Điện sẽ được chào giá theo chi phí
Bộ Công Thương vừa hoàn tất đề án thị trường phát điện cạnh tranh theo mô hình chào giá theo chi phí
Bộ Công Thương vừa hoàn tất đề án thị trường phát điện cạnh tranh theo mô hình chào giá theo chi phí.
Theo mô hình này, tất cả các nhà máy điện có công suất trên 30MW phải tham gia chào giá ra thị trường, trừ các nhà máy điện BOT có hợp đồng bao tiêu nhiều năm. Các đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện theo mẫu được quy định.
Tuy nhiên, mỗi loại nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, thủy điện đa mục tiêu, BOT) sẽ chào giá ra thị trường theo những quy tắc khác nhau với các mức giá trần, sàn khác nhau nhằm tránh hiện tượng tăng giá đột biến.
Theo Bộ Công Thương, nếu áp dụng mô hình này sẽ đảm bảo cung cấp điện ổn định, không gây ra những đột biến tăng giá, giảm thiểu được rủi ro cho các nhà đầu tư, thu hút đầu tư phát triển nguồn điện mới; đồng thời hạn chế khả năng lũng đoạn thị trường bởi các “ông lớn” chiếm thị phần khống chế.
Theo Bộ Công thương, lộ trình điều chỉnh giá điện đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 và đợt tăng giá trong năm 2009 là bước đệm để tiến tới thị trường điện cạnh tranh. Nếu áp dụng mô hình này thì điện sẽ được chào bán ra thị trường với các mức khác nhau nhằm tránh hiện tượng đột biến về giá.
Ngoài ra, bộ này cũng đang cân nhắc các phương án giá bán điện mới trong năm 2009 trên cơ sở chi phí đầu vào, khâu phân phối điện, nhu cầu sử dụng, chỉ số CPI và khả năng chấp nhận được của các hộ gia đình.
Trước đó, các nhà tư vấn của Tập đoàn KEMA (Hoa Kỳ) đã đưa ra 3 phương án về thị trường điện cạnh tranh cho Bộ Công Thương tham khảo. Trong đó có phương án là sẽ hình thành một thị trường điều độ tập trung (thị trường toàn phần) với ba loại hình thị trường phân phối điện: thị trường chào giá tự do, thị trường chào giá dựa trên chi phí và thị trường điện một giá.
Sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ về ưu, nhược điểm của các mô hình, Bộ Công Thương đã quyết định lựa chọn xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh theo mô hình chào giá theo chi phí.
Theo mô hình này, tất cả các nhà máy điện có công suất trên 30MW phải tham gia chào giá ra thị trường, trừ các nhà máy điện BOT có hợp đồng bao tiêu nhiều năm. Các đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện theo mẫu được quy định.
Tuy nhiên, mỗi loại nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, thủy điện đa mục tiêu, BOT) sẽ chào giá ra thị trường theo những quy tắc khác nhau với các mức giá trần, sàn khác nhau nhằm tránh hiện tượng tăng giá đột biến.
Theo Bộ Công Thương, nếu áp dụng mô hình này sẽ đảm bảo cung cấp điện ổn định, không gây ra những đột biến tăng giá, giảm thiểu được rủi ro cho các nhà đầu tư, thu hút đầu tư phát triển nguồn điện mới; đồng thời hạn chế khả năng lũng đoạn thị trường bởi các “ông lớn” chiếm thị phần khống chế.
Theo Bộ Công thương, lộ trình điều chỉnh giá điện đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 và đợt tăng giá trong năm 2009 là bước đệm để tiến tới thị trường điện cạnh tranh. Nếu áp dụng mô hình này thì điện sẽ được chào bán ra thị trường với các mức khác nhau nhằm tránh hiện tượng đột biến về giá.
Ngoài ra, bộ này cũng đang cân nhắc các phương án giá bán điện mới trong năm 2009 trên cơ sở chi phí đầu vào, khâu phân phối điện, nhu cầu sử dụng, chỉ số CPI và khả năng chấp nhận được của các hộ gia đình.
Trước đó, các nhà tư vấn của Tập đoàn KEMA (Hoa Kỳ) đã đưa ra 3 phương án về thị trường điện cạnh tranh cho Bộ Công Thương tham khảo. Trong đó có phương án là sẽ hình thành một thị trường điều độ tập trung (thị trường toàn phần) với ba loại hình thị trường phân phối điện: thị trường chào giá tự do, thị trường chào giá dựa trên chi phí và thị trường điện một giá.
Sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ về ưu, nhược điểm của các mô hình, Bộ Công Thương đã quyết định lựa chọn xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh theo mô hình chào giá theo chi phí.