“Đại gia” ngân hàng Trung Quốc định đổ tiền vào châu Âu
Một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc lên kế hoạch vụ thâu tóm nhà băng ở nước ngoài với giá trị rất lớn
Một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đang lên kế hoạch thâu tóm nhà băng ngoại với giá trị rất lớn. Mục tiêu được hướng đến là các ngân hàng ở châu Âu, theo báo Financial Times.
Báo trên cho biết, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), nhà băng lớn thứ hai ở Trung Quốc về giá trị tài sản, có thể chi tới 15 tỷ USD cho một thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Thông tin này vừa được ông Wang Hongzhang, Chủ tịch CCB, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn Financial Times.
“Một số ngân hàng ở châu Âu đang được rao bán. Chúng tôi đang tìm xem đâu là lựa chọn đúng đắn”, ông Wang nói.
Theo ông Wang, CCB hiện có 100 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,8 tỷ USD, tiền vốn có sẵn để mua lại toàn bộ một ngân hàng, hoặc ít nhất là mua cổ phần 30-50% trong một ngân hàng lớn hơn.
Ông Wang đánh giá cao những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khối Eurozone và cho rằng, đầu tư vào Anh, Đức hoặc Pháp sẽ là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, ông Wang không nêu cụ thể mục tiêu nào đang được CCB nhắm tới.
Ông Wang nói thêm rằng, ngân hàng là mục tiêu mua lại của CCB phải đảm bảo có mức độ hiện diện đáng kể trên thị trường quốc tế, thay vì chỉ tập trung vào một quốc gia duy nhất. Theo ông Wang, một mục tiêu mua lại có tính chất quốc tế như vậy sẽ ít vấp phải những thách thức về văn hóa hơn.
Giới tư vấn M&A nhận định, những ngân hàng bị quốc hữu hóa một phần trong thời gian khủng hoảng có thể trở thành mục tiêu hấp dẫn của CCB. Trong đó, phải kể đến những cái tên như ngân hàng RBS hiện do Chính phủ Anh nắm cổ phần 82%, có giá trị vốn hóa 17 tỷ Bảng, hay ngân hàng Commerzbank do Chính phủ Đức kiểm soát 25%, với giá trị vốn hóa chỉ có 9 tỷ Euro.
Từ lâu, giới phân tích đã đồn đoán nhiều về việc các ngân hàng lớn của Trung Quốc với mức giá trị vốn hóa cao ngất ngưởng có thể thâu tóm các đối thủ Âu-Mỹ với mức giá trị vốn hóa “bèo”. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này có vẻ như vẫn chưa xảy ra.
Vụ ICBC mua lại cổ phần 20% của ngân hàng Standard Bank của Nam Phi với giá 5,5 tỷ USD là thương vụ thâu tóm nhà băng ngoại lớn nhất của Trung Quốc tính tới thời điểm này.
Ngành tài chính Trung Quốc có vẻ như đã trở nên e dè hơn sau một số vụ thâu tóm thất bại ở nước ngoài. Không lâu sau khi quỹ lợi ích quốc gia China Investment Corp mua cổ phần trong ngân hàng Morgan Stanley và quỹ Blackstone của Mỹ, khủng hoảng tài chính đã ập đến, khiến giá cổ phiếu của các ngân hàng và quỹ này lao dốc mạnh.
Tại châu Âu, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã chứng kiến mức thua lỗ lớn từ khoản đầu tư vào ngân hàng Barclays. Trong khi đó, công ty bảo hiểm nhân thọ Ping An của Trung Quốc trót mua cổ phần của Fortis ngay trước khi ngân hàng này gặp vấn đề và phải chia tách.
Khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên trầm trọng hơn trong 2 năm trở lại đây, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã khuyến nghị các ngân hàng trong nước nên giữ một khoảng cách an toàn với các định chế tài chính châu Âu. Có lúc, các ngân hàng Trung Quốc thậm chí còn được Bắc Kinh yêu cầu tránh các giao dịch ngoại hối với một số đối tác châu Âu nhất định vì rủi ro tài chính.
“Trong mấy năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính không gặt hái được thành công đáng khuyến khích nào ở nước ngoài. Theo quan điểm của tôi, ít có khả năng xảy ra một vụ thâu tóm lớn nào ở nước ngoài của ngân hàng Trung Quốc trong thời gian tới. Nhưng nếu một ngân hàng Trung Quốc nào đó đang có ý định đầu tư vào một ngân hàng niêm yết của nước ngoài, thì triển vọng dài hạn có thể là hấp dẫn, vì mức giá chào bán hiện đang rất hấp dẫn”, ông Victor Wang, một chuyên gia của Macquarie Securities, nhận xét.
Tuy nhiên, vào năm ngoái, Chủ tịch của CCB khi đó là ông Guo Shuqing cho rằng, yếu tố giá cả chưa đủ để quyết định có nên tham gia vào một thương vụ hay không.
Ông Guo, hiện là người đứng đầu cơ quan giám sát thị trường chứng khoán của Trung Quốc, khi đó đã lên tiếng kêu gọi thận trọng khi xem xét mua ngân hàng nước ngoài. “Giá cổ phiếu của họ đúng là đã giảm. Nếu chỉ nhìn vào giá, thì có vẻ là hấp dẫn. Nhưng chưa chắc những ngân hàng đó đã hợp với chiến lược phát triển của chúng tôi”, ông Guo nói.
Báo trên cho biết, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), nhà băng lớn thứ hai ở Trung Quốc về giá trị tài sản, có thể chi tới 15 tỷ USD cho một thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Thông tin này vừa được ông Wang Hongzhang, Chủ tịch CCB, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn Financial Times.
“Một số ngân hàng ở châu Âu đang được rao bán. Chúng tôi đang tìm xem đâu là lựa chọn đúng đắn”, ông Wang nói.
Theo ông Wang, CCB hiện có 100 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,8 tỷ USD, tiền vốn có sẵn để mua lại toàn bộ một ngân hàng, hoặc ít nhất là mua cổ phần 30-50% trong một ngân hàng lớn hơn.
Ông Wang đánh giá cao những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khối Eurozone và cho rằng, đầu tư vào Anh, Đức hoặc Pháp sẽ là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, ông Wang không nêu cụ thể mục tiêu nào đang được CCB nhắm tới.
Ông Wang nói thêm rằng, ngân hàng là mục tiêu mua lại của CCB phải đảm bảo có mức độ hiện diện đáng kể trên thị trường quốc tế, thay vì chỉ tập trung vào một quốc gia duy nhất. Theo ông Wang, một mục tiêu mua lại có tính chất quốc tế như vậy sẽ ít vấp phải những thách thức về văn hóa hơn.
Giới tư vấn M&A nhận định, những ngân hàng bị quốc hữu hóa một phần trong thời gian khủng hoảng có thể trở thành mục tiêu hấp dẫn của CCB. Trong đó, phải kể đến những cái tên như ngân hàng RBS hiện do Chính phủ Anh nắm cổ phần 82%, có giá trị vốn hóa 17 tỷ Bảng, hay ngân hàng Commerzbank do Chính phủ Đức kiểm soát 25%, với giá trị vốn hóa chỉ có 9 tỷ Euro.
Từ lâu, giới phân tích đã đồn đoán nhiều về việc các ngân hàng lớn của Trung Quốc với mức giá trị vốn hóa cao ngất ngưởng có thể thâu tóm các đối thủ Âu-Mỹ với mức giá trị vốn hóa “bèo”. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này có vẻ như vẫn chưa xảy ra.
Vụ ICBC mua lại cổ phần 20% của ngân hàng Standard Bank của Nam Phi với giá 5,5 tỷ USD là thương vụ thâu tóm nhà băng ngoại lớn nhất của Trung Quốc tính tới thời điểm này.
Ngành tài chính Trung Quốc có vẻ như đã trở nên e dè hơn sau một số vụ thâu tóm thất bại ở nước ngoài. Không lâu sau khi quỹ lợi ích quốc gia China Investment Corp mua cổ phần trong ngân hàng Morgan Stanley và quỹ Blackstone của Mỹ, khủng hoảng tài chính đã ập đến, khiến giá cổ phiếu của các ngân hàng và quỹ này lao dốc mạnh.
Tại châu Âu, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã chứng kiến mức thua lỗ lớn từ khoản đầu tư vào ngân hàng Barclays. Trong khi đó, công ty bảo hiểm nhân thọ Ping An của Trung Quốc trót mua cổ phần của Fortis ngay trước khi ngân hàng này gặp vấn đề và phải chia tách.
Khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên trầm trọng hơn trong 2 năm trở lại đây, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã khuyến nghị các ngân hàng trong nước nên giữ một khoảng cách an toàn với các định chế tài chính châu Âu. Có lúc, các ngân hàng Trung Quốc thậm chí còn được Bắc Kinh yêu cầu tránh các giao dịch ngoại hối với một số đối tác châu Âu nhất định vì rủi ro tài chính.
“Trong mấy năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính không gặt hái được thành công đáng khuyến khích nào ở nước ngoài. Theo quan điểm của tôi, ít có khả năng xảy ra một vụ thâu tóm lớn nào ở nước ngoài của ngân hàng Trung Quốc trong thời gian tới. Nhưng nếu một ngân hàng Trung Quốc nào đó đang có ý định đầu tư vào một ngân hàng niêm yết của nước ngoài, thì triển vọng dài hạn có thể là hấp dẫn, vì mức giá chào bán hiện đang rất hấp dẫn”, ông Victor Wang, một chuyên gia của Macquarie Securities, nhận xét.
Tuy nhiên, vào năm ngoái, Chủ tịch của CCB khi đó là ông Guo Shuqing cho rằng, yếu tố giá cả chưa đủ để quyết định có nên tham gia vào một thương vụ hay không.
Ông Guo, hiện là người đứng đầu cơ quan giám sát thị trường chứng khoán của Trung Quốc, khi đó đã lên tiếng kêu gọi thận trọng khi xem xét mua ngân hàng nước ngoài. “Giá cổ phiếu của họ đúng là đã giảm. Nếu chỉ nhìn vào giá, thì có vẻ là hấp dẫn. Nhưng chưa chắc những ngân hàng đó đã hợp với chiến lược phát triển của chúng tôi”, ông Guo nói.