Cần có thiết chế riêng cho tái cơ cấu nền kinh tế?
Một lần nữa, sự cần thiết hình thành một thiết chế riêng để giúp thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế lại được nhấn mạnh
Một lần nữa, sự cần thiết hình thành một thiết chế riêng để giúp thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế lại được nhấn mạnh.
Báo cáo một số ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh tại hội nghị trực tuyến chiều 27/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các đoàn đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho biết, đây là ý kiến của đa số trong Thường trực Ủy ban Kinh tế. Và đây cũng là nội dung đã được thể hiện tại báo cáo của Ủy ban Kinh tế tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/4 vừa qua.
Mở đầu phiên họp chiều nay, báo cáo tóm tắt về đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, để thực hiện các giải pháp tại đây, trong quý 2/2012 Chính phủ sẽ kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực của Hội đồng quốc gia về Năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Và, hội đồng này sẽ được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các bộ, cơ quan có liên quan, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả các giải pháp chính sách và kết quả tái cơ cấu kinh tế, kiến nghị bổ sung, sửa đổi lên các cơ quan có thẩm quyền, nếu xét thấy cần thiết.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng nhấn mạnh việc phân công công việc cụ thể cho các bộ, UBND các tỉnh, thành và các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện đề án, còn đề án của Chính phủ là đề án khung.
Ông Vinh còn lưu ý rằng, nội dung của đề án trình bày tại hội nghị chiều nay đã được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc các ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Như vậy, quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra đề án đã có phần khác nhau trong tổ chức thực hiện đề án quan trọng này.
Việc có một thiết chế riêng hay lập một cơ quan độc lập về tái cơ cấu nền kinh tế như quan điểm của thường trực cơ quan thẩm tra từng được đặt ra từ cuối năm 2011, khi tái cấu trúc nền kinh tế đã được bàn thảo khá sôi nổi ở nhiều diễn đàn.
Bản kiến nghị về tái cấu trúc nền kinh tế được Ủy ban Kinh tế tập hợp gửi tới Quốc hội tại kỳ họp cuối năm ngoái cũng đã nêu rõ, để có thể triển khai đồng bộ và quyết liệt các chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và khu vực ngân hàng là những chính sách có thể ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm đối tượng và nhiều bộ ngành khác nhau, cần thành lập ủy ban tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch. Trong thành phần ủy ban này phải có chuyên gia độc lập.
Đề xuất này, hồi cuối tháng 11/2011 đã được Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nêu lại ngay tại phiên chất vấn Thủ tướng với sự cần thiết của thiết chế mới là để loại bỏ tác động tiêu cực của nhóm lợi ích.
Thành phần ủy ban này gồm một số bộ trưởng kinh tế, tài chính có liên quan và các chuyên gia kinh tế độc lập. Một đạo luật của Quốc hội có thể gọi là luật tái cơ cấu nền kinh tế hoặc luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giao cho ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành. Có như vậy, mới có thể khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.
Đến trung tuần tháng 12/2011, câu trả lời của người đứng đầu Chính phủ với chất vấn này là, “không cần thiết thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng một đạo luật riêng về tái cơ cấu”.
Thủ tướng cũng cho biết, ông sẽ trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm này. Các phó thủ tướng, các bộ trưởng theo phân công sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Chính phủ sẽ bám sát tình hình, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của xã hội, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp. Các vướng mắc về pháp luật sẽ được Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Báo cáo một số ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh tại hội nghị trực tuyến chiều 27/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các đoàn đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho biết, đây là ý kiến của đa số trong Thường trực Ủy ban Kinh tế. Và đây cũng là nội dung đã được thể hiện tại báo cáo của Ủy ban Kinh tế tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/4 vừa qua.
Mở đầu phiên họp chiều nay, báo cáo tóm tắt về đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, để thực hiện các giải pháp tại đây, trong quý 2/2012 Chính phủ sẽ kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực của Hội đồng quốc gia về Năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Và, hội đồng này sẽ được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các bộ, cơ quan có liên quan, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả các giải pháp chính sách và kết quả tái cơ cấu kinh tế, kiến nghị bổ sung, sửa đổi lên các cơ quan có thẩm quyền, nếu xét thấy cần thiết.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng nhấn mạnh việc phân công công việc cụ thể cho các bộ, UBND các tỉnh, thành và các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện đề án, còn đề án của Chính phủ là đề án khung.
Ông Vinh còn lưu ý rằng, nội dung của đề án trình bày tại hội nghị chiều nay đã được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc các ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Như vậy, quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra đề án đã có phần khác nhau trong tổ chức thực hiện đề án quan trọng này.
Việc có một thiết chế riêng hay lập một cơ quan độc lập về tái cơ cấu nền kinh tế như quan điểm của thường trực cơ quan thẩm tra từng được đặt ra từ cuối năm 2011, khi tái cấu trúc nền kinh tế đã được bàn thảo khá sôi nổi ở nhiều diễn đàn.
Bản kiến nghị về tái cấu trúc nền kinh tế được Ủy ban Kinh tế tập hợp gửi tới Quốc hội tại kỳ họp cuối năm ngoái cũng đã nêu rõ, để có thể triển khai đồng bộ và quyết liệt các chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và khu vực ngân hàng là những chính sách có thể ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm đối tượng và nhiều bộ ngành khác nhau, cần thành lập ủy ban tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch. Trong thành phần ủy ban này phải có chuyên gia độc lập.
Đề xuất này, hồi cuối tháng 11/2011 đã được Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nêu lại ngay tại phiên chất vấn Thủ tướng với sự cần thiết của thiết chế mới là để loại bỏ tác động tiêu cực của nhóm lợi ích.
Thành phần ủy ban này gồm một số bộ trưởng kinh tế, tài chính có liên quan và các chuyên gia kinh tế độc lập. Một đạo luật của Quốc hội có thể gọi là luật tái cơ cấu nền kinh tế hoặc luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giao cho ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành. Có như vậy, mới có thể khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.
Đến trung tuần tháng 12/2011, câu trả lời của người đứng đầu Chính phủ với chất vấn này là, “không cần thiết thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng một đạo luật riêng về tái cơ cấu”.
Thủ tướng cũng cho biết, ông sẽ trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm này. Các phó thủ tướng, các bộ trưởng theo phân công sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Chính phủ sẽ bám sát tình hình, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của xã hội, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp. Các vướng mắc về pháp luật sẽ được Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội xem xét, quyết định.