Đề án tái cơ cấu kinh tế: Tiếp thu “chưa thuyết phục”
Không ít nội dung tại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ chưa thuyết phục được đại biểu Quốc hội
Đã qua nhiều lần tiếp thu nhưng còn không ít nội dung tại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ chưa thuyết phục được đại biểu Quốc hội.
Trước phiên thảo luận toàn thể tại hội trường vào sáng nay (8/6), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo giải trình về ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với đề án qua phiên thảo luận tổ.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Trần Văn “với một đề án lớn như vậy, cách tiếp thu ý kiến và giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo có lẽ hơi đơn giản và sơ sài so với mong muốn và kỳ vọng của các đại biểu Quốc hội và so với năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách của chính mình”.
Đi vào nội dung cụ thể, đại biểu Trần Văn cho rằng, nếu đặt vấn đề chi phí tái cơ cấu kinh tế “chủ yếu do khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện” để cơ cấu lại danh mục tài sản, danh mục đầu tư và các hoạt động kinh doanh, và có thể phát sinh một số chi phí nhất định của ngân sách đối với một số đề án thành phần hay chính sách cụ thể, sẽ được xác định khi xây dựng chính sách có liên quan thì “e là chưa thuyết phục”.
Bởi lẽ, trong thực tế Nhà nước sẽ không làm thay cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn lực khu vực doanh nghiệp và dân cư đều nằm trong tổng thể nguồn lực đầu tư phát triển toàn xã hội. Nguồn lực này được tính toán hàng năm cũng như trong trung hạn trên cơ sở dự báo tổng thu nhập quốc dân và tốc độ tăng trưởng.
Do đó, nếu có dự định bố trí lại nguồn lực khu vực doanh nghiệp và dân cư thì cũng cần phải tính toán trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nguồn lực từ ngân sách, tín dụng nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước. Tất cả phải được tính toán, dự kiến trước trên cơ sở phân tích quá khứ và dự báo tương lai, ông Văn phân tích.
Đưa ra các con số cụ thể tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015, như tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách trong tổng mức đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần từ 26% giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 22% giai đoạn 2011 - 2015, tín dụng nhà nước từ 17% xuống còn 6% và thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn tư nhân từ 25% lên 45%, đại biểu Văn “chất vấn” rằng như vậy đã đảm bảo để đạt đuợc các mục tiêu của đề án chưa?
Vẫn liên quan đến chi phí, báo cáo giải trình của Ban soạn thảo nêu nhận định các hoạt động của cơ quan nhà nước để triển khai đề án cơ bản là hoạt động quản lý nhà nước “bình thường” và trong phạm vi kế hoạch ngân sách được Quốc hội thông qua.
Theo đại biểu Văn thì “nhận định như vậy có lẽ hơi chủ quan” vì với một nền kinh tế có nhiều khiếm khuyết và “yếu kém nội tại” như vẫn được nêu tại nhiều báo cáo chính thức, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ rất “nhọc nhằn” và đầy rủi ro. Vì thế hoạt động quản lý nhà nước phải luôn ở mức “trên bình thường” thì mới có thể giải quyết kịp thời những vấn đề của thực tế quá trình tái cơ cấu đặt ra.
Chỉ ra khá nhiều khiếm khuyết khác của đề án, nhiều vị đại biểu cũng quan ngại về tính khả thi của nó.
“Có lẽ vì là tổng thể nên nó mang dáng dấp của một đề án chủ trương chung hơn là một đề án khả thi”, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhận xét.
Phần cuối của đề án có ghi "căn cứ vào những nội dung, định hướng và giải pháp cơ cấu kinh tế tại đề án này các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các tổng công ty và tập đoàn kinh tế Nhà nước trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng các chương trình, đề án hoặc kế hoạch cụ thể về tái cơ cấu kinh tế của ngành, địa phương và đơn vị. Đồng thời, triển khai thực hiện ngay các giải pháp tái cơ cấu kinh tế trên các lĩnh vực có liên quan.
Như vậy, Quốc hội chúng ta vẫn phải chờ, nếu thông qua đề án tái cơ cấu mà chưa rõ đề án thành phần thì thật sự chưa ổn. Có bao nhiêu đề án thành phần và ai sẽ tham gia? Vị đại biểu này lo lắng.
Quan ngại của đại biểu Nhân vẫn tiếp tục khi ông đặt câu hỏi tái cơ cấu nền kinh tế phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào khi sức khỏe của nhân vật chính, thành tố trung tâm là các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp trực tiếp vận hành công việc tái cơ cấu đang gần như kiệt sức. Các doanh nghiệp sẽ tái cơ cấu được tới đâu khi nguồn vốn hạn hẹp, tồn kho đầy ắp cùng với thị trường đầu ra trầm lắng.
Trùng quan điểm với Ủy ban Kinh tế, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu thành lập Ủy ban độc lập về tái cơ cấu nền kinh tế, trao cho cơ quan này những quyền hạn đặc biệt về tái cơ cấu nền kinh tế. Có như vậy, việc tái cơ cấu nền kinh tế mới triển khai nhanh và thống nhất.
Trước phiên thảo luận toàn thể tại hội trường vào sáng nay (8/6), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo giải trình về ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với đề án qua phiên thảo luận tổ.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Trần Văn “với một đề án lớn như vậy, cách tiếp thu ý kiến và giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo có lẽ hơi đơn giản và sơ sài so với mong muốn và kỳ vọng của các đại biểu Quốc hội và so với năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách của chính mình”.
Đi vào nội dung cụ thể, đại biểu Trần Văn cho rằng, nếu đặt vấn đề chi phí tái cơ cấu kinh tế “chủ yếu do khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện” để cơ cấu lại danh mục tài sản, danh mục đầu tư và các hoạt động kinh doanh, và có thể phát sinh một số chi phí nhất định của ngân sách đối với một số đề án thành phần hay chính sách cụ thể, sẽ được xác định khi xây dựng chính sách có liên quan thì “e là chưa thuyết phục”.
Bởi lẽ, trong thực tế Nhà nước sẽ không làm thay cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn lực khu vực doanh nghiệp và dân cư đều nằm trong tổng thể nguồn lực đầu tư phát triển toàn xã hội. Nguồn lực này được tính toán hàng năm cũng như trong trung hạn trên cơ sở dự báo tổng thu nhập quốc dân và tốc độ tăng trưởng.
Do đó, nếu có dự định bố trí lại nguồn lực khu vực doanh nghiệp và dân cư thì cũng cần phải tính toán trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nguồn lực từ ngân sách, tín dụng nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước. Tất cả phải được tính toán, dự kiến trước trên cơ sở phân tích quá khứ và dự báo tương lai, ông Văn phân tích.
Đưa ra các con số cụ thể tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015, như tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách trong tổng mức đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần từ 26% giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 22% giai đoạn 2011 - 2015, tín dụng nhà nước từ 17% xuống còn 6% và thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn tư nhân từ 25% lên 45%, đại biểu Văn “chất vấn” rằng như vậy đã đảm bảo để đạt đuợc các mục tiêu của đề án chưa?
Vẫn liên quan đến chi phí, báo cáo giải trình của Ban soạn thảo nêu nhận định các hoạt động của cơ quan nhà nước để triển khai đề án cơ bản là hoạt động quản lý nhà nước “bình thường” và trong phạm vi kế hoạch ngân sách được Quốc hội thông qua.
Theo đại biểu Văn thì “nhận định như vậy có lẽ hơi chủ quan” vì với một nền kinh tế có nhiều khiếm khuyết và “yếu kém nội tại” như vẫn được nêu tại nhiều báo cáo chính thức, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ rất “nhọc nhằn” và đầy rủi ro. Vì thế hoạt động quản lý nhà nước phải luôn ở mức “trên bình thường” thì mới có thể giải quyết kịp thời những vấn đề của thực tế quá trình tái cơ cấu đặt ra.
Chỉ ra khá nhiều khiếm khuyết khác của đề án, nhiều vị đại biểu cũng quan ngại về tính khả thi của nó.
“Có lẽ vì là tổng thể nên nó mang dáng dấp của một đề án chủ trương chung hơn là một đề án khả thi”, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhận xét.
Phần cuối của đề án có ghi "căn cứ vào những nội dung, định hướng và giải pháp cơ cấu kinh tế tại đề án này các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các tổng công ty và tập đoàn kinh tế Nhà nước trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng các chương trình, đề án hoặc kế hoạch cụ thể về tái cơ cấu kinh tế của ngành, địa phương và đơn vị. Đồng thời, triển khai thực hiện ngay các giải pháp tái cơ cấu kinh tế trên các lĩnh vực có liên quan.
Như vậy, Quốc hội chúng ta vẫn phải chờ, nếu thông qua đề án tái cơ cấu mà chưa rõ đề án thành phần thì thật sự chưa ổn. Có bao nhiêu đề án thành phần và ai sẽ tham gia? Vị đại biểu này lo lắng.
Quan ngại của đại biểu Nhân vẫn tiếp tục khi ông đặt câu hỏi tái cơ cấu nền kinh tế phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào khi sức khỏe của nhân vật chính, thành tố trung tâm là các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp trực tiếp vận hành công việc tái cơ cấu đang gần như kiệt sức. Các doanh nghiệp sẽ tái cơ cấu được tới đâu khi nguồn vốn hạn hẹp, tồn kho đầy ắp cùng với thị trường đầu ra trầm lắng.
Trùng quan điểm với Ủy ban Kinh tế, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu thành lập Ủy ban độc lập về tái cơ cấu nền kinh tế, trao cho cơ quan này những quyền hạn đặc biệt về tái cơ cấu nền kinh tế. Có như vậy, việc tái cơ cấu nền kinh tế mới triển khai nhanh và thống nhất.