ĐBSCL: Giá cá tra giảm mạnh
Có lẽ từ trước tới nay chưa có ngành nghề nào lại làm giàu nhanh chóng mà cũng trở nên nghèo mau như nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL
Theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thuỷ sản tỉnh An Giang (AFA), trong suốt 2 tuần qua giá cá tra, ba sa nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL giảm từ 100 - 200 đồng/kg.
Giá thu mua cá tra nguyên liệu do các nhà máy chế biến báo về AFA, cá tra thịt vàng được các nhà máy chế biến mua vào với giá 13.400 đồng/kg, trong khi đó cá tra thịt trắng loại I dao động từ 14.300 - 14.500 đồng/kg.
Năm 2006, sản lượng cá tra nguyên liệu của tỉnh An Giang đạt khoảng 200 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD. Theo kế hoạch trong năm 2007, sản lượng cá tra sẽ tăng lên 250 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD. Đến 2010, theo kế hoạch tỉnh An Giang sẽ tăng sản lượng cá tra lên 300 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu là 350 triệu USD.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng của nghề nuôi cá da trơn ở ĐBSCL trong thời gian qua diễn ra khá tự phát, kèm theo nhiều rủi ro, ngày càng bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu tăng trưởng nhanh về kinh tế của các địa phương, nguyện vọng làm giàu chính đáng của ngư dân và một bên là nguy cơ suy thoái môi trường.
Cách đây vài tháng khi mà giá cá tra nguyên liệu thịt trắng loại I đạt điểm đỉnh: 17.000 - 17.500đồng/kg, phong trào đào ao nuôi cá tra phát triển như nấm mùa mưa, nhiều hộ chăn nuôi củ mở rộng diện tích và kích thích người nuôi mới nhập cuộc, các vạt đất ở dọc hai bên dòng sông Tiền, sông Hậu và các vùng đất lan bồi trở thành những địa chỉ săn lùng của các đại gia khắp nơi đổ về tìm mua đất để đào ao nuôi cá tra, làm cho giá đất ở một số nơi thuộc các huyện đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tăng "nóng" lên, vượt quá giá thật từ 3 - 4 lần, tình trạng tăng nóng diện tích nuôi cá làm cho môi trường nước vốn đã ô nhiễm nay lại càng thêm ô nhiễm, vì sức chứa của dòng Cửu Long là có giới hạn. Có lẽ từ trước tới nay chưa có ngành nghề nào lại làm giàu nhanh chóng mà cũng trở nên nghèo mau như nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Ông Nguyễn Văn Thạnh - Giám đốc Sở Thuỷ sản -tỉnh An Giang nói: "Theo tôi, thị trường có luật cung, cầu, giá cả cũng phải có dao động lên xuống, mức giá lên xuống bao nhiêu thì do thị trường quyết định. Nhưng riêng cá tra thì giá này có thể giữ cho đến hết quý I có kéo dài chăng là hết quý II rồi giá cá cũng phải ổn định lại".Nếu giá cá tra nguyên liệu trên thị trường vẫn cứ giảm theo cái đà này thì viễn cảnh một mùa cá thua lỗ lại hiện ra trước mắt ngư dân ĐBSCL.
Giá cá tra nguyên liệu sụt giảm thì những ngư dân nuôi cá với quy mô nhỏ lẻ, vốn yếu sẽ gặp khó khăn trước nhất, bởi những hộ nuôi này không có điều kiện bơm nước thay hàng ngày, nhất là trong điều kiện nắng nóng như hiện nay để cho cá có chất lượng thịt trắng đẹp theo yêu cầu của nhà máy chế biến. Và do không có tài sản thế chấp ngân hàng họ sẵn sàng vay nóng bên ngoài. Chính vấn đề này đã gây hậu quả lớn: giá cá sụt giảm như thời gian qua đã khiến người cho vay hạn chế đầu tư, thậm chí đang manh nha thu hồi vốn. Cá đang sức ăn sức lớn, nếu ngưng cho ăn cá sẽ ốm đói. Chuyện thua lỗ của người nuôi là tất yếu!
Do giá cá tra thương phẩm giảm đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, ương nuôi và giá cá tra giống. Tại các vùng nuôi trong tỉnh An Giang kể từ ngày 1/6/2007 tới nay giá cá giống đã giảm cụ thể như sau: cá giống loại 1 cm giá 160 - 180đồng/con; loại 1,2 cm giá 220 - 230 đồng/con; loại 1,5 cm giá 3230 - 330 đồng/con; loại 2,5 cm giá 900 - 950 đồng/con và loại cá 3 cm giá 1.500 - 1.600 đồng/con.
Với mức giá trên cộng với chi phí thức ăn và các chi phí khác tăng cao hơn 10% so với hồi đầu năm nên đa số hộ nuôi ương cá tra giống hầu như không có lãi, cộng với tác động giá cá thương phẩm trên thị trường hiện đang giảm liên tục trong thời gian gần đây. Nếu như tình hình giá cá trên thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm, thì trong thời gian tới 30% hộ làm nghề nuôi cá tra xuất khẩu tham gia ương cá giống trong tỉnh An Giang sẽ thu hẹp sản xuất.
Đã có nhiều chủ bè vì muốn tiếp tục theo đuổi nghề nuôi cá phải vay mượn vốn thuê mướn đất với giá đắt đỏ để đào ao nuôi cá. Nhưng giờ đây đa số chủ bè lại một lần nữa đứng trước bờ vực một mùa cá thua lỗ.
Từ nhiều năm nay, nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL luôn kiên trì hướng đến sản xuất thuỷ sản sạch để ổn định thị trường xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, nhưng do cơn sốt giá cá tra nguyên liệu trước đây đã có nhiều người sẵn sàng phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh cũng như cảnh báo của các ngành chức năng, mà đổ xô đào ao nuôi cá.
Và dự báo một mùa cá cung vượt cầu đang hiện ra trước mắt. Xem ra ý tưởng tốt đẹp này khó lòng thực hiện do giá cá tra nguyên liệu trên thị trường ngày càng sụt giảm...
Giá thu mua cá tra nguyên liệu do các nhà máy chế biến báo về AFA, cá tra thịt vàng được các nhà máy chế biến mua vào với giá 13.400 đồng/kg, trong khi đó cá tra thịt trắng loại I dao động từ 14.300 - 14.500 đồng/kg.
Năm 2006, sản lượng cá tra nguyên liệu của tỉnh An Giang đạt khoảng 200 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD. Theo kế hoạch trong năm 2007, sản lượng cá tra sẽ tăng lên 250 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD. Đến 2010, theo kế hoạch tỉnh An Giang sẽ tăng sản lượng cá tra lên 300 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu là 350 triệu USD.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng của nghề nuôi cá da trơn ở ĐBSCL trong thời gian qua diễn ra khá tự phát, kèm theo nhiều rủi ro, ngày càng bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu tăng trưởng nhanh về kinh tế của các địa phương, nguyện vọng làm giàu chính đáng của ngư dân và một bên là nguy cơ suy thoái môi trường.
Cách đây vài tháng khi mà giá cá tra nguyên liệu thịt trắng loại I đạt điểm đỉnh: 17.000 - 17.500đồng/kg, phong trào đào ao nuôi cá tra phát triển như nấm mùa mưa, nhiều hộ chăn nuôi củ mở rộng diện tích và kích thích người nuôi mới nhập cuộc, các vạt đất ở dọc hai bên dòng sông Tiền, sông Hậu và các vùng đất lan bồi trở thành những địa chỉ săn lùng của các đại gia khắp nơi đổ về tìm mua đất để đào ao nuôi cá tra, làm cho giá đất ở một số nơi thuộc các huyện đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tăng "nóng" lên, vượt quá giá thật từ 3 - 4 lần, tình trạng tăng nóng diện tích nuôi cá làm cho môi trường nước vốn đã ô nhiễm nay lại càng thêm ô nhiễm, vì sức chứa của dòng Cửu Long là có giới hạn. Có lẽ từ trước tới nay chưa có ngành nghề nào lại làm giàu nhanh chóng mà cũng trở nên nghèo mau như nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Ông Nguyễn Văn Thạnh - Giám đốc Sở Thuỷ sản -tỉnh An Giang nói: "Theo tôi, thị trường có luật cung, cầu, giá cả cũng phải có dao động lên xuống, mức giá lên xuống bao nhiêu thì do thị trường quyết định. Nhưng riêng cá tra thì giá này có thể giữ cho đến hết quý I có kéo dài chăng là hết quý II rồi giá cá cũng phải ổn định lại".Nếu giá cá tra nguyên liệu trên thị trường vẫn cứ giảm theo cái đà này thì viễn cảnh một mùa cá thua lỗ lại hiện ra trước mắt ngư dân ĐBSCL.
Giá cá tra nguyên liệu sụt giảm thì những ngư dân nuôi cá với quy mô nhỏ lẻ, vốn yếu sẽ gặp khó khăn trước nhất, bởi những hộ nuôi này không có điều kiện bơm nước thay hàng ngày, nhất là trong điều kiện nắng nóng như hiện nay để cho cá có chất lượng thịt trắng đẹp theo yêu cầu của nhà máy chế biến. Và do không có tài sản thế chấp ngân hàng họ sẵn sàng vay nóng bên ngoài. Chính vấn đề này đã gây hậu quả lớn: giá cá sụt giảm như thời gian qua đã khiến người cho vay hạn chế đầu tư, thậm chí đang manh nha thu hồi vốn. Cá đang sức ăn sức lớn, nếu ngưng cho ăn cá sẽ ốm đói. Chuyện thua lỗ của người nuôi là tất yếu!
Do giá cá tra thương phẩm giảm đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, ương nuôi và giá cá tra giống. Tại các vùng nuôi trong tỉnh An Giang kể từ ngày 1/6/2007 tới nay giá cá giống đã giảm cụ thể như sau: cá giống loại 1 cm giá 160 - 180đồng/con; loại 1,2 cm giá 220 - 230 đồng/con; loại 1,5 cm giá 3230 - 330 đồng/con; loại 2,5 cm giá 900 - 950 đồng/con và loại cá 3 cm giá 1.500 - 1.600 đồng/con.
Với mức giá trên cộng với chi phí thức ăn và các chi phí khác tăng cao hơn 10% so với hồi đầu năm nên đa số hộ nuôi ương cá tra giống hầu như không có lãi, cộng với tác động giá cá thương phẩm trên thị trường hiện đang giảm liên tục trong thời gian gần đây. Nếu như tình hình giá cá trên thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm, thì trong thời gian tới 30% hộ làm nghề nuôi cá tra xuất khẩu tham gia ương cá giống trong tỉnh An Giang sẽ thu hẹp sản xuất.
Đã có nhiều chủ bè vì muốn tiếp tục theo đuổi nghề nuôi cá phải vay mượn vốn thuê mướn đất với giá đắt đỏ để đào ao nuôi cá. Nhưng giờ đây đa số chủ bè lại một lần nữa đứng trước bờ vực một mùa cá thua lỗ.
Từ nhiều năm nay, nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL luôn kiên trì hướng đến sản xuất thuỷ sản sạch để ổn định thị trường xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, nhưng do cơn sốt giá cá tra nguyên liệu trước đây đã có nhiều người sẵn sàng phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh cũng như cảnh báo của các ngành chức năng, mà đổ xô đào ao nuôi cá.
Và dự báo một mùa cá cung vượt cầu đang hiện ra trước mắt. Xem ra ý tưởng tốt đẹp này khó lòng thực hiện do giá cá tra nguyên liệu trên thị trường ngày càng sụt giảm...