“Thế giới đào tạo tiến sỹ để làm việc trong các ngành nghiên cứu khoa học, còn ở ta phấn đấu có bằng tiến sỹ chủ yếu là để làm quan. Những người có bằng cấp cao nhưng thiếu tâm và không đủ tầm sẽ gây hậu quả tai hại cho xã hội, mặt khác nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiện cho nạn mua bán bằng cấp phát triển”, ông Cuông lo lắng.
Về những giải pháp cho năm 2010, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần có đánh giá sâu sắc hơn về chính sách kích thích kinh tế thời gian qua, trước khi quyết định có gói kích cầu thứ hai hay không.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề nghị năm 2010 nên là năm khởi đầu cho một cuộc vận động lớn đổi mới toàn diện và căn cơ nền giáo dục đào tạo Việt Nam. “Trong thời điểm hiện nay, bất cứ người nào trong chúng ta, cho dù bàng quan đến mấy vẫn cảm thấy lo lắng về sự nghiệp giáo dục”, đại biểu Đáng nói.
* ICOR: Hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư.
Việc “bốc thuốc quá liều”, theo phát biểu của đại biểu Việt, được thể hiện ở mức bội chi ngân sách kỷ lục so với những năm qua, vượt quá xa so với tốc độ tăng trưởng như năm nay.
“Đành rằng cần tăng chi để chống suy giảm, nhưng tăng chi quá mức cần thiết nên hiệu quả kém, thể hiện là chỉ số ICOR* trên 8, thuộc hàng cao nhất trong khu vực, kể cả trên thế giới”, vị đại biểu này nhấn mạnh. Đây cũng là băn khoăn, lo lắng của nhiều ý kiến phát biểu trước đó.
Điều thú vị khi “đỉnh điểm khó khăn”
So với thời gian đã ấn định là 11h30 thì phiên thảo luận sáng nay đã kết thúc sớm hơn 2 phút, với 24 đại biểu đăng đàn. Hầu hết các ý kiến đều “cơ bản nhất trí” với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội. Nhiều ý kiến nhấn mạnh, “điều rất thú vị” là mỗi khi đất nước chúng ta gặp khó khăn đến đỉnh điểm thì sự “chủ động, sáng tạo, linh hoạt” lại được thể hiện cao độ.
“Đặc biệt là khi tình hình đất nước bị thiên tai, bão lụt thì sự điều hành có trách nhiệm của Chính phủ đối với cuộc sống của người dân cũng đã được ghi nhận”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) khẳng định.
Nhờ đó, năm 2009, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Một số ý kiến đánh giá cao tác dụng gói kích cầu của Chính phủ. “Đây là một biểu hiện cụ thể, rõ ràng của sự phản ứng chính sách rất quyết đoán, chính xác, đúng thời điểm, cơ bản đã đem lại tác dụng tích cực cho nền kinh tế, được cử tri và quốc tế thừa nhận”, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phát biểu mở đầu phiên thảo luận.
Còn theo đại biểu Đinh Văn Hùng (Ninh Bình), việc giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, hoãn một số sắc thuế... là những việc làm kịp thời, giúp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nghèo vẫn xài sang
Bên cạnh những yếu kém, hạn chế đã được Chính phủ đánh giá, các vị đại biểu Quốc hội cũng đã đi sâu phân tích nhiều mặt hạn chế từ công tác điều hành của Chính phủ đến những chính sách cụ thể.
Cùng với chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, đầu tư dàn trải, phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh… là những vấn đề đã được “mổ xẻ” khá kỹ càng khi thảo luận tổ, nhiều ý kiến đã đề cập đến những vấn đề bức xúc khác.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thanh, ngoài vấn đề thất thoát lớn do tham nhũng thì tình trạng lãng phí cũng đang xảy ra ghê gớm. “Kỷ yếu chúng ta in rất nhiều nhưng không mấy ai đọc, bưu điện chỉ thêm con số 3 cả nước mất cả chục nghìn tỷ. Mua một con tàu trên 1.000 tỷ đồng để chở khách du lịch từ Tp.HCM đi Quảng Ninh nhưng không nhiều người đi, đã hỏng rồi nay lại chuẩn bị mua tiếp chiếc nữa…”, đại biểu Thanh dẫn chứng.
Từ góc độ khác, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) lo ngại “hội chứng ra ngõ gặp tiến sỹ” sẽ có ngày thành hiện thực khi nhiều mục tiêu đào tạo tiến sĩ lần lượt ra đời. “Cùng với vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chủ trương trên sẽ càng tạo ra tình trạng chạy theo bằng cấp vốn đang làm giảm chất lượng đội ngũ công chức của nước ta”, đại biểu Cuông nói.
“Thế giới đào tạo tiến sỹ để làm việc trong các ngành nghiên cứu khoa học, còn ở ta phấn đấu có bằng tiến sỹ chủ yếu là để làm quan. Những người có bằng cấp cao nhưng thiếu tâm và không đủ tầm sẽ gây hậu quả tai hại cho xã hội, mặt khác nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiện cho nạn mua bán bằng cấp phát triển”, ông Cuông lo lắng.
Về những giải pháp cho năm 2010, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần có đánh giá sâu sắc hơn về chính sách kích thích kinh tế thời gian qua, trước khi quyết định có gói kích cầu thứ hai hay không.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề nghị năm 2010 nên là năm khởi đầu cho một cuộc vận động lớn đổi mới toàn diện và căn cơ nền giáo dục đào tạo Việt Nam. “Trong thời điểm hiện nay, bất cứ người nào trong chúng ta, cho dù bàng quan đến mấy vẫn cảm thấy lo lắng về sự nghiệp giáo dục”, đại biểu Đáng nói.
* ICOR: Hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư.