Quốc hội sẽ thảo luận sâu về tái cơ cấu nền kinh tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bi kỳ họp Quốc hội thứ ba
Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề cốt yếu của phát triển, Quốc hội không thể không thảo luận sâu về nội dung đó.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt nhấn mạnh điều này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ ba tại phiên họp sáng nay (13/12).
Đây là nội dung đã không được thể hiện tại tờ trình của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp tới của Quốc hội vào giữa năm sau.
Trong khi đó, tại nghị quyết vừa được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.
Chính phủ báo cáo thì Quốc hội phải tập trung thảo luận, Chủ tịch nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu Ủy ban Kinh tế chuẩn bị các vấn đề liên quan đến nội dung này để phục vụ cho việc thảo luận của Quốc hội.
Cũng liên quan đến nội dung của kỳ họp tới, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý một số vấn đề quan trọng đã được nêu tại kỳ họp thứ hai như đề án đổi mới căn bản về giáo dục và đổi mới chính sách tiền lương, cần được Quốc hội tiếp tục xem xét.
Theo dự kiến, kỳ họp thứ ba của Quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 24 ngày. Luật Biển Việt Nam, một dự án luật rất quan trọng sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai vừa bế mạc vào cuối tháng 11 vừa qua, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ đề nghị cần có sự bố trí thời gian và quy định hợp lý hơn để hạn chế sự vắng mặt của quá nhiều vị đại biểu ở một số phiên họp.
“Có hôm vắng trên 100 người, có những tỉnh vắng gần hết, chỉ còn vài ba người”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng băn khoăn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng phát hiện "có đại biểu vắng cả tuần".
Về một số yếu tố đánh giá chất lượng kỳ họp, một số ý kiến chưa hoàn toàn đồng tình với đánh giá tại dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, chưa thể đánh giá là tại các phiên chất vấn, nhiều vấn đề đưa ra được đi đến cùng. Ví dụ điển hình là điều hành giá xăng dầu, cả hai bộ trưởng Bộ Tài chính và Công Thương đều trả lời trước Quốc hội nhưng đến tận thời điểm này vẫn chưa có được câu trả lời cuối cùng.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng chưa nhất trí với đánh giá tại các phiên chất vấn câu hỏi và trả lời ngắn gọn, thuyết phục.
"Trả lời nhiều cái đại biểu chưa ưng lắm, phải nó thẳng như vậy, nên nói thuyết phục là khó. Vì nhiều người hỏi liền nhau quá nên có vấn đề chỉ trả lời lớt phớt, tính tranh luận không được bao nhiêu", ông nói.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cũng phản ánh ý kiến cử tri, rằng việc một lần nhiều người hỏi quá cũng khiến cử tri khó nắm bắt hết các vấn đề được nêu ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, viêc thảo luận tại tổ và hội trường chưa đạt được như mong muốn, yêu cầu đặt ra, chưa khắc phục được tình trạng phát biểu trùng lắp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt nhấn mạnh điều này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ ba tại phiên họp sáng nay (13/12).
Đây là nội dung đã không được thể hiện tại tờ trình của Văn phòng Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp tới của Quốc hội vào giữa năm sau.
Trong khi đó, tại nghị quyết vừa được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.
Chính phủ báo cáo thì Quốc hội phải tập trung thảo luận, Chủ tịch nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu Ủy ban Kinh tế chuẩn bị các vấn đề liên quan đến nội dung này để phục vụ cho việc thảo luận của Quốc hội.
Cũng liên quan đến nội dung của kỳ họp tới, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý một số vấn đề quan trọng đã được nêu tại kỳ họp thứ hai như đề án đổi mới căn bản về giáo dục và đổi mới chính sách tiền lương, cần được Quốc hội tiếp tục xem xét.
Theo dự kiến, kỳ họp thứ ba của Quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 24 ngày. Luật Biển Việt Nam, một dự án luật rất quan trọng sẽ được thông qua tại kỳ họp này.
Đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai vừa bế mạc vào cuối tháng 11 vừa qua, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ đề nghị cần có sự bố trí thời gian và quy định hợp lý hơn để hạn chế sự vắng mặt của quá nhiều vị đại biểu ở một số phiên họp.
“Có hôm vắng trên 100 người, có những tỉnh vắng gần hết, chỉ còn vài ba người”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng băn khoăn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng phát hiện "có đại biểu vắng cả tuần".
Về một số yếu tố đánh giá chất lượng kỳ họp, một số ý kiến chưa hoàn toàn đồng tình với đánh giá tại dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, chưa thể đánh giá là tại các phiên chất vấn, nhiều vấn đề đưa ra được đi đến cùng. Ví dụ điển hình là điều hành giá xăng dầu, cả hai bộ trưởng Bộ Tài chính và Công Thương đều trả lời trước Quốc hội nhưng đến tận thời điểm này vẫn chưa có được câu trả lời cuối cùng.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng chưa nhất trí với đánh giá tại các phiên chất vấn câu hỏi và trả lời ngắn gọn, thuyết phục.
"Trả lời nhiều cái đại biểu chưa ưng lắm, phải nó thẳng như vậy, nên nói thuyết phục là khó. Vì nhiều người hỏi liền nhau quá nên có vấn đề chỉ trả lời lớt phớt, tính tranh luận không được bao nhiêu", ông nói.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cũng phản ánh ý kiến cử tri, rằng việc một lần nhiều người hỏi quá cũng khiến cử tri khó nắm bắt hết các vấn đề được nêu ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, viêc thảo luận tại tổ và hội trường chưa đạt được như mong muốn, yêu cầu đặt ra, chưa khắc phục được tình trạng phát biểu trùng lắp.