Dấu hiệu đáng ngại mới của kinh tế Trung Quốc
Thống kê mới nhất làm gia tăng quan ngại về ảnh hưởng lan tỏa của giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc ra nền kinh tế toàn cầu
Dữ liệu thống kê công bố hôm nay (8/9) cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đồng loạt giảm mạnh trong tháng 8. Những con số này làm gia tăng quan ngại về ảnh hưởng lan tỏa của giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc ra nền kinh tế toàn cầu.
Tờ Financial Times dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, trong tháng 8, kim ngạch nhập khẩu của nước này tính bằng đồng nội tệ giảm 14,3%, mạnh hơn mức giảm 8,6% của tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp và là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm nay.
Cùng với đó, xuất khẩu giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 8,9% trong tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tục.
Do xuất khẩu giảm ít hơn nhập khẩu, thặng dư thương mại tháng 8 của Trung Quốc tăng gần 40% so với tháng 7, lên mức 368 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 57,8 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục 370 tỷ Nhân dân tệ thiết lập hồi tháng 2.
“Số liệu của tháng 8 cùng chung xu hướng của tháng 7. Giờ thì sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu đã trở thành hiện thực”, chuyên gia kinh tế độc lập Ma Guangyuan nhận xét.
Việc lường trước số liệu u ám về thương mại của Trung Quốc trước đó đã gây áp lực giảm lên thị trường tài chính toàn cầu và làm gia tăng kỳ vọng về cắt giảm lãi suất trong bối cảnh các nền kinh tế hướng ra xuất khẩu khác cũng cho thấy tín hiệu đuối sức.
Tuần trước, số liệu thương mại của Hàn Quốc cho thấy xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản đồng loạt sụt giảm trong tháng 8, đẩy cao những quan ngại về sự suy giảm nhu cầu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Tính chung, xuất khẩu tháng 8 của Hàn Quốc giảm 14,7%.
“Các số liệu thương mại nói chung cho thấy nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng đi xuống”, ông Tu Xinquan, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế ở Bắc Kinh, nhận xét. “Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm ngoái, nhưng không đủ để kéo nền kinh tế toàn cầu lên”.
Theo dự báo, nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm tốc trong thời gian còn lại của năm nay.
Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, nhu cầu toàn cầu không phải là mối lo duy nhất. Nhu cầu của nước này đối với những hàng hóa cơ bản quan trọng như dầu thô và quặng sát cùng giảm trong tháng 8 so với tháng 7, trong khi nhập khẩu đồng - mặt hàng được xem là một “phong vũ biểu” hàng đầu về tăng trưởng kinh tế - đi ngang.
Tính theo khối lượng thay vì kim ngạch, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu quặng sắt đi ngang. Tuy vậy, nếu so với tháng 7, nhập khẩu quặng sắt tháng 8 của nước này giảm 14% còn nhập khẩu dầu thô giảm 13%.
Tờ Financial Times dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, trong tháng 8, kim ngạch nhập khẩu của nước này tính bằng đồng nội tệ giảm 14,3%, mạnh hơn mức giảm 8,6% của tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp và là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm nay.
Cùng với đó, xuất khẩu giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 8,9% trong tháng 7, đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tục.
Do xuất khẩu giảm ít hơn nhập khẩu, thặng dư thương mại tháng 8 của Trung Quốc tăng gần 40% so với tháng 7, lên mức 368 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 57,8 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục 370 tỷ Nhân dân tệ thiết lập hồi tháng 2.
“Số liệu của tháng 8 cùng chung xu hướng của tháng 7. Giờ thì sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu đã trở thành hiện thực”, chuyên gia kinh tế độc lập Ma Guangyuan nhận xét.
Việc lường trước số liệu u ám về thương mại của Trung Quốc trước đó đã gây áp lực giảm lên thị trường tài chính toàn cầu và làm gia tăng kỳ vọng về cắt giảm lãi suất trong bối cảnh các nền kinh tế hướng ra xuất khẩu khác cũng cho thấy tín hiệu đuối sức.
Tuần trước, số liệu thương mại của Hàn Quốc cho thấy xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản đồng loạt sụt giảm trong tháng 8, đẩy cao những quan ngại về sự suy giảm nhu cầu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Tính chung, xuất khẩu tháng 8 của Hàn Quốc giảm 14,7%.
“Các số liệu thương mại nói chung cho thấy nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng đi xuống”, ông Tu Xinquan, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế ở Bắc Kinh, nhận xét. “Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm ngoái, nhưng không đủ để kéo nền kinh tế toàn cầu lên”.
Theo dự báo, nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm tốc trong thời gian còn lại của năm nay.
Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, nhu cầu toàn cầu không phải là mối lo duy nhất. Nhu cầu của nước này đối với những hàng hóa cơ bản quan trọng như dầu thô và quặng sát cùng giảm trong tháng 8 so với tháng 7, trong khi nhập khẩu đồng - mặt hàng được xem là một “phong vũ biểu” hàng đầu về tăng trưởng kinh tế - đi ngang.
Tính theo khối lượng thay vì kim ngạch, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu quặng sắt đi ngang. Tuy vậy, nếu so với tháng 7, nhập khẩu quặng sắt tháng 8 của nước này giảm 14% còn nhập khẩu dầu thô giảm 13%.