Xuất khẩu gạo sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện?
Theo dự thảo một nghị định sắp ban hành, xuất khẩu gạo sẽ là ngành hàng kinh doanh có điều kiện
Theo dự thảo một nghị định sắp ban hành, xuất khẩu gạo sẽ là ngành hàng kinh doanh có điều kiện.
Bên cạnh những kết quả khả quan, việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần chấn chỉnh. Với cơ chế điều hành như hiện nay, tất cả mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã lên đến hơn 200 doanh nghiệp.
Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khoảng 200 tấn, thậm chí có doanh nghiệp 1 năm chỉ xuất khẩu được 1 tấn.
Điều đáng nói là trong số đó có nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, chỉ khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức mua lúa gạo của dân, dẫn đến tình trạng tới mùa thu hoạch, nông dân phải chờ doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu, thương lái mới đến mua.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nếu giữ cơ chế cũ, Việt Nam mỗi năm xuất tới 6 triệu tấn gạo, nếu chia cho hàng trăm doanh nghiệp thì sẽ tăng thêm chi phí. Hơn nữa, từ 2011, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa... Vì thế, Phó thủ tướng đặt vấn đề nên xem xét giảm bớt các doanh nghiệp không đủ lực mà vẫn được phép tham gia xuất khẩu gạo.
Trước thực trạng đó, dự thảo lần 4 về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo gồm 7 chương, 29 điều đã bổ sung các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn... Các quy định này sẽ loại bớt những doanh nghiệp không có thực lực.
Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu mua lúa, gạo hàng hoá theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó nhằm can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng thị trường khi có biến động.
Dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam với các tiêu chí như giá thoả thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố, lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu.
Theo Ban soạn thảo nghị định, quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa cho nông dân ngay sau thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất và giá sàn định hướng xuất khẩu.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ các chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm luật chơi như tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu 3 đến 6 tháng hoặc thậm chí thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Phát biểu tại đây, đa số doanh nghiệp đồng tình với quy định của dự thảo rằng kinh doanh xuất khẩu gạo phải là ngành hàng kinh doanh có điều kiện.
Bên cạnh những kết quả khả quan, việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần chấn chỉnh. Với cơ chế điều hành như hiện nay, tất cả mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã lên đến hơn 200 doanh nghiệp.
Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khoảng 200 tấn, thậm chí có doanh nghiệp 1 năm chỉ xuất khẩu được 1 tấn.
Điều đáng nói là trong số đó có nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, chỉ khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức mua lúa gạo của dân, dẫn đến tình trạng tới mùa thu hoạch, nông dân phải chờ doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu, thương lái mới đến mua.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nếu giữ cơ chế cũ, Việt Nam mỗi năm xuất tới 6 triệu tấn gạo, nếu chia cho hàng trăm doanh nghiệp thì sẽ tăng thêm chi phí. Hơn nữa, từ 2011, Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng dư thừa các nhà máy xay xát, kho chứa... Vì thế, Phó thủ tướng đặt vấn đề nên xem xét giảm bớt các doanh nghiệp không đủ lực mà vẫn được phép tham gia xuất khẩu gạo.
Trước thực trạng đó, dự thảo lần 4 về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo gồm 7 chương, 29 điều đã bổ sung các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn... Các quy định này sẽ loại bớt những doanh nghiệp không có thực lực.
Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu mua lúa, gạo hàng hoá theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó nhằm can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng thị trường khi có biến động.
Dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam với các tiêu chí như giá thoả thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố, lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu.
Theo Ban soạn thảo nghị định, quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa cho nông dân ngay sau thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất và giá sàn định hướng xuất khẩu.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ các chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm luật chơi như tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu 3 đến 6 tháng hoặc thậm chí thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo về nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Phát biểu tại đây, đa số doanh nghiệp đồng tình với quy định của dự thảo rằng kinh doanh xuất khẩu gạo phải là ngành hàng kinh doanh có điều kiện.