Để giảm bội chi, có thể chậm tăng lương
Bản báo cáo “Bổ sung về một số nội dung tài chính - ngân sách”, dài 16 trang, đề ngày 26/10, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội
Bản báo cáo “Bổ sung về một số nội dung tài chính - ngân sách”, dài 16 trang, đề ngày 26/10, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Vào chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2010.
Tại bản báo cáo nói trên, Chính phủ đã giải trình, tiếp thu một số vấn đề cơ quan thẩm tra và nhiều vị đại biểu đề cập khi thảo luận ở tổ. Trong đó có 5.038 tỷ đồng bố trí cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2010.
Chính phủ cũng đưa ra một số biện pháp phải lựa chọn nếu cắt giảm bội chi năm 2010 xuống 6% GDP, trong đó, có giãn tiến độ thực hiện cải cách tiền lương.
Mỹ cũng tăng bội chi
Theo Chính phủ, trong bối cảnh hiện nay rất cần vốn đầu tư phát triển để đẩy nhanh tiến độ phục hồi kinh tế năm 2010, tạo đà cho nền kinh tế phát triển các năm sau. “Chính vì vậy Chính phủ kiến nghị mức bội chi năm 2010 bằng 6,5% GDP và dành toàn bộ số này (125.500 tỷ đồng) để bố trí cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển”.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, năm 2010 nhiều nền kinh tế phát triển cũng dự báo bội chi ngân sách tăng so với 2009. Mỹ dự kiến tăng từ 5,9% năm 2008 lên 12,5% năm 2009 và 10% năm 2010.
Nếu năm 2010 cắt giảm bội chi xuống 6% GDP sẽ giảm nguồn cân đối chi ngân sách Nhà nước 9.700 tỷ đồng. Và khi đó sẽ phải lựa chọn một hoặc một số biện pháp: tăng thêm dự toán thu ngân sách, cắt giảm đầu tư phát triển, giãn tiến độ thực hiện cải cách tiền lương, dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Riêng về tiền lương, Chính phủ giải thích, trong dự toán ngân sách Nhà nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng, thực hiện từ 1/5/2010. Nếu giãn thêm thời gian sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính và tác động đến đời sống của công chức, viên chức, đối tượng nghỉ hưu và người có công với cách mạng…
Vốn cho tập đoàn không phải để hỗ trợ sản xuất
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị, ngoại trừ 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để lại cho Tập đoàn Dầu khí, chỉ bố trí vốn cho một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thực hiện.
Các nhiệm vụ chi khác, các tập đoàn, tổng công ty phải tự bố trí kinh phí từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lại tái đầu tư, kể cả việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho một số lĩnh vực.
Theo giải trình của Chính phủ, số vốn này không phải là khoản hỗ trợ cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, với vai trò là chủ đầu tư.
Cụ thể, với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 3.500 tỷ đồng chi đầu tư các dự án trọng điểm dầu khí và bổ sung quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí từ nguồn lãi dầu, khí được chia cho nước chủ nhà theo nghị quyết của Bộ Chính trị.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bố trí 1.190 tỷ đồng để thực hiện đầu tư hạ tầng nâng cao an toàn đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1…
54 tỷ đồng bố trí cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam dùng thực hiện nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2.
Tập đoàn Than và Khoáng sản được bố trí 28 tỷ đồng xây dựng và hoàn thiện hai dự án trung tâm nghiên cứu thực nghiệm công nghệ chế tạo máy năng lượng và dầu mỏ; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm hiệu suất năng lượng cho thiết bị điều hòa không khí và tủ lạnh..
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ mục đích sử dụng vốn ngân sách năm 2010 của các tập đoàn: Bưu chính Viễn thông, Điện lực, Dệt may và khoản chi cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại.
Vào chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2010.
Tại bản báo cáo nói trên, Chính phủ đã giải trình, tiếp thu một số vấn đề cơ quan thẩm tra và nhiều vị đại biểu đề cập khi thảo luận ở tổ. Trong đó có 5.038 tỷ đồng bố trí cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2010.
Chính phủ cũng đưa ra một số biện pháp phải lựa chọn nếu cắt giảm bội chi năm 2010 xuống 6% GDP, trong đó, có giãn tiến độ thực hiện cải cách tiền lương.
Mỹ cũng tăng bội chi
Theo Chính phủ, trong bối cảnh hiện nay rất cần vốn đầu tư phát triển để đẩy nhanh tiến độ phục hồi kinh tế năm 2010, tạo đà cho nền kinh tế phát triển các năm sau. “Chính vì vậy Chính phủ kiến nghị mức bội chi năm 2010 bằng 6,5% GDP và dành toàn bộ số này (125.500 tỷ đồng) để bố trí cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển”.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, năm 2010 nhiều nền kinh tế phát triển cũng dự báo bội chi ngân sách tăng so với 2009. Mỹ dự kiến tăng từ 5,9% năm 2008 lên 12,5% năm 2009 và 10% năm 2010.
Nếu năm 2010 cắt giảm bội chi xuống 6% GDP sẽ giảm nguồn cân đối chi ngân sách Nhà nước 9.700 tỷ đồng. Và khi đó sẽ phải lựa chọn một hoặc một số biện pháp: tăng thêm dự toán thu ngân sách, cắt giảm đầu tư phát triển, giãn tiến độ thực hiện cải cách tiền lương, dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Riêng về tiền lương, Chính phủ giải thích, trong dự toán ngân sách Nhà nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng, thực hiện từ 1/5/2010. Nếu giãn thêm thời gian sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính và tác động đến đời sống của công chức, viên chức, đối tượng nghỉ hưu và người có công với cách mạng…
Vốn cho tập đoàn không phải để hỗ trợ sản xuất
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị, ngoại trừ 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để lại cho Tập đoàn Dầu khí, chỉ bố trí vốn cho một số nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thực hiện.
Các nhiệm vụ chi khác, các tập đoàn, tổng công ty phải tự bố trí kinh phí từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lại tái đầu tư, kể cả việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho một số lĩnh vực.
Theo giải trình của Chính phủ, số vốn này không phải là khoản hỗ trợ cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, với vai trò là chủ đầu tư.
Cụ thể, với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 3.500 tỷ đồng chi đầu tư các dự án trọng điểm dầu khí và bổ sung quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí từ nguồn lãi dầu, khí được chia cho nước chủ nhà theo nghị quyết của Bộ Chính trị.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bố trí 1.190 tỷ đồng để thực hiện đầu tư hạ tầng nâng cao an toàn đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1…
54 tỷ đồng bố trí cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam dùng thực hiện nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2.
Tập đoàn Than và Khoáng sản được bố trí 28 tỷ đồng xây dựng và hoàn thiện hai dự án trung tâm nghiên cứu thực nghiệm công nghệ chế tạo máy năng lượng và dầu mỏ; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm hiệu suất năng lượng cho thiết bị điều hòa không khí và tủ lạnh..
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ mục đích sử dụng vốn ngân sách năm 2010 của các tập đoàn: Bưu chính Viễn thông, Điện lực, Dệt may và khoản chi cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại.