Đầu tư vào Bắc Lào: Chậm chân, mất cơ hội?
Cơ hội đầu tư vào khu vực Bắc Lào cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, nhưng cũng rất dễ... vuột mất
“Chúng tôi đang thiếu cán bộ, thiếu máy móc và không thể cung cấp đủ
thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam cần, trong khi nhiều doanh nghiệp
nước ngoài sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tự bỏ vốn khảo sát. Nếu doanh
nghiệp Việt Nam không nhanh chân sẽ tuột mất cơ hội”.
Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào 5 tỉnh Bắc Lào, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tổ chức ngày 17/12/2008 tại tỉnh lỵ Hủa Phăn (Lào). Nhiều quan chức bộ ngành, địa phương Lào và 20 đại diện doanh nghiệp Việt Nam đã dự hội nghị này.
Khó nên vướng
Khác với vùng Trung và Hạ Lào vốn được doanh nghiệp nhiều nước quan tâm thì các tỉnh Bắc Lào như Hủa Phăn, Luang – Prabang, Udomxay, Xiêng Khuang, Phôngsaly chưa được doanh nghiệp Việt Nam để mắt tới.
Lý giải vấn đề này, ông Somsavat Lengsavad cho rằng, lý do chính vẫn là sự do dự của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết doanh nghiệp khi sang tìm hiểu môi trường đầu tư vẫn thụ động chờ đợi bạn khảo sát thông tin, cung cấp các dữ liệu cần thiết thay vì tự mình làm lấy.
Một nguyên nhân khác, khu vực Bắc Lào là vùng đồi núi, kết cấu hạ tầng cơ sở còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, bên cạnh chính sách thu hút đầu tư của Lào vẫn còn nhiều điểm trong quá trình phải hoàn thiện thêm, đã trở thành những trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xúc tiến đầu tư tại đây.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, mặc dù có mối quan hệ lâu đời, tình hữu nghị thắm thiết qua hàng chục thập kỷ nhưng đến nay, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam chỉ đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.
BIDV là định chế tài chính của Việt Nam có mặt đầu tiên tại Lào. Tại hội nghị này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV khẳng định cam kết của ngân hàng này trong việc làm đầu mối thanh toán đồng tiền giữa hai nước, hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Bắc Lào.
Ông Hà nói: “Lâu nay hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung ở vùng trung và hạ Lào. Vì thế, BIDV rất muốn cùng với các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào Bắc Lào”.
Tuy nhiên, để quá trình triển khai đầu tư thành công, hiện tại vẫn còn không ít vướng mắc. Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn đầu tư Việt Phương phản ánh: nhiều luật của Lào hiện không còn phù hợp và phải chỉnh sửa, bổ sung. Chẳng hạn, khi Tập đoàn đầu tư Việt Phương đầu tư một khu đô thị tại Lào muốn nhượng đất hoặc quyền sử dụng đất cho người Lào thì chưa được quy định trong luật nước này.
Ngay cả với luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự. Ví dụ: Việt Nam quy định tổng mức đầu tư ra nước ngoài trên 15 tỷ đồng phải có thẩm định của bộ ngành và để qua được “cửa” thẩm định này, thời gian kéo dài không dưới 6 tháng. Sự nhiêu khê này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Lào và làm cho quá trình hoàn chỉnh thủ tục kéo dài thêm.
Theo ông Phương, để thành công trong việc đầu tư vào các tỉnh Bắc Lào, ngoài các doanh nghiệp lớn, rất cần thiết sự có mặt của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi quy mô nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ ở đây không lớn. Tuy nhiên, do bộ máy của các doanh nghiệp này, thiếu bộ phận pháp lý chuyên nghiệp để lo thủ tục và nếu không tháo gỡ những rào cản thì rất khó biến cơ hội đầu tư ở đây thành hiện thực.
5 kiến nghị
Xuất phát từ thực tế này, ông Trần Bắc Hà đưa ra 5 kiến nghị:
Thứ nhất, Chính phủ Lào cần đưa 5 tỉnh Bắc Lào vào diện đối tượng khu vực đặc biệt khó khăn để có những ưu tiên trong chính sách thu hút đầu tư và tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Thứ hai, rút ngắn thời gian cấp phép, hoàn chỉnh thủ tục đầu tư trong việc giao đất, giao mặt bằng cho doanh nghiệp.
Thứ ba, có chính sách ưu đãi về thuế như thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
Thứ tư, chính quyền 5 tỉnh Bắc Lào cần giới thiệu một cách chi tiết từng dự án, chính sách và lĩnh vực đầu tư để doanh nghiệp xây dựng những dự án có tính khả thi cao.
Thứ năm, liên quan tới một số dự án cụ thể, Chính phủ Lào cần giải quyết thủ tục đầu tư cho một số dự án như nhà máy điện Mỹ Lý nằm trên biên giới Việt – Lào, chấp thuận về nguyên tắc để Tập đoàn Hòa Phát nghiên cứu và đánh giá trữ lượng quặng sắt tại Hủa Phăn để tập đoàn này triển khai nhà máy chế biến quặng sắt và thép thành phẩm vào quý 2/2009.
Thay mặt Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad cam kết sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là vai trò giữa bộ kế hoạch và đầu tư hai nước, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Bắc Lào.
* Kể từ năm 1989, khi Lào mở rộng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư của Việt Nam đã gia tăng cả về số lượng và giá trị. Tính từ 1991 đến nay, đã có 142 dự án, với tổng giá trị hơn 758.609.396 USD. Trong đó, phía Việt Nam đầu tư 91 dự án 100% vốn và 51 dự án liên doanh với Lào. Có thể kể một số dự án tiêu biểu như nhà máy thủy điện Sêkaman 3 với tổng giá trị 275 triệu USD, chiếm 36,3% tổng giá trị đầu tư toàn quốc. Tiếp theo là đầu tư nông nghiệp chiếm 25,08%, ngành khoáng sản 15,24% và phần còn lại cho các ngành khác.
Ngoài ra, còn có nhiều dự án đầu tư khác đang trong giai đoạn đệ trình. Trong số này, lĩnh vực được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp, dịch vụ... Một vài lĩnh vực đặc thù cũng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như Công ty Petro Vietnam Insurance Joint Stock Corporation đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm.
Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào 5 tỉnh Bắc Lào, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tổ chức ngày 17/12/2008 tại tỉnh lỵ Hủa Phăn (Lào). Nhiều quan chức bộ ngành, địa phương Lào và 20 đại diện doanh nghiệp Việt Nam đã dự hội nghị này.
Khó nên vướng
Khác với vùng Trung và Hạ Lào vốn được doanh nghiệp nhiều nước quan tâm thì các tỉnh Bắc Lào như Hủa Phăn, Luang – Prabang, Udomxay, Xiêng Khuang, Phôngsaly chưa được doanh nghiệp Việt Nam để mắt tới.
Lý giải vấn đề này, ông Somsavat Lengsavad cho rằng, lý do chính vẫn là sự do dự của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết doanh nghiệp khi sang tìm hiểu môi trường đầu tư vẫn thụ động chờ đợi bạn khảo sát thông tin, cung cấp các dữ liệu cần thiết thay vì tự mình làm lấy.
Một nguyên nhân khác, khu vực Bắc Lào là vùng đồi núi, kết cấu hạ tầng cơ sở còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, bên cạnh chính sách thu hút đầu tư của Lào vẫn còn nhiều điểm trong quá trình phải hoàn thiện thêm, đã trở thành những trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xúc tiến đầu tư tại đây.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, mặc dù có mối quan hệ lâu đời, tình hữu nghị thắm thiết qua hàng chục thập kỷ nhưng đến nay, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam chỉ đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.
BIDV là định chế tài chính của Việt Nam có mặt đầu tiên tại Lào. Tại hội nghị này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV khẳng định cam kết của ngân hàng này trong việc làm đầu mối thanh toán đồng tiền giữa hai nước, hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Bắc Lào.
Ông Hà nói: “Lâu nay hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung ở vùng trung và hạ Lào. Vì thế, BIDV rất muốn cùng với các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào Bắc Lào”.
Tuy nhiên, để quá trình triển khai đầu tư thành công, hiện tại vẫn còn không ít vướng mắc. Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn đầu tư Việt Phương phản ánh: nhiều luật của Lào hiện không còn phù hợp và phải chỉnh sửa, bổ sung. Chẳng hạn, khi Tập đoàn đầu tư Việt Phương đầu tư một khu đô thị tại Lào muốn nhượng đất hoặc quyền sử dụng đất cho người Lào thì chưa được quy định trong luật nước này.
Ngay cả với luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự. Ví dụ: Việt Nam quy định tổng mức đầu tư ra nước ngoài trên 15 tỷ đồng phải có thẩm định của bộ ngành và để qua được “cửa” thẩm định này, thời gian kéo dài không dưới 6 tháng. Sự nhiêu khê này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Lào và làm cho quá trình hoàn chỉnh thủ tục kéo dài thêm.
Theo ông Phương, để thành công trong việc đầu tư vào các tỉnh Bắc Lào, ngoài các doanh nghiệp lớn, rất cần thiết sự có mặt của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi quy mô nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ ở đây không lớn. Tuy nhiên, do bộ máy của các doanh nghiệp này, thiếu bộ phận pháp lý chuyên nghiệp để lo thủ tục và nếu không tháo gỡ những rào cản thì rất khó biến cơ hội đầu tư ở đây thành hiện thực.
5 kiến nghị
Xuất phát từ thực tế này, ông Trần Bắc Hà đưa ra 5 kiến nghị:
Thứ nhất, Chính phủ Lào cần đưa 5 tỉnh Bắc Lào vào diện đối tượng khu vực đặc biệt khó khăn để có những ưu tiên trong chính sách thu hút đầu tư và tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Thứ hai, rút ngắn thời gian cấp phép, hoàn chỉnh thủ tục đầu tư trong việc giao đất, giao mặt bằng cho doanh nghiệp.
Thứ ba, có chính sách ưu đãi về thuế như thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
Thứ tư, chính quyền 5 tỉnh Bắc Lào cần giới thiệu một cách chi tiết từng dự án, chính sách và lĩnh vực đầu tư để doanh nghiệp xây dựng những dự án có tính khả thi cao.
Thứ năm, liên quan tới một số dự án cụ thể, Chính phủ Lào cần giải quyết thủ tục đầu tư cho một số dự án như nhà máy điện Mỹ Lý nằm trên biên giới Việt – Lào, chấp thuận về nguyên tắc để Tập đoàn Hòa Phát nghiên cứu và đánh giá trữ lượng quặng sắt tại Hủa Phăn để tập đoàn này triển khai nhà máy chế biến quặng sắt và thép thành phẩm vào quý 2/2009.
Thay mặt Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad cam kết sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là vai trò giữa bộ kế hoạch và đầu tư hai nước, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Bắc Lào.
* Kể từ năm 1989, khi Lào mở rộng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư của Việt Nam đã gia tăng cả về số lượng và giá trị. Tính từ 1991 đến nay, đã có 142 dự án, với tổng giá trị hơn 758.609.396 USD. Trong đó, phía Việt Nam đầu tư 91 dự án 100% vốn và 51 dự án liên doanh với Lào. Có thể kể một số dự án tiêu biểu như nhà máy thủy điện Sêkaman 3 với tổng giá trị 275 triệu USD, chiếm 36,3% tổng giá trị đầu tư toàn quốc. Tiếp theo là đầu tư nông nghiệp chiếm 25,08%, ngành khoáng sản 15,24% và phần còn lại cho các ngành khác.
Ngoài ra, còn có nhiều dự án đầu tư khác đang trong giai đoạn đệ trình. Trong số này, lĩnh vực được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp, dịch vụ... Một vài lĩnh vực đặc thù cũng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm như Công ty Petro Vietnam Insurance Joint Stock Corporation đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm.