Diện mạo và hướng đi mới của đại gia ngành điều
2015 là năm thứ 10 liên tiếp, Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,3 tỷ USD
2015 là năm thứ 10 liên tiếp, Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,3 tỷ USD.
Hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm trên 50% thị phần giao dịch thương mại điều toàn cầu.
Con số này có sự đóng góp của Lafooco, hiện nằm trong top 5 các công ty xuất khẩu điều của Việt Nam, với doanh số bình quân năm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
Nhân tố PAN Food
Sau khi gia nhập PAN Food, nhờ làm mới diện mạo và chiến lược phát triển, Lafooco đẩy mạnh ngành hàng giá trị gia tăng. Trong 5 năm tới, công ty này định vị trở thành một thương hiệu hàng đầu cả nước về sản xuất các loại hạt (nuts & snack) trên cơ sở thế mạnh là hạt điều.
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lafooco Phan Ngọc Sơn kể, 30 năm qua, Lafooco luôn nằm trong top đầu những công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu điều lớn nhất cả nước.
Tuy vậy, trong nhiều năm dài, công ty không tạo được nhiều giá trị gia tăng cho hạt điều khi mang đi xuất khẩu.
Bởi lẽ, trước đây Lafooco tập trung chủ yếu vào việc mua và nhập khẩu điều thô về để chế biến, sau đó lại xuất khẩu điều nhân sang các thị trường như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Quốc. Thực tế Việt Nam luôn phải nhập khẩu nguyên liệu điều, như năm vừa rồi là 1,13 tỷ USD, tăng 48% về lượng và 74% về giá trị so với các năm trước.
Ông Sơn nói, Lafooco chỉ thật sự được “lột xác” kể từ khi trở thành thành viên của PAN Food (một thành viên của The PAN Group).
Lúc này, Lafooco không những được tiếp sức về mặt quản trị, chiến lược kinh doanh, nguồn vốn từ các định chế tài chính lớn như IFC, quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore, Mutual Elite Funds, NDH Invest… mà còn cùng PAN Food tham gia vào từng khâu trong quy trình sản xuất.
Nhiều chi tiết nhỏ như cách góp ý của đoàn chuyên gia IFC (đơn vị đối tác chiến lược của PAN Food) về cách xếp thùng dầu vào trong các bệ xi măng để đảm bảo vệ sinh và môi trường khi đến thăm nơi sản xuất, đã gây ấn tượng tới người công nhân về phong cách làm việc.
"Mọi người hiểu đó mới là cách đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty", ông Sơn nói.
Việc hợp lý hóa lại quy trình sản xuất, đường đi sản phẩm, đổi mới trang thiết bị máy móc...đã làm tăng năng suất lao động của công nhân, đồng thời cải thiện được chất lượng sản phẩm và làm giảm chi phí sản xuất đáng kể.
Cách đây 5 năm, Lafooco với máy móc thiết bị lạc hậu, phải cần hơn 1.000 người cũng chỉ đạt công suất 40 tấn/ngày, thì ngày nay, chỉ cần 500 người cũng đã đạt công suất 50 tấn/ngày, mà không phải thuê gia công thêm bên ngoài.
Thông điệp làm điều
Cũng nhờ PAN Food, chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Lafooco đã bài bản hơn.
Thay cho logo quả địa cầu, nền xanh nước biển thường thấy ở các công ty xuất nhập khẩu, bộ nhận diện thương hiệu mới có nhiều nét khác biệt.
Kiểu chữ logo tự nhiên trên nền màu đất đỏ bazan thể hiện đặc trưng miền đất màu mỡ. Chữ A trong dãy chữ Lafooco đã được đẩy lên trên để minh chứng cho chất lượng hạng A của sản phẩm hạt điều, của cam kết chất lượng và phong cách chuyên nghiệp.
Chữ O lồng ghép cùng dáng hạt điều đồng thời là hình trái tim với thông điệp “làm điều bằng cả trái tim”, phản ánh triết lý hoạt động và phát triển bền vững, hướng tới khách hàng, người nông dân và các công nhân ngành điều.
Bộ nhận diện thương hiệu mới này cũng mang thông điệp về những bước tiến chiến lược của của PAN Food đối với Lafooco. Đó là tận tâm mang những sản phẩm ngành điều và hạt chất lượng cao đến với người tiêu dùng.
Hiện tại, Lafooco là một trong số rất ít các công ty của Việt Nam được cấp chứng nhận là thành viên của tổ chức Fair Trade.
Theo ông Phan Ngọc Sơn, các sản phẩm của các thành viên Fair Trade sẽ được đóng dấu và bán với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại, khoản chênh lệch này chủ yếu sẽ được trả lại cho người nông dân trồng điều thông qua các chương trình phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục...
Hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm trên 50% thị phần giao dịch thương mại điều toàn cầu.
Con số này có sự đóng góp của Lafooco, hiện nằm trong top 5 các công ty xuất khẩu điều của Việt Nam, với doanh số bình quân năm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
Nhân tố PAN Food
Sau khi gia nhập PAN Food, nhờ làm mới diện mạo và chiến lược phát triển, Lafooco đẩy mạnh ngành hàng giá trị gia tăng. Trong 5 năm tới, công ty này định vị trở thành một thương hiệu hàng đầu cả nước về sản xuất các loại hạt (nuts & snack) trên cơ sở thế mạnh là hạt điều.
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lafooco Phan Ngọc Sơn kể, 30 năm qua, Lafooco luôn nằm trong top đầu những công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu điều lớn nhất cả nước.
Tuy vậy, trong nhiều năm dài, công ty không tạo được nhiều giá trị gia tăng cho hạt điều khi mang đi xuất khẩu.
Bởi lẽ, trước đây Lafooco tập trung chủ yếu vào việc mua và nhập khẩu điều thô về để chế biến, sau đó lại xuất khẩu điều nhân sang các thị trường như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Quốc. Thực tế Việt Nam luôn phải nhập khẩu nguyên liệu điều, như năm vừa rồi là 1,13 tỷ USD, tăng 48% về lượng và 74% về giá trị so với các năm trước.
Ông Sơn nói, Lafooco chỉ thật sự được “lột xác” kể từ khi trở thành thành viên của PAN Food (một thành viên của The PAN Group).
Lúc này, Lafooco không những được tiếp sức về mặt quản trị, chiến lược kinh doanh, nguồn vốn từ các định chế tài chính lớn như IFC, quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore, Mutual Elite Funds, NDH Invest… mà còn cùng PAN Food tham gia vào từng khâu trong quy trình sản xuất.
Nhiều chi tiết nhỏ như cách góp ý của đoàn chuyên gia IFC (đơn vị đối tác chiến lược của PAN Food) về cách xếp thùng dầu vào trong các bệ xi măng để đảm bảo vệ sinh và môi trường khi đến thăm nơi sản xuất, đã gây ấn tượng tới người công nhân về phong cách làm việc.
"Mọi người hiểu đó mới là cách đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty", ông Sơn nói.
Việc hợp lý hóa lại quy trình sản xuất, đường đi sản phẩm, đổi mới trang thiết bị máy móc...đã làm tăng năng suất lao động của công nhân, đồng thời cải thiện được chất lượng sản phẩm và làm giảm chi phí sản xuất đáng kể.
Cách đây 5 năm, Lafooco với máy móc thiết bị lạc hậu, phải cần hơn 1.000 người cũng chỉ đạt công suất 40 tấn/ngày, thì ngày nay, chỉ cần 500 người cũng đã đạt công suất 50 tấn/ngày, mà không phải thuê gia công thêm bên ngoài.
Thông điệp làm điều
Cũng nhờ PAN Food, chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Lafooco đã bài bản hơn.
Thay cho logo quả địa cầu, nền xanh nước biển thường thấy ở các công ty xuất nhập khẩu, bộ nhận diện thương hiệu mới có nhiều nét khác biệt.
Kiểu chữ logo tự nhiên trên nền màu đất đỏ bazan thể hiện đặc trưng miền đất màu mỡ. Chữ A trong dãy chữ Lafooco đã được đẩy lên trên để minh chứng cho chất lượng hạng A của sản phẩm hạt điều, của cam kết chất lượng và phong cách chuyên nghiệp.
Chữ O lồng ghép cùng dáng hạt điều đồng thời là hình trái tim với thông điệp “làm điều bằng cả trái tim”, phản ánh triết lý hoạt động và phát triển bền vững, hướng tới khách hàng, người nông dân và các công nhân ngành điều.
Bộ nhận diện thương hiệu mới này cũng mang thông điệp về những bước tiến chiến lược của của PAN Food đối với Lafooco. Đó là tận tâm mang những sản phẩm ngành điều và hạt chất lượng cao đến với người tiêu dùng.
Hiện tại, Lafooco là một trong số rất ít các công ty của Việt Nam được cấp chứng nhận là thành viên của tổ chức Fair Trade.
Theo ông Phan Ngọc Sơn, các sản phẩm của các thành viên Fair Trade sẽ được đóng dấu và bán với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại, khoản chênh lệch này chủ yếu sẽ được trả lại cho người nông dân trồng điều thông qua các chương trình phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục...