Dân Trung Quốc “méo mặt” vì Tết
Sức ép từ tiền lì xì đang làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của tập tục này
Gánh nặng quà cáp, tiền lì xì đầu năm cho người già, trẻ nhỏ đã khiến nhiều người lao động ở Trung Quốc “méo mặt” vì rơi vào cảnh rỗng túi sau dịp Tết Nguyên đán, tờ China Daily cho hay.
Tương tự như những nơi khác trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc đại lục có truyền thống tặng tiền mừng tuổi cho nhau để lấy may mắn vào những ngày đầu tiên của năm mới. Đây vốn dĩ là một truyền thống dân gian thú vị, nhưng đang dần trở thành một sức ép lớn đối với nhiều người lao động.
Anh Pu, 27 tuổi, làm việc ở thủ đô Bắc Kinh với lương tháng 4.500 Nhân dân tệ (720 USD), là một ví dụ. Gia đình Pu ở nông thôn. Là người duy nhất có bằng đại học và đang làm việc ở một thành phố lớn, Pu là niềm tự hào của cả gia đình, vì thế chuyến đi về quê ăn Tết của anh cũng nặng gánh cơm áo, gạo tiền.
“Tôi mừng tuổi cho bố mẹ tôi 4.000 Nhân dân tệ (650 USD) và các cháu mỗi người 600 Nhân dân tệ”, Pu nói. “Vài năm trước, 200 Nhân dân tệ là đủ, nhưng bây giờ mà mừng như thế cho một đứa trẻ, tôi sẽ bị mất mặt và mọi người sẽ nghĩ rằng tôi là người keo kiệt”, anh Pu cho biết thêm.
Chính bởi chi phí mừng tuổi quá lớn, nên chỉ sau một chuyến về quê ăn Tết, toàn bộ số tiền anh ky cóp cả năm qua mới có được đã nhanh chóng “bay theo mây khói”. Lì xì vốn là một tập tục đẹp vào đầu năm ở nhiều nước châu Á, nhưng giờ đã trở thành một gánh nặng đối với những người lao động như Pu.
Pu cho rằng, lạm phát là nguyên nhân khiến số tiền mừng tuổi bị nâng lên. “200 Nhân dân tệ giờ không thể mua được quần áo mới”, Pu nói. “Giá cả mọi thứ đều tăng lên, nhưng tiền lương của tôi vẫn dậm chân tại chỗ”.
Nỗi khổ của Pu cũng là lo lắng chung của nhiều người lao động khác ở Trung Quốc. Sun Xiaofei, 26 tuổi, đang làm việc cho một công ty dịch vụ tài chính ở thành phố Thượng Hải với mức lương hàng tháng là 6.000 Nhân dân tệ, cũng đã phải dành một nửa thu nhập trong năm cho dịp lễ này.
“Đây là lần đầu tiên tôi mừng tuổi cho người khác kể từ khi tôi kết hôn và bắt đầu đi làm vào năm ngoái”, Sun cho biết. “Tôi đã mừng cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ tổng cộng 6.000 Nhân dân tệ (960 USD), mua 2 cái áo len casơmia cho mẹ đẻ và mẹ chồng, mừng tuổi 5 đứa cháu, mỗi đứa 800 Nhân dân tệ”.
Ngoài tiền mừng tuổi, những người lao động Trung Quốc như Pu hay Sun còn “méo mặt” với việc chi tiêu cho việc ăn uống dịp Tết âm lịch. “Có 5-6 bữa tiệc với bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo. Mỗi bữa tốn khoảng 300 Nhân dân tệ. Tôi không thể từ chối những lời mời vì đó là một cách để giữ quan hệ”, Sun kể.
Một số cư dân mạng ở Trung Quốc đã nghĩ cách để trốn mừng tuổi và tiết kiệm tiền, trong đó du lịch là lựa chọn số 1. Sun nói, vợ chồng cô có kế hoạch đi biển vào năm sau. Những cách như tặng quà hoặc lì xì kiểu Hồng Kông (10 - 20 đôla Hồng Kông/bao) cũng được đánh giá cao.
Wang Zuoyi, một chuyên gia về văn hóa dân gian tại Bắc Kinh cho biết, sức ép từ tiền lì xì đang làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của tập tục này. “Hồng Kông gìn giữ truyền thống mừng tuổi tốt hơn Trung Quốc đại lục”, Wang nói. “Quan trọng là bạn chúc họ điều gì chứ không phải giá trị của tờ tiền đặt trong bao lì xì”.
Trong khi mừng tuổi trở thành một gánh nặng đối với những người đi làm, thì những người ít tuổi hơn lại cảm thấy vui sướng. Zhu Tianyu, 20 tuổi, một sinh viên đại học ở Nam Kinh, Giang Tô cho biết, năm mới là dịp để cậu “kiếm tiền”. Năm nay, cậu nhận được gần 10.000 Nhân dân tệ tiền lì xì.
Hiện tượng người ít tuổi bỗng dưng “giàu có” trong dịp Tết nhờ được mừng tuổi cũng tác động tới chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Một số ngân hàng như China Merchants Bank hay Bank of Communications đã bắt đầu tung ra những sản phẩm tài chính mới, hướng tới nhóm đối tượng này.
Tương tự như những nơi khác trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc đại lục có truyền thống tặng tiền mừng tuổi cho nhau để lấy may mắn vào những ngày đầu tiên của năm mới. Đây vốn dĩ là một truyền thống dân gian thú vị, nhưng đang dần trở thành một sức ép lớn đối với nhiều người lao động.
Anh Pu, 27 tuổi, làm việc ở thủ đô Bắc Kinh với lương tháng 4.500 Nhân dân tệ (720 USD), là một ví dụ. Gia đình Pu ở nông thôn. Là người duy nhất có bằng đại học và đang làm việc ở một thành phố lớn, Pu là niềm tự hào của cả gia đình, vì thế chuyến đi về quê ăn Tết của anh cũng nặng gánh cơm áo, gạo tiền.
“Tôi mừng tuổi cho bố mẹ tôi 4.000 Nhân dân tệ (650 USD) và các cháu mỗi người 600 Nhân dân tệ”, Pu nói. “Vài năm trước, 200 Nhân dân tệ là đủ, nhưng bây giờ mà mừng như thế cho một đứa trẻ, tôi sẽ bị mất mặt và mọi người sẽ nghĩ rằng tôi là người keo kiệt”, anh Pu cho biết thêm.
Chính bởi chi phí mừng tuổi quá lớn, nên chỉ sau một chuyến về quê ăn Tết, toàn bộ số tiền anh ky cóp cả năm qua mới có được đã nhanh chóng “bay theo mây khói”. Lì xì vốn là một tập tục đẹp vào đầu năm ở nhiều nước châu Á, nhưng giờ đã trở thành một gánh nặng đối với những người lao động như Pu.
Pu cho rằng, lạm phát là nguyên nhân khiến số tiền mừng tuổi bị nâng lên. “200 Nhân dân tệ giờ không thể mua được quần áo mới”, Pu nói. “Giá cả mọi thứ đều tăng lên, nhưng tiền lương của tôi vẫn dậm chân tại chỗ”.
Nỗi khổ của Pu cũng là lo lắng chung của nhiều người lao động khác ở Trung Quốc. Sun Xiaofei, 26 tuổi, đang làm việc cho một công ty dịch vụ tài chính ở thành phố Thượng Hải với mức lương hàng tháng là 6.000 Nhân dân tệ, cũng đã phải dành một nửa thu nhập trong năm cho dịp lễ này.
“Đây là lần đầu tiên tôi mừng tuổi cho người khác kể từ khi tôi kết hôn và bắt đầu đi làm vào năm ngoái”, Sun cho biết. “Tôi đã mừng cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ tổng cộng 6.000 Nhân dân tệ (960 USD), mua 2 cái áo len casơmia cho mẹ đẻ và mẹ chồng, mừng tuổi 5 đứa cháu, mỗi đứa 800 Nhân dân tệ”.
Ngoài tiền mừng tuổi, những người lao động Trung Quốc như Pu hay Sun còn “méo mặt” với việc chi tiêu cho việc ăn uống dịp Tết âm lịch. “Có 5-6 bữa tiệc với bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo. Mỗi bữa tốn khoảng 300 Nhân dân tệ. Tôi không thể từ chối những lời mời vì đó là một cách để giữ quan hệ”, Sun kể.
Một số cư dân mạng ở Trung Quốc đã nghĩ cách để trốn mừng tuổi và tiết kiệm tiền, trong đó du lịch là lựa chọn số 1. Sun nói, vợ chồng cô có kế hoạch đi biển vào năm sau. Những cách như tặng quà hoặc lì xì kiểu Hồng Kông (10 - 20 đôla Hồng Kông/bao) cũng được đánh giá cao.
Wang Zuoyi, một chuyên gia về văn hóa dân gian tại Bắc Kinh cho biết, sức ép từ tiền lì xì đang làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của tập tục này. “Hồng Kông gìn giữ truyền thống mừng tuổi tốt hơn Trung Quốc đại lục”, Wang nói. “Quan trọng là bạn chúc họ điều gì chứ không phải giá trị của tờ tiền đặt trong bao lì xì”.
Trong khi mừng tuổi trở thành một gánh nặng đối với những người đi làm, thì những người ít tuổi hơn lại cảm thấy vui sướng. Zhu Tianyu, 20 tuổi, một sinh viên đại học ở Nam Kinh, Giang Tô cho biết, năm mới là dịp để cậu “kiếm tiền”. Năm nay, cậu nhận được gần 10.000 Nhân dân tệ tiền lì xì.
Hiện tượng người ít tuổi bỗng dưng “giàu có” trong dịp Tết nhờ được mừng tuổi cũng tác động tới chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Một số ngân hàng như China Merchants Bank hay Bank of Communications đã bắt đầu tung ra những sản phẩm tài chính mới, hướng tới nhóm đối tượng này.