Đề xuất dành nhiều đặc quyền cho ngành chăn nuôi
Một loạt chính sách ưu đãi cho ngành chăn nuôi đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ phê duyệt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trước khi trình Chính phủ.
Trong lần lấy ý kiến thứ 3 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa một loạt chính sách ưu đãi với ngành chăn nuôi.
Theo đó, tại mục hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề nghị hỗ trợ 3 tỷ đồng một dự án chăn nuôi lợn. Điều kiện là chăn nuôi phải thường xuyên, tập trung từ 1.000 con lợn thịt trở lên hoặc 300 con lợn nái cụ kỵ, ông bà hoặc 400 con lợn nái bố mẹ.
Đối với chăn nuôi bò sữa, trâu, bò cao sản, dê, cừu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề xuất Nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng/dự án.
Điều kiện đi kèm là dự án phải có 100 con trâu, bò cái giống cao sản, hoặc 200 con bò thương phẩm cao sản, hoặc 400 con dê cừu sinh sản, giống cao sản trở lên hoặc từ 600 con dê, cừu thương phẩm, 150 con bò sữa cao sản trở lên.
Khoản tiền hỗ trợ trên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.
Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định như trên, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí (nhưng không vượt quá 5 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
Ngoài hỗ trợ hạ tầng, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi sẽ được hỗ trợ 40% chi phí nhập giống gốc.
Đề xuất hỗ trợ nhập bò sữa giống từ các nước phát triển cho doanh nghiệp nuôi trực tiếp và nuôi phân tán trong các hộ gia đình là 10 triệu đồng/con đối với tỉnh đã có đàn bò sữa trên 5000 con và hỗ trợ 15 triệu đồng/con đối với các tỉnh còn lại (có thể lập dự án riêng).
Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Nghị định mới tập trung vào các vấn đề: mở rộng diện doanh nghiệp, dự án được Nhà nước hỗ trợ; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; bổ sung cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển thị trường, làm thương hiệu, hỗ trợ sản phẩm có lợi thế; cải cách thủ tục hành chính và cơ chế về nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Trong lần lấy ý kiến Chính phủ trước đó của dự thảo Nghị định trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nông nghiệp khi sản xuất quy mô lớn, chuỗi hàng hoá khi đáp ứng ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất…
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Nhà nước bỏ ra ít thôi, hoặc không bỏ thêm mà chỉ có thể là bớt thu từ thuế, hỗ trợ tín dụng, đất đai”.
Theo Phó thủ tướng, quan trọng là phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để không chỉ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mà trong khu vực này nảy nở ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn…
Trong lần lấy ý kiến thứ 3 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa một loạt chính sách ưu đãi với ngành chăn nuôi.
Theo đó, tại mục hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề nghị hỗ trợ 3 tỷ đồng một dự án chăn nuôi lợn. Điều kiện là chăn nuôi phải thường xuyên, tập trung từ 1.000 con lợn thịt trở lên hoặc 300 con lợn nái cụ kỵ, ông bà hoặc 400 con lợn nái bố mẹ.
Đối với chăn nuôi bò sữa, trâu, bò cao sản, dê, cừu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề xuất Nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng/dự án.
Điều kiện đi kèm là dự án phải có 100 con trâu, bò cái giống cao sản, hoặc 200 con bò thương phẩm cao sản, hoặc 400 con dê cừu sinh sản, giống cao sản trở lên hoặc từ 600 con dê, cừu thương phẩm, 150 con bò sữa cao sản trở lên.
Khoản tiền hỗ trợ trên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.
Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định như trên, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí (nhưng không vượt quá 5 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
Ngoài hỗ trợ hạ tầng, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi sẽ được hỗ trợ 40% chi phí nhập giống gốc.
Đề xuất hỗ trợ nhập bò sữa giống từ các nước phát triển cho doanh nghiệp nuôi trực tiếp và nuôi phân tán trong các hộ gia đình là 10 triệu đồng/con đối với tỉnh đã có đàn bò sữa trên 5000 con và hỗ trợ 15 triệu đồng/con đối với các tỉnh còn lại (có thể lập dự án riêng).
Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Nghị định mới tập trung vào các vấn đề: mở rộng diện doanh nghiệp, dự án được Nhà nước hỗ trợ; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; bổ sung cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển thị trường, làm thương hiệu, hỗ trợ sản phẩm có lợi thế; cải cách thủ tục hành chính và cơ chế về nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Trong lần lấy ý kiến Chính phủ trước đó của dự thảo Nghị định trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nông nghiệp khi sản xuất quy mô lớn, chuỗi hàng hoá khi đáp ứng ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất…
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Nhà nước bỏ ra ít thôi, hoặc không bỏ thêm mà chỉ có thể là bớt thu từ thuế, hỗ trợ tín dụng, đất đai”.
Theo Phó thủ tướng, quan trọng là phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để không chỉ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mà trong khu vực này nảy nở ngày càng nhiều doanh nghiệp hơn…