Diễn biến mới trong "âm mưu đảo chính" ở Yahoo
Những tin đồn về một cuộc “đảo chính” nhằm lật đổ ban điều hành Yahoo! đã chính thức được xác nhận
Những tin đồn về một cuộc “đảo chính” nhằm lật đổ ban điều hành Yahoo! đã chính thức được xác nhận.
Nhà tỷ phú người Mỹ, Carl Icahn, người sẽ đứng ra “cầm trịch” cuộc đảo chính này, hôm 14/5 vừa qua đã gửi cho chủ tịch của Yahoo! là Roy Bostock một lá thư trỉ trích rất nặng nề những quyết định của ban điều hành, và tuyên bố ông sẽ đứng ra tiến hành cuộc vận động, nhằm thay thế ban điều hành này, trong cuộc họp thường niên tới đây của công ty.
Không lâu sau khi Icahn “biên thư”, ông đã nhận được hồi âm từ chính ngài chủ tịch Roy Bostock. Trong lá thư trả lời Icahn, ngài chủ tịch đã đứng ra bảo vệ những quyết định của công ty ông, đồng thời cũng hé lộ rất nhiều chi tiết trong cuộc đàm phán bất thành hôm 3/5 với Microsoft, để chứng minh rằng, thực ra Icahn, “chẳng biết gì” về cả Microsoft lẫn Yahoo!.
Bức thư của ngài chủ tịch
Bức thư của ông Roy Bostock có khá nhiều chi tiết mới về quá trình đàm phán kéo dài 3 tháng giữa Yahoo!, và Microsoft.
Bostock tiết lộ ban điều hành Yahoo!, đã họp tới 20 lần để đánh giá những đề nghị từ phía Microsoft và những bản hợp đồng tuơng tự. Ông cũng cho biết những nhà quản lý của cả Microsoft, Yahoo!, và những nhà tư vấn tài chính đã gặp riêng 7 lần để thương thảo. Ngoài ra, Yahoo! đã từng liệt kê cho Microsoft danh sách những yêu cầu, nhưng "đại gia" phần mềm này không mảy may trả lời.
Một điểm đáng chú ý mà Bostock đề cập là Microsoft đã không đưa ra tỷ lệ cụ thể giữa tiền mặt và cổ phiếu, một nhân tố quyết định giá trị của bản hợp đồng.
Sau khi hé lộ một vài thông tin nội bộ, Roy Bostock đã kết luận Icahn đã quá thiếu thông tin để có thể đánh giá các quyết định của ban điều hành Yahoo!.
"Thật không may, bức thư của ngài đã cho thấy có rất nhiều hiểu lầm đối với những gì diễn ra trong cuộc đàm phán, cũng như những sai lệch cả về lời đề nghị của bên Microsoft lẫn những nỗ lực của ban điều hành chúng tôi", Bostock viết.
Chủ tịch Bostock cũng cho rằng hành động nhằm nối lại cuộc đàm phán với Microsoft của Icahn là rất "buồn cười", và sẽ không nhận được sự ủng hộ từ các cổ đông.
"Chúng tôi không tin rằng những cổ đông của Yahoo! sẽ thích thú cho phép ông và những ứng cử viên của ông nắm quyền kiểm soát Yahoo!, để rồi lại quay lại đàm phán với những người đã chính thức tuyên bố họ sẽ từ bỏ thương vụ mua lại chúng ta", trích thư của Bostock.
Lá thư cũng nhấn mạnh một vài điểm về việc Yahoo! luôn luôn mở cửa cho Microsoft nếu họ có ý định đàm phán tiếp, tuy nhiên trong trường hợp Microsoft không nâng mức giá cũng như không thể đáp ứng danh sách các điều khoản của Yahoo!, thì khó có thể khiến công ty này gật đầu.
Icahn đã làm được gì?
Để chuẩn bị cho cuộc vận động của mình, tỷ phú Icahn đã gom được 59 triệu cổ phiếu Yahoo!, tương đương 1,5 tỷ USD. Ngoài ra ông cũng đã xin được giấy phép chống độc quyền của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang, để có thể mua được tối đa 2,5 tỷ USD giá trị cổ phiếu Yahoo!.
Icahn cũng đã hoàn tất danh sách 10 ứng cử viên cho các vị trí ban điều hành Yahoo! vào hôm thứ 5, và một trong số những ứng viên chính là Icahn. Những người còn lại có một vài tên tuổi như người sáng lập ra Viacom là Dallas Maverisks, Giám đốc điều hành của Viacom, Frank J. Biondi.
Ngoài ra, Icahn cũng hoàn tất thủ tục thuê một công ty chuyên trong lĩnh vực vận động kiểu này là D.F. King.
Icahn cũng đang có được sự hậu thuẫn của rất nhiều những cổ đông lớn. Đầu tiên là quỹ Paulson & Co, quỹ này hiện đang nắm giữ hơn 50 triệu cổ phiếu của Yahoo. Người đại diện của Paulson & Co khẳng định quỹ này sẽ ủng hộ cuộc vận động của Icahn. Ngoài ra những cổ đông lớn của Yahoo như Capital Group và cổ đông kỳ cựu Bill Miller cũng đã lên tiếng chỉ trích những quyết định của Yahoo!. Hiện Capital Group đang nắm 17% số cổ phiếu Yahoo!, còn Bill Miller đang là cổ đông lớn thứ 2 của công ty Internet này.
Đi kèm với những hành động rất cụ thể đó là những phát biểu nặng nề chỉ trích cách điều hành của ban lãnh đạo Yahoo. Icahn luôn nhấn mạnh rằng quyết định của Yahoo!, với Microsoft là “quá đáng”, và rất vô lý. Rằng ban điều hành Yahoo!, đã có những dự đoán quá lạc quan về tương lai của họ, khi quyết định không “bán mình” cho Microsoft.
“Tôi và nhiều cổ đông khác của Yahoo! tin rằng, sự kết hợp giữa Yahoo! và Microsoft là lý tưởng để cạnh tranh trong thị trường quảng cáo trực tuyến với Google”, Icahn phát biểu với giới báo chí.
Về phần Micorosft, có lẽ giải pháp tốt nhất lúc này của họ là “tọa sơn quan hổ đấu”. Tờ Thời báo Phố Wall nhận định chưa có dấu hiệu cho thấy Microsoft sẽ quay lại đàm phán với Yahoo!, còn các nhà phân tích thì cho rằng Steve Ballmer (giám đốc điều hành của Microsoft) lúc này đang thích thú với việc "án binh bất động".
(Theo BusinessWeek, AP)
Nhà tỷ phú người Mỹ, Carl Icahn, người sẽ đứng ra “cầm trịch” cuộc đảo chính này, hôm 14/5 vừa qua đã gửi cho chủ tịch của Yahoo! là Roy Bostock một lá thư trỉ trích rất nặng nề những quyết định của ban điều hành, và tuyên bố ông sẽ đứng ra tiến hành cuộc vận động, nhằm thay thế ban điều hành này, trong cuộc họp thường niên tới đây của công ty.
Không lâu sau khi Icahn “biên thư”, ông đã nhận được hồi âm từ chính ngài chủ tịch Roy Bostock. Trong lá thư trả lời Icahn, ngài chủ tịch đã đứng ra bảo vệ những quyết định của công ty ông, đồng thời cũng hé lộ rất nhiều chi tiết trong cuộc đàm phán bất thành hôm 3/5 với Microsoft, để chứng minh rằng, thực ra Icahn, “chẳng biết gì” về cả Microsoft lẫn Yahoo!.
Bức thư của ngài chủ tịch
Bức thư của ông Roy Bostock có khá nhiều chi tiết mới về quá trình đàm phán kéo dài 3 tháng giữa Yahoo!, và Microsoft.
Bostock tiết lộ ban điều hành Yahoo!, đã họp tới 20 lần để đánh giá những đề nghị từ phía Microsoft và những bản hợp đồng tuơng tự. Ông cũng cho biết những nhà quản lý của cả Microsoft, Yahoo!, và những nhà tư vấn tài chính đã gặp riêng 7 lần để thương thảo. Ngoài ra, Yahoo! đã từng liệt kê cho Microsoft danh sách những yêu cầu, nhưng "đại gia" phần mềm này không mảy may trả lời.
Một điểm đáng chú ý mà Bostock đề cập là Microsoft đã không đưa ra tỷ lệ cụ thể giữa tiền mặt và cổ phiếu, một nhân tố quyết định giá trị của bản hợp đồng.
Sau khi hé lộ một vài thông tin nội bộ, Roy Bostock đã kết luận Icahn đã quá thiếu thông tin để có thể đánh giá các quyết định của ban điều hành Yahoo!.
"Thật không may, bức thư của ngài đã cho thấy có rất nhiều hiểu lầm đối với những gì diễn ra trong cuộc đàm phán, cũng như những sai lệch cả về lời đề nghị của bên Microsoft lẫn những nỗ lực của ban điều hành chúng tôi", Bostock viết.
Chủ tịch Bostock cũng cho rằng hành động nhằm nối lại cuộc đàm phán với Microsoft của Icahn là rất "buồn cười", và sẽ không nhận được sự ủng hộ từ các cổ đông.
"Chúng tôi không tin rằng những cổ đông của Yahoo! sẽ thích thú cho phép ông và những ứng cử viên của ông nắm quyền kiểm soát Yahoo!, để rồi lại quay lại đàm phán với những người đã chính thức tuyên bố họ sẽ từ bỏ thương vụ mua lại chúng ta", trích thư của Bostock.
Lá thư cũng nhấn mạnh một vài điểm về việc Yahoo! luôn luôn mở cửa cho Microsoft nếu họ có ý định đàm phán tiếp, tuy nhiên trong trường hợp Microsoft không nâng mức giá cũng như không thể đáp ứng danh sách các điều khoản của Yahoo!, thì khó có thể khiến công ty này gật đầu.
Icahn đã làm được gì?
Để chuẩn bị cho cuộc vận động của mình, tỷ phú Icahn đã gom được 59 triệu cổ phiếu Yahoo!, tương đương 1,5 tỷ USD. Ngoài ra ông cũng đã xin được giấy phép chống độc quyền của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang, để có thể mua được tối đa 2,5 tỷ USD giá trị cổ phiếu Yahoo!.
Icahn cũng đã hoàn tất danh sách 10 ứng cử viên cho các vị trí ban điều hành Yahoo! vào hôm thứ 5, và một trong số những ứng viên chính là Icahn. Những người còn lại có một vài tên tuổi như người sáng lập ra Viacom là Dallas Maverisks, Giám đốc điều hành của Viacom, Frank J. Biondi.
Ngoài ra, Icahn cũng hoàn tất thủ tục thuê một công ty chuyên trong lĩnh vực vận động kiểu này là D.F. King.
Icahn cũng đang có được sự hậu thuẫn của rất nhiều những cổ đông lớn. Đầu tiên là quỹ Paulson & Co, quỹ này hiện đang nắm giữ hơn 50 triệu cổ phiếu của Yahoo. Người đại diện của Paulson & Co khẳng định quỹ này sẽ ủng hộ cuộc vận động của Icahn. Ngoài ra những cổ đông lớn của Yahoo như Capital Group và cổ đông kỳ cựu Bill Miller cũng đã lên tiếng chỉ trích những quyết định của Yahoo!. Hiện Capital Group đang nắm 17% số cổ phiếu Yahoo!, còn Bill Miller đang là cổ đông lớn thứ 2 của công ty Internet này.
Đi kèm với những hành động rất cụ thể đó là những phát biểu nặng nề chỉ trích cách điều hành của ban lãnh đạo Yahoo. Icahn luôn nhấn mạnh rằng quyết định của Yahoo!, với Microsoft là “quá đáng”, và rất vô lý. Rằng ban điều hành Yahoo!, đã có những dự đoán quá lạc quan về tương lai của họ, khi quyết định không “bán mình” cho Microsoft.
“Tôi và nhiều cổ đông khác của Yahoo! tin rằng, sự kết hợp giữa Yahoo! và Microsoft là lý tưởng để cạnh tranh trong thị trường quảng cáo trực tuyến với Google”, Icahn phát biểu với giới báo chí.
Về phần Micorosft, có lẽ giải pháp tốt nhất lúc này của họ là “tọa sơn quan hổ đấu”. Tờ Thời báo Phố Wall nhận định chưa có dấu hiệu cho thấy Microsoft sẽ quay lại đàm phán với Yahoo!, còn các nhà phân tích thì cho rằng Steve Ballmer (giám đốc điều hành của Microsoft) lúc này đang thích thú với việc "án binh bất động".
(Theo BusinessWeek, AP)