Đàm phán TPP “trắng tay” phút chót
Trước đó, giới quan sát đã đặt nhiều kỳ vọng vào vòng đàm phán cuối cùng này
Cuộc họp của đại diện thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng đã kết thúc trong bế tắc, hôm 31/7. Họ rời cuộc họp mà không có một thỏa thuận đáng kể nào được thông qua.
Họ đã không thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với các công ty dược phẩm cũng như tiếp cận với thị trường nông nghiệp.
Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, công bố: “Chúng tôi đã cùng thống nhất được về nhiều vấn đề và đạt được những bước tiến mới trong đàm phán. Tôi rất ấn tượng với kết quả làm việc thời gian qua”.
Tuyên bố là vậy nhưng hiện chưa có kết quả cuối cùng nào tích cực hơn được công bố.
Trong tuần qua, các cuộc đàm phán dù sao cũng đã có một số thành công nhất định. Thỏa thuận về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Theo đó, tất cả 12 nước tham gia TPP sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ động vật hoang dã. Các chương trình trợ cấp có khả năng gây hại cho môi trường sẽ bị cấm.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đình trệ là tổn thất lớn đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama. Trước đó, giới quan sát đã đặt nhiều kỳ vọng vào vòng đàm phán cuối cùng này. Mỹ và Nhật gần như đã giải quyết được bất đồng trong lĩnh vực ôtô và nông nghiệp. Tháng trước, quyền đàm phán nhanh của Tổng thống Mỹ đã được thông qua.
Các nước cũng thống nhất về việc sẽ dán nhãn địa lý với sản phẩm xuất khẩu như thế nào. Ngoài ra, là bộ quy tắc chung về việc giải quyết xung đột lợi ích cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Song, thất bại trong vòng đàm phán lần này đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ chỉ có thể phê chuẩn nó sớm nhất vào năm 2016, năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Các ứng viên Đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ ủng hộ TPP, trong khi ý kiến của các ứng viên Đảng Dân chủ còn nhiều chia rẻ. Ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2016, bà Hillary Rodham Clinton, đã từ chối đưa ra quan điểm của mình với TPP.
Thất bại của vòng đàm phán lần này cho thấy những khó khăn để đi đến kết luận cuối cùng, khi có quá nhiều nước với hệ thống chính trị khác biệt tham gia. Cho dù, một số nước như Việt Nam, Malaysia, New Zealand đã nhượng bộ rất nhiều để có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Họ đã không thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với các công ty dược phẩm cũng như tiếp cận với thị trường nông nghiệp.
Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, công bố: “Chúng tôi đã cùng thống nhất được về nhiều vấn đề và đạt được những bước tiến mới trong đàm phán. Tôi rất ấn tượng với kết quả làm việc thời gian qua”.
Tuyên bố là vậy nhưng hiện chưa có kết quả cuối cùng nào tích cực hơn được công bố.
Trong tuần qua, các cuộc đàm phán dù sao cũng đã có một số thành công nhất định. Thỏa thuận về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Theo đó, tất cả 12 nước tham gia TPP sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ động vật hoang dã. Các chương trình trợ cấp có khả năng gây hại cho môi trường sẽ bị cấm.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đình trệ là tổn thất lớn đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama. Trước đó, giới quan sát đã đặt nhiều kỳ vọng vào vòng đàm phán cuối cùng này. Mỹ và Nhật gần như đã giải quyết được bất đồng trong lĩnh vực ôtô và nông nghiệp. Tháng trước, quyền đàm phán nhanh của Tổng thống Mỹ đã được thông qua.
Các nước cũng thống nhất về việc sẽ dán nhãn địa lý với sản phẩm xuất khẩu như thế nào. Ngoài ra, là bộ quy tắc chung về việc giải quyết xung đột lợi ích cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Song, thất bại trong vòng đàm phán lần này đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ chỉ có thể phê chuẩn nó sớm nhất vào năm 2016, năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Các ứng viên Đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ ủng hộ TPP, trong khi ý kiến của các ứng viên Đảng Dân chủ còn nhiều chia rẻ. Ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2016, bà Hillary Rodham Clinton, đã từ chối đưa ra quan điểm của mình với TPP.
Thất bại của vòng đàm phán lần này cho thấy những khó khăn để đi đến kết luận cuối cùng, khi có quá nhiều nước với hệ thống chính trị khác biệt tham gia. Cho dù, một số nước như Việt Nam, Malaysia, New Zealand đã nhượng bộ rất nhiều để có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.