“Đề nghị Thống đốc vi hành”
Hai chữ khó khăn đã xuất hiện gần như ở tất cả 60 ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội khi thảo luận về kinh tế xã hội
Khó khăn. Hai chữ này có lẽ đã xuất hiện ở tất cả 60 ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội trong một ngày rưỡi thảo luận về kinh tế, xã hội vừa qua.
Vậy nhận diện khó khăn như thế nào cho đầy đủ và giải pháp ra sao? VnEconomy xin lược trích ý kiến của một số vị đại biểu, nhằm trả lời một phần câu hỏi này.
Đề nghị Thống đốc vi hành
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội)
Ở nước ta ngoài tín dụng ở ngân hàng thương mại chúng tôi thấy còn một hiện tượng là tín dụng đen, thực chất là hệ thống tín dụng cho vay nặng lãi, tôi không hiểu ở các nước khác có hệ thống này không. Như đã được các phương tiện thông tin đại chúng công bố, hệ thống tín dụng đen này đã gây hại cho nhiều người gửi, gây hại cho dân.
Hệ thống tín dụng đen đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến đời sống và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của nhân dân ta nói riêng. Tôi đề nghị Chính phủ nên làm rõ trách nhiệm này do ai, vì sao dân vẫn phải đi vay hệ thống này.
Tôi biết rằng đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước rất bận, nhưng tôi tha thiết đề nghị đồng chí sắp xếp thời gian đi vi hành ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh, kể cả vùng núi, đến các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ để xem lại xem họ cần gì, đến những nơi công chức đang cần mua nhà vì sao họ không có tiền, không tiếp cận được vốn, mặc dù lãi suất trần của đồng chí hạ thấp.
Gần đây tôi nghe một cử tri, tôi chưa kiểm tra lại thông tin này, nhưng họ đảm bảo với tôi là chính xác, một doanh nghiệp làm dự án du lịch ở Ninh Bình có tên là Emeralda và hiện đang phải vay với lãi suất là 15%, tôi xin đồng chí Thống đốc cho kiểm tra có đúng không vì tôi thấy hạ trần lãi suất vừa rồi rất tốt nhưng ai được tiếp cận vốn, ai được vay.
Ngay chuyện 30 nghìn tỷ để giải quyết vấn đề nhà ở xã hội hiện nay vẫn chưa giải ngân được, liệu có phải trách nhiệm ngân hàng ở đây không?
Phải có những giải pháp đặc biệt
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang)
Đây có lẽ là thời kỳ khó khăn nhất của đất nước. Kinh tế khó khăn, những vấn đề tiêu cực phát sinh do đó chúng ta trước hết phải bình tĩnh đánh giá một cách chính xác tình hình đất nước và có những giải pháp chứ còn cứ kể các tình hình ra đây chúng tôi nghĩ là sẽ rất khó cho các bộ, ngành để tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Trong tình hình thực tế hiện nay, về vấn đề tài chính, vấn đề nông thôn ngân hàng phải có những giải pháp đặc biệt. Hôm qua các đại biểu nói là có những giải pháp đặc biệt thì chúng ta mới có thể vượt đèn đỏ để đi, làm thế nào để người dân nông thôn vay vốn xây nhà làm đường bằng vật liệu hay như thế nào để chúng ta phát triển. Các đại biểu Quốc hội thử đóng vai một người xuống ngân hàng vay tiền xem có dễ hay không, tôi đã thử thì thấy rất khó.
Chúng tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng nên làm như thế nào đó để có sự khởi sắc và phát triển ở các vùng nông thôn.
Ngân sách khó khăn, vẫn củng cố quốc phòng
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định)
Trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng, Đảng và nhà nước ta vẫn đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng. Những khoản đầu tư đáng kể cho quốc phòng từ những năm trước và trong năm 2013 đã thực sự góp phần nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước. Lực lượng vũ trang có bước phát triển mới theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ khả năng sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương dù còn nhiều khó khăn, nhiều nhiệm vụ phải giải quyết, nhưng cũng đã dành những ưu tiên đúng mức cho nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Niềm tin của nhân dân cả nước và lực lượng vũ trang trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được nâng lên một bước đáng kể so với trước đây.
Trong những năm trước kia khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri ở một số địa phương còn băn khoăn lo lắng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Nhưng năm nay khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri rất phấn khởi, nhìn nhận nhiệm vụ này đã được quan tâm và giải quyết rất tốt.
Ba điểm sáng, ba tồn tại của kinh tế vĩ mô
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM)
Về kinh tế vĩ mô, tôi đánh giá có ba điểm sáng.
Thứ nhất là lạm phát được kiềm chế hoặc kiểm soát ở mức thấp, từ 18,13% năm 2011 ta kéo xuống còn 6,81% năm 2012 và năm nay khoảng 6,5%.
Điểm sáng thứ hai là tỷ giá ổn định, làm tăng thêm niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại tệ vàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định góp phần chống đô la hóa, vàng hóa.
Điểm sáng thứ ba là cán cân thương mại được cải thiện, mặc dù tổng cầu thế giới suy giảm, nhưng xuất khẩu trong 3 năm liền chúng ta đạt tốc độ tăng bình quân 23%/năm. Từ đó góp phần làm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai mà trước đây chúng ta rơi vào cảnh báo tài chính quốc tế, tức là thâm hụt trên 5% GDP thì 2 năm gần đây chúng ta thặng dư 5% GDP làm tăng cán cân tổng thể và tăng dự trữ ngoại hối.
Về hạn chế yếu kém, tôi nghĩ cũng rất nhiều, nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến ba tồn tại sau đây.
Thứ nhất là bội chi ngân sách trong 3 năm qua liên tục gia tăng ở mức cao, năm 2011 là 4,4% GDP, 2012 là 4,8% và 2013 ước là 5,3% GDP. Vì vậy, làm cho nợ công và nợ Chính phủ tăng nhanh tuy nằm trong giới hạn quy định cho phép, nhưng đã ở mức cao cần có những cảnh báo, nhìn về khủng hoảng nợ công của châu Âu, chúng ta thấy ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội là rất nghiêm trọng, chúng ta cần đặc biệt quan tâm.
Tồn tại thứ hai là tổng vốn đầu tư xã hội của chúng ta trong 3 năm qua xây dựng ở mức thấp nhưng chúng ta vẫn không đạt 3 năm liên tiếp. Từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta 3 năm liên tiếp không đạt kế hoạch như Quốc hội đã phê duyệt.
Tồn tại thứ ba là chúng ta đang tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhưng doanh nghiệp dân doanh đang yếu kém và nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Tôi e ngại đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập, đặc biệt là ngay trên sân nhà của mình.
Kinh tế đang nghỉ ngơi ở đáy
Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh)
Cử tri cả nước khẳng định mặc dù kinh tế còn rất nhiều khó khăn song lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô được ổn định, xã hội được an sinh, đặc biệt quốc phòng được giữ vững, an ninh chính trị được ổn định, công tác đối ngoại thắng lợi dồn dập, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao rõ rệt.
Đây là sự cố gắng rất cao của Chính phủ, sự chỉ đạo nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân vì lĩnh vực này có yên thì mới có thể làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện nay kinh tế nước ta sau một đợt suy giảm đã xuống tới đáy, đang nghỉ ngơi lấy sức để phát triển. Ba đột phá chiến lược bước đầu đã phát huy tác dụng, theo tôi phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng trọng dụng nhân tài và nhân đức. Vì muốn tái cơ cấu nền kinh tế hay hoàn thiện thể chế, chính sách... thì cần phải có nguồn nhân lực với tư duy sáng tạo, nhận thức nhạy bén, phẩm chất tốt.
Tái cơ cấu nền kinh tế thực chất là một cuộc cách mạng kinh tế, đã là cách mạng thì phải quyết liệt, triệt để, phải chấp nhận tính hai mặt của vấn đề, chủ động hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của nó.
Vậy nhận diện khó khăn như thế nào cho đầy đủ và giải pháp ra sao? VnEconomy xin lược trích ý kiến của một số vị đại biểu, nhằm trả lời một phần câu hỏi này.
Đề nghị Thống đốc vi hành
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội)
Ở nước ta ngoài tín dụng ở ngân hàng thương mại chúng tôi thấy còn một hiện tượng là tín dụng đen, thực chất là hệ thống tín dụng cho vay nặng lãi, tôi không hiểu ở các nước khác có hệ thống này không. Như đã được các phương tiện thông tin đại chúng công bố, hệ thống tín dụng đen này đã gây hại cho nhiều người gửi, gây hại cho dân.
Hệ thống tín dụng đen đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến đời sống và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của nhân dân ta nói riêng. Tôi đề nghị Chính phủ nên làm rõ trách nhiệm này do ai, vì sao dân vẫn phải đi vay hệ thống này.
Tôi biết rằng đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước rất bận, nhưng tôi tha thiết đề nghị đồng chí sắp xếp thời gian đi vi hành ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh, kể cả vùng núi, đến các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ để xem lại xem họ cần gì, đến những nơi công chức đang cần mua nhà vì sao họ không có tiền, không tiếp cận được vốn, mặc dù lãi suất trần của đồng chí hạ thấp.
Gần đây tôi nghe một cử tri, tôi chưa kiểm tra lại thông tin này, nhưng họ đảm bảo với tôi là chính xác, một doanh nghiệp làm dự án du lịch ở Ninh Bình có tên là Emeralda và hiện đang phải vay với lãi suất là 15%, tôi xin đồng chí Thống đốc cho kiểm tra có đúng không vì tôi thấy hạ trần lãi suất vừa rồi rất tốt nhưng ai được tiếp cận vốn, ai được vay.
Ngay chuyện 30 nghìn tỷ để giải quyết vấn đề nhà ở xã hội hiện nay vẫn chưa giải ngân được, liệu có phải trách nhiệm ngân hàng ở đây không?
Phải có những giải pháp đặc biệt
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang)
Đây có lẽ là thời kỳ khó khăn nhất của đất nước. Kinh tế khó khăn, những vấn đề tiêu cực phát sinh do đó chúng ta trước hết phải bình tĩnh đánh giá một cách chính xác tình hình đất nước và có những giải pháp chứ còn cứ kể các tình hình ra đây chúng tôi nghĩ là sẽ rất khó cho các bộ, ngành để tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Trong tình hình thực tế hiện nay, về vấn đề tài chính, vấn đề nông thôn ngân hàng phải có những giải pháp đặc biệt. Hôm qua các đại biểu nói là có những giải pháp đặc biệt thì chúng ta mới có thể vượt đèn đỏ để đi, làm thế nào để người dân nông thôn vay vốn xây nhà làm đường bằng vật liệu hay như thế nào để chúng ta phát triển. Các đại biểu Quốc hội thử đóng vai một người xuống ngân hàng vay tiền xem có dễ hay không, tôi đã thử thì thấy rất khó.
Chúng tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng nên làm như thế nào đó để có sự khởi sắc và phát triển ở các vùng nông thôn.
Ngân sách khó khăn, vẫn củng cố quốc phòng
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định)
Trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng, Đảng và nhà nước ta vẫn đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng. Những khoản đầu tư đáng kể cho quốc phòng từ những năm trước và trong năm 2013 đã thực sự góp phần nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước. Lực lượng vũ trang có bước phát triển mới theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ khả năng sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương dù còn nhiều khó khăn, nhiều nhiệm vụ phải giải quyết, nhưng cũng đã dành những ưu tiên đúng mức cho nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Niềm tin của nhân dân cả nước và lực lượng vũ trang trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được nâng lên một bước đáng kể so với trước đây.
Trong những năm trước kia khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri ở một số địa phương còn băn khoăn lo lắng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Nhưng năm nay khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri rất phấn khởi, nhìn nhận nhiệm vụ này đã được quan tâm và giải quyết rất tốt.
Ba điểm sáng, ba tồn tại của kinh tế vĩ mô
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM)
Về kinh tế vĩ mô, tôi đánh giá có ba điểm sáng.
Thứ nhất là lạm phát được kiềm chế hoặc kiểm soát ở mức thấp, từ 18,13% năm 2011 ta kéo xuống còn 6,81% năm 2012 và năm nay khoảng 6,5%.
Điểm sáng thứ hai là tỷ giá ổn định, làm tăng thêm niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại tệ vàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định góp phần chống đô la hóa, vàng hóa.
Điểm sáng thứ ba là cán cân thương mại được cải thiện, mặc dù tổng cầu thế giới suy giảm, nhưng xuất khẩu trong 3 năm liền chúng ta đạt tốc độ tăng bình quân 23%/năm. Từ đó góp phần làm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai mà trước đây chúng ta rơi vào cảnh báo tài chính quốc tế, tức là thâm hụt trên 5% GDP thì 2 năm gần đây chúng ta thặng dư 5% GDP làm tăng cán cân tổng thể và tăng dự trữ ngoại hối.
Về hạn chế yếu kém, tôi nghĩ cũng rất nhiều, nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến ba tồn tại sau đây.
Thứ nhất là bội chi ngân sách trong 3 năm qua liên tục gia tăng ở mức cao, năm 2011 là 4,4% GDP, 2012 là 4,8% và 2013 ước là 5,3% GDP. Vì vậy, làm cho nợ công và nợ Chính phủ tăng nhanh tuy nằm trong giới hạn quy định cho phép, nhưng đã ở mức cao cần có những cảnh báo, nhìn về khủng hoảng nợ công của châu Âu, chúng ta thấy ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội là rất nghiêm trọng, chúng ta cần đặc biệt quan tâm.
Tồn tại thứ hai là tổng vốn đầu tư xã hội của chúng ta trong 3 năm qua xây dựng ở mức thấp nhưng chúng ta vẫn không đạt 3 năm liên tiếp. Từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta 3 năm liên tiếp không đạt kế hoạch như Quốc hội đã phê duyệt.
Tồn tại thứ ba là chúng ta đang tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhưng doanh nghiệp dân doanh đang yếu kém và nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Tôi e ngại đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập, đặc biệt là ngay trên sân nhà của mình.
Kinh tế đang nghỉ ngơi ở đáy
Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh)
Cử tri cả nước khẳng định mặc dù kinh tế còn rất nhiều khó khăn song lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô được ổn định, xã hội được an sinh, đặc biệt quốc phòng được giữ vững, an ninh chính trị được ổn định, công tác đối ngoại thắng lợi dồn dập, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao rõ rệt.
Đây là sự cố gắng rất cao của Chính phủ, sự chỉ đạo nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân vì lĩnh vực này có yên thì mới có thể làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện nay kinh tế nước ta sau một đợt suy giảm đã xuống tới đáy, đang nghỉ ngơi lấy sức để phát triển. Ba đột phá chiến lược bước đầu đã phát huy tác dụng, theo tôi phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng trọng dụng nhân tài và nhân đức. Vì muốn tái cơ cấu nền kinh tế hay hoàn thiện thể chế, chính sách... thì cần phải có nguồn nhân lực với tư duy sáng tạo, nhận thức nhạy bén, phẩm chất tốt.
Tái cơ cấu nền kinh tế thực chất là một cuộc cách mạng kinh tế, đã là cách mạng thì phải quyết liệt, triệt để, phải chấp nhận tính hai mặt của vấn đề, chủ động hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của nó.