Đề xuất mô hình mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước
CIEM đề xuất bốn mô hình quản lý mới đối với doanh nghiệp nhà nước
Bản báo cáo “Đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” do Ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố sáng 10/12 đã đưa ra kiến nghị mới về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Với mục tiêu đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho rằng việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Do đó, việc tách bạch hai chức năng này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào thực trạng thực hiện chức năng chủ sở hữu hiện nay, CIEM đưa ra đề xuất về 4 mô hình quản lý.
Mô hình thứ nhất là thành lập Cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ quan này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ được tổ chức dưới hình thức Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban gồm Chủ tịch do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng kiêm nhiệm; Phó chủ tịch Uỷ ban làm việc chuyên trách có chức danh tương đương Bộ trưởng và một số thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm.
Uỷ ban có bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ làm việc chuyên trách thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư theo nhóm ngành, lĩnh vực; Chiến lược - kế hoạch phát triển; Cán bộ, lao động và tiền lương; Tái cấu trúc; Tài chính - Kế toán; Thanh tra; Tin học - Thống kê; Đào tạo; Pháp chế…. để quản lý toàn diện những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Mô hình thứ hai tương tự mô hình trên nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ mà chỉ ở cấp bộ.
Cụ thể là ở các bộ ngành thành lập mới một cục/vụ hoặc chuyển đổi Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc bộ thành cơ quan thuộc bộ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành do bộ được giao quản lý.
Mô hình thứ ba là Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nội dung và bước đi thực hiện mô hình này tương tự như mô hình thứ nhất nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành Ủy ban Giám sát quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ mà giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Mô hình thứ tư là Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Theo mô hình này, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước sẽ được cải tiến theo hướng có một số điều chỉnh về phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước so với hiện nay đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Vẫn theo mô hình này, Chính phủ tiếp tục nắm quyền ban hành một số văn bản quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; về tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ cổ đông, thành viên nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước;… trên cơ sở đề nghị của các bộ chức năng có liên quan.
Tuy nhiên, CIEM cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện mô hình tổ chức mới về thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như mô hình thứ nhất, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt công việc quan trọng như tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật chung làm cơ sở pháp lý cho triển khai mô hình tổ chức mới;…
Với mục tiêu đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho rằng việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Do đó, việc tách bạch hai chức năng này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào thực trạng thực hiện chức năng chủ sở hữu hiện nay, CIEM đưa ra đề xuất về 4 mô hình quản lý.
Mô hình thứ nhất là thành lập Cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ quan này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ được tổ chức dưới hình thức Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban gồm Chủ tịch do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng kiêm nhiệm; Phó chủ tịch Uỷ ban làm việc chuyên trách có chức danh tương đương Bộ trưởng và một số thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm.
Uỷ ban có bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ làm việc chuyên trách thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư theo nhóm ngành, lĩnh vực; Chiến lược - kế hoạch phát triển; Cán bộ, lao động và tiền lương; Tái cấu trúc; Tài chính - Kế toán; Thanh tra; Tin học - Thống kê; Đào tạo; Pháp chế…. để quản lý toàn diện những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Mô hình thứ hai tương tự mô hình trên nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ mà chỉ ở cấp bộ.
Cụ thể là ở các bộ ngành thành lập mới một cục/vụ hoặc chuyển đổi Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc bộ thành cơ quan thuộc bộ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành do bộ được giao quản lý.
Mô hình thứ ba là Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nội dung và bước đi thực hiện mô hình này tương tự như mô hình thứ nhất nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành Ủy ban Giám sát quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ mà giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Mô hình thứ tư là Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Theo mô hình này, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước sẽ được cải tiến theo hướng có một số điều chỉnh về phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước so với hiện nay đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Vẫn theo mô hình này, Chính phủ tiếp tục nắm quyền ban hành một số văn bản quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; về tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ cổ đông, thành viên nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước;… trên cơ sở đề nghị của các bộ chức năng có liên quan.
Tuy nhiên, CIEM cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện mô hình tổ chức mới về thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như mô hình thứ nhất, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt công việc quan trọng như tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật chung làm cơ sở pháp lý cho triển khai mô hình tổ chức mới;…