Đấu thầu gạo quốc tế: Sẽ hài hòa lợi ích
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói về sự chuẩn bị tham gia đấu thầu gạo quốc tế
Tháng 12 tới, Philippines sẽ liên tục mở 3 gói thầu với số lượng là 1,8 triệu tấn gạo vào các ngày: 1, 8 và 15.
Việc mở nhiều gói thầu lớn chỉ trong vòng nửa tháng, trong lúc có nhiều nhân tố cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ thiếu hụt một lượng lớn trong năm 2010, và giá gạo thế giới diễn biến rất khó lường, có thể sẽ tăng lên 1.000 USD/tấn, đang gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp khi tham giá thầu.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, khi đi dự thầu, mục đích của các doanh nghiệp Việt Nam không phải là nhân cơ hội này đưa ra giá thật cao để đạt thầu mà phải đảm bảo hài hòa nhiều lợi ích.
Hiện nay thị trường lúa gạo trên thế giới diễn biến rất khó lường. Trước khi đi dự 3 gói thầu của Philippines, VFA đã có những bước chuẩn bị gì để đưa mức giá trúng thầu hợp lý nhất?
Thị trường gạo thế giới đang biến động mạnh, do nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước bị thiên tai mất mùa nghiêm trọng, đặc biệt là Philippines và Ấn Độ, đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng cao từ đầu tháng 11 đến nay. Dự báo giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng thêm sau khi Philippines mở 3 đợt thầu gạo với số lượng lớn trong tháng 12/2009, nhưng không có khả năng gạo sẽ tăng giá như hồi tháng 4/2008.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam đi dự các gói thầu do Philippines mở, chúng ta vẫn còn đang phân vân và Hiệp hội cần tính toán làm sao đưa ra mức giá dự thầu cho thật hợp lý. Vì khi đi dự thầu, mục đích không phải là nhân cơ hội này đưa ra cái giá cho thật cao để đạt thầu. Quan trọng là Việt Nam phải tham gia vấn đề an ninh lương thực thế giới.
Chính vì trách nhiệm đó mà chúng ta không thể đưa ra giá thầu quá cao, nhưng nếu đưa ra giá thầu quá thấp thì sẽ gây ra thiệt thòi cho nông dân và doanh nghiệp. Do vậy, chủ trương của Hiệp hội là phải cân đối, tính toán và đưa ra mức giá hài hòa giữa lợi ích trong nước và trách nhiệm của Việt Nam đối với an ninh lương thực quốc tế.
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay để trách rủi ro khi đi đấu thầu xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp nước ta nên chia ra từng gói thầu nhỏ để ký. Quan điểm của Hiệp hội như thế nào?
Sắp tới Philippines sẽ mở thầu liên tiếp tới 3, 4 gói thầu, các doanh nghiệp đi đấu thầu gạo ở Philippines phải tuân thủ các điều lệ của nước sở tại, phải theo điều lệ của mà bên gọi thầu đặt ra. Thật ra, không phải chúng ta muốn làm theo ý của chúng ta mà được. Ví dụ Philippines hay một nước nào đó mở thầu và họ quy định gói thầu phải có số lượng tối thiểu là 100 ngàn tấn gạo thì chúng ta phải bỏ theo chứ không thể nào bỏ thấp hơn được.
Tuy nhiên, theo quan điểm của VFA chúng ta không nên trúng hết các gói thầu, trong lúc diễn biến thị trường lúa gạo trên thế giới còn nhiều phức tạp không thể nào lường hết được. Ngoài những thị trường theo hợp đồng thương mại là những thị trường có những cam kết lớn nhất của Chính phủ Việt Nam và chính phủ của các nước nhập khẩu gạo, như Philippines, chúng ta phải có trách nhiệm cung cấp gạo cho họ nhưng cũng không thể chia nhỏ các gói thầu ra hoặc bớt lại trong lúc đất nước này đang bị thiên tai tàn phá nặng nề và đang rất cần gạo.
Việt Nam đã có thỏa thuận là cam kết đảm bảo cung cấp gạo cho Philippines, khi họ có nhu cầu thì chúng ta phải đáp ứng. Việc sản xuất lương thực và cung ứng lương thực ra thị trường thế giới của Việt Nam, không phải chỉ có mục tiêu chính là kinh doanh không mà còn có trách nhiệm đối với các nước trong ASEAN và thế giới, vì Việt Nam đã gia nhập WTO. Trách nhiệm của Việt Nam là trách nhiệm đối với cộng đồng, nếu chúng ta bán gạo giá quá cao để cho người nghèo không có lương thực là không đúng.
Được biết VFA có hứa sẽ trích ra 1 USD/tấn gạo xuất khẩu để lập quỹ dự phòng hỗ trợ cho người nông dân. Vậy lời hứa này đến nay đã được thực hiện tới đâu, thưa ông?
Lời hứa trích ra 1 USD/tấn gạo xuất khẩu để lập quỹ dự phòng dành hỗ trợ cho nông dân thì VFA sẽ thực hiện. Tuy nhiên, việc xúc tiến thành lập quỹ và điều hành quỹ này như thế nào là công việc của Hội Nông dân Việt Nam, vì chính Hội mới là người đứng ra tổ chức thành lập. Khi nào quỹ hỗ trợ này hình thành xong thì VFA sẽ thực hiện lời hứa.
Việc mở nhiều gói thầu lớn chỉ trong vòng nửa tháng, trong lúc có nhiều nhân tố cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ thiếu hụt một lượng lớn trong năm 2010, và giá gạo thế giới diễn biến rất khó lường, có thể sẽ tăng lên 1.000 USD/tấn, đang gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp khi tham giá thầu.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, khi đi dự thầu, mục đích của các doanh nghiệp Việt Nam không phải là nhân cơ hội này đưa ra giá thật cao để đạt thầu mà phải đảm bảo hài hòa nhiều lợi ích.
Hiện nay thị trường lúa gạo trên thế giới diễn biến rất khó lường. Trước khi đi dự 3 gói thầu của Philippines, VFA đã có những bước chuẩn bị gì để đưa mức giá trúng thầu hợp lý nhất?
Thị trường gạo thế giới đang biến động mạnh, do nhu cầu nhập khẩu lớn từ các nước bị thiên tai mất mùa nghiêm trọng, đặc biệt là Philippines và Ấn Độ, đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng cao từ đầu tháng 11 đến nay. Dự báo giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng thêm sau khi Philippines mở 3 đợt thầu gạo với số lượng lớn trong tháng 12/2009, nhưng không có khả năng gạo sẽ tăng giá như hồi tháng 4/2008.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam đi dự các gói thầu do Philippines mở, chúng ta vẫn còn đang phân vân và Hiệp hội cần tính toán làm sao đưa ra mức giá dự thầu cho thật hợp lý. Vì khi đi dự thầu, mục đích không phải là nhân cơ hội này đưa ra cái giá cho thật cao để đạt thầu. Quan trọng là Việt Nam phải tham gia vấn đề an ninh lương thực thế giới.
Chính vì trách nhiệm đó mà chúng ta không thể đưa ra giá thầu quá cao, nhưng nếu đưa ra giá thầu quá thấp thì sẽ gây ra thiệt thòi cho nông dân và doanh nghiệp. Do vậy, chủ trương của Hiệp hội là phải cân đối, tính toán và đưa ra mức giá hài hòa giữa lợi ích trong nước và trách nhiệm của Việt Nam đối với an ninh lương thực quốc tế.
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay để trách rủi ro khi đi đấu thầu xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp nước ta nên chia ra từng gói thầu nhỏ để ký. Quan điểm của Hiệp hội như thế nào?
Sắp tới Philippines sẽ mở thầu liên tiếp tới 3, 4 gói thầu, các doanh nghiệp đi đấu thầu gạo ở Philippines phải tuân thủ các điều lệ của nước sở tại, phải theo điều lệ của mà bên gọi thầu đặt ra. Thật ra, không phải chúng ta muốn làm theo ý của chúng ta mà được. Ví dụ Philippines hay một nước nào đó mở thầu và họ quy định gói thầu phải có số lượng tối thiểu là 100 ngàn tấn gạo thì chúng ta phải bỏ theo chứ không thể nào bỏ thấp hơn được.
Tuy nhiên, theo quan điểm của VFA chúng ta không nên trúng hết các gói thầu, trong lúc diễn biến thị trường lúa gạo trên thế giới còn nhiều phức tạp không thể nào lường hết được. Ngoài những thị trường theo hợp đồng thương mại là những thị trường có những cam kết lớn nhất của Chính phủ Việt Nam và chính phủ của các nước nhập khẩu gạo, như Philippines, chúng ta phải có trách nhiệm cung cấp gạo cho họ nhưng cũng không thể chia nhỏ các gói thầu ra hoặc bớt lại trong lúc đất nước này đang bị thiên tai tàn phá nặng nề và đang rất cần gạo.
Việt Nam đã có thỏa thuận là cam kết đảm bảo cung cấp gạo cho Philippines, khi họ có nhu cầu thì chúng ta phải đáp ứng. Việc sản xuất lương thực và cung ứng lương thực ra thị trường thế giới của Việt Nam, không phải chỉ có mục tiêu chính là kinh doanh không mà còn có trách nhiệm đối với các nước trong ASEAN và thế giới, vì Việt Nam đã gia nhập WTO. Trách nhiệm của Việt Nam là trách nhiệm đối với cộng đồng, nếu chúng ta bán gạo giá quá cao để cho người nghèo không có lương thực là không đúng.
Được biết VFA có hứa sẽ trích ra 1 USD/tấn gạo xuất khẩu để lập quỹ dự phòng hỗ trợ cho người nông dân. Vậy lời hứa này đến nay đã được thực hiện tới đâu, thưa ông?
Lời hứa trích ra 1 USD/tấn gạo xuất khẩu để lập quỹ dự phòng dành hỗ trợ cho nông dân thì VFA sẽ thực hiện. Tuy nhiên, việc xúc tiến thành lập quỹ và điều hành quỹ này như thế nào là công việc của Hội Nông dân Việt Nam, vì chính Hội mới là người đứng ra tổ chức thành lập. Khi nào quỹ hỗ trợ này hình thành xong thì VFA sẽ thực hiện lời hứa.