Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo cuối năm
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới có thể chịu nhiều sức ép trước gạo Thái Lan và Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới có thể chịu nhiều sức ép trước gạo Thái Lan và Ấn Độ.
Nhận định này được các chuyên gia của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) đưa ra tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành lúa gạo Việt Nam, do Agroinfo tổ chức ngày 21/7.
Nhộn nhịp xuất khẩu
6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu được 3,6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Giá lúa tẻ thường ở đồng bằng sông Cửu Long từ 4.100 - 4.250 đồng/kg lên 4.200 - 4.350 đồng/kg. Giá gạo tẻ thường tại Cần Thơ và Hà Nội cũng tăng lên mức 8.000 đồng/kg và 8.500 đồng/kg. Thị trường gạo trong nước đang sôi động trở lại khi nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu thêm gạo.
Từ đầu tháng 7 đến giờ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Đến ngày 15/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 420 USD/tấn (giá FOB), tăng khoảng 20 USD/tấn so với hồi đầu tháng này.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá thu mua lúa của các doanh nghiệp hiện ở mức 4.100 - 4.300 đồng/kg tùy loại. Giá gạo loại một khoảng 5.600 đồng/kg, gạo loại hai khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg, tăng khoảng 100 - 200 đồng/kg so với cuối tháng 6. Riêng chỉ tính 17 ngày đầu tháng 7, doanh nghiệp đã ký bán 210.425 tấn gạo; trong đó giao 3,86 triệu tấn, trị giá gần 1,6 tỉ USD.
Vì thế, trong nửa đầu tháng 7, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu thêm được 195 ngàn tấn gạo, nâng tổng số lượng gạo đăng ký xuất khẩu lên khoảng 5,4 triệu tấn.
Theo bà Nguyễn Trang Nhung, chuyên gia phân tích của Agroinfo, trong quý 2, thị trường gạo càng trở nên khởi sắc khi Việt Nam đang tiếp tục có những đơn hàng xuất khẩu gạo lớn, như Philippines cho biết sẽ nhập thêm khoảng 350.000 tấn gạo quy xay, ngoài lượng 1,5 triệu tấn đã mua của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi cũng dự kiến sẽ mua thêm hàng nghìn tấn gạo của Việt Nam.
Khả năng giá giảm
Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Agroinfo, trong những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Lý do là vì, sau một thời gian xuất khẩu "chững" lại, một số nước đã có dấu hiệu chuẩn bị tăng xuất khẩu trở lại, điển hình là Thái Lan và Ấn Độ. Điều này sẽ làm tăng sức ép tiêu thụ lên gạo Việt Nam khi sản lượng vụ lúa hè thu của cả nước dự kiến lên tới 8 triệu tấn.
Trong khi đó, theo ông Diệu, nhu cầu gạo trên thế giới cả năm 2009 có lượng cung tăng nhiều hơn lượng cầu. Tổng lượng cung gạo thế giới đạt khoảng 29.7 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2008, tổng lượng các nước xuất khẩu tăng tới 2,98% trong khi tổng lượng nhập chỉ tăng 0,11%.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, nói Thái Lan và Ấn Độ đang dự kiến sẽ tung ra một lượng gạo tồn kho lớn, trong đó Thái Lan đang muốn tung ra 3,8 triệu tấn; Ấn Độ là 2 triệu tấn, trước mắt sẽ tung ra 1 triệu tấn. “Điều này sẽ dẫn đến giá lúa gạo trên thị trường thế giới có khả năng tiếp tục giảm", ông Phong dự báo.
Tuy nhiên, theo ông Diệu, hiện tại giá gạo của Thái Lan đang bị đẩy lên cao hơn giá gạo của Việt Nam (giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam rẻ hơn giá gạo của Thái Lan khoảng 161 USD/tấn). Vì thế, đây cũng là cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh về giá trong những tháng cuối năm 2009.
Nhận định này được các chuyên gia của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) đưa ra tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành lúa gạo Việt Nam, do Agroinfo tổ chức ngày 21/7.
Nhộn nhịp xuất khẩu
6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu được 3,6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Giá lúa tẻ thường ở đồng bằng sông Cửu Long từ 4.100 - 4.250 đồng/kg lên 4.200 - 4.350 đồng/kg. Giá gạo tẻ thường tại Cần Thơ và Hà Nội cũng tăng lên mức 8.000 đồng/kg và 8.500 đồng/kg. Thị trường gạo trong nước đang sôi động trở lại khi nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu thêm gạo.
Từ đầu tháng 7 đến giờ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Đến ngày 15/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 420 USD/tấn (giá FOB), tăng khoảng 20 USD/tấn so với hồi đầu tháng này.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá thu mua lúa của các doanh nghiệp hiện ở mức 4.100 - 4.300 đồng/kg tùy loại. Giá gạo loại một khoảng 5.600 đồng/kg, gạo loại hai khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg, tăng khoảng 100 - 200 đồng/kg so với cuối tháng 6. Riêng chỉ tính 17 ngày đầu tháng 7, doanh nghiệp đã ký bán 210.425 tấn gạo; trong đó giao 3,86 triệu tấn, trị giá gần 1,6 tỉ USD.
Vì thế, trong nửa đầu tháng 7, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu thêm được 195 ngàn tấn gạo, nâng tổng số lượng gạo đăng ký xuất khẩu lên khoảng 5,4 triệu tấn.
Theo bà Nguyễn Trang Nhung, chuyên gia phân tích của Agroinfo, trong quý 2, thị trường gạo càng trở nên khởi sắc khi Việt Nam đang tiếp tục có những đơn hàng xuất khẩu gạo lớn, như Philippines cho biết sẽ nhập thêm khoảng 350.000 tấn gạo quy xay, ngoài lượng 1,5 triệu tấn đã mua của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi cũng dự kiến sẽ mua thêm hàng nghìn tấn gạo của Việt Nam.
Khả năng giá giảm
Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Agroinfo, trong những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Lý do là vì, sau một thời gian xuất khẩu "chững" lại, một số nước đã có dấu hiệu chuẩn bị tăng xuất khẩu trở lại, điển hình là Thái Lan và Ấn Độ. Điều này sẽ làm tăng sức ép tiêu thụ lên gạo Việt Nam khi sản lượng vụ lúa hè thu của cả nước dự kiến lên tới 8 triệu tấn.
Trong khi đó, theo ông Diệu, nhu cầu gạo trên thế giới cả năm 2009 có lượng cung tăng nhiều hơn lượng cầu. Tổng lượng cung gạo thế giới đạt khoảng 29.7 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2008, tổng lượng các nước xuất khẩu tăng tới 2,98% trong khi tổng lượng nhập chỉ tăng 0,11%.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, nói Thái Lan và Ấn Độ đang dự kiến sẽ tung ra một lượng gạo tồn kho lớn, trong đó Thái Lan đang muốn tung ra 3,8 triệu tấn; Ấn Độ là 2 triệu tấn, trước mắt sẽ tung ra 1 triệu tấn. “Điều này sẽ dẫn đến giá lúa gạo trên thị trường thế giới có khả năng tiếp tục giảm", ông Phong dự báo.
Tuy nhiên, theo ông Diệu, hiện tại giá gạo của Thái Lan đang bị đẩy lên cao hơn giá gạo của Việt Nam (giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam rẻ hơn giá gạo của Thái Lan khoảng 161 USD/tấn). Vì thế, đây cũng là cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh về giá trong những tháng cuối năm 2009.