Điều hành chính sách tiền tệ lại gặp khó
Điều hành chính sách tiền tệ không thể lơ là với lạm phát nhưng để không lãng phí thành quả kích thích kinh tế lại là vấn đề nan giải
Những con số được công bố tại một hội nghị tài chính tuần trước cho thấy, điều hành chính sách tiền tệ không thể lơ là với lạm phát nhưng làm sao để không lãng phí thành quả kích thích kinh tế vừa qua lại là vấn đề nan giải.
Tại Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo tài chính khu vực châu Á tổ chức ở Hà Nội tuần trước, các nhà quản lý ngành tài chính, tiền tệ Việt Nam đã công bố những con số đáng chú ý.
Lưu tâm từ những con số
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, kể từ tháng 10/2008, khi Chính phủ lựa chọn mục tiêu hàng đầu là chống suy giảm kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng “nới lỏng có thận trọng”.
Cùng với việc đưa lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7% và sự nới lỏng của các công cụ khác, đã dẫn đến kết quả tăng trưởng tín dụng tương đối cao, với mức 33% trong 10 tháng qua. Con số này được Thống đốc công bố chính thức tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 17/11 là 33,29%.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc hội cũng đưa ra những con số và nhận xét đáng chú ý mà đầu tiên là vấn đề tỷ giá. Cụ thể, gần đây, giá mua bán ngoại tệ trên hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp luôn kịch trần giới hạn của Ngân hàng Nhà nước, trong khi 2 năm qua, giá USD “chợ đen” luôn cao hơn so với hệ thống ngân hàng, tạo ra sự chênh lệnh lớn nhất và kéo dài thời gian nhất, kể từ 10 năm gần đây. Và điều này góp phần đẩy chỉ số kinh tế vĩ mô tụt hậu mạnh nhất trong xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Ông Nghĩa cũng ước tính thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể (chỉ số quyết định sự cân bằng tỷ giá) năm nay khoảng 3 tỷ USD. Bên cạnh đó, bình quân nợ xấu toàn hệ thống 6 tháng đầu năm là 2,46%. Đáng lưu ý, các các công ty tài chính và cho thuê tài chính có mức nợ xấu rất cao (4 - 5 đơn vị lên tới 10%).
Liên quan đến an toàn của hệ thống ngân hàng có một thống kê khác đáng chú ý: doanh số mua/bán bình quân ngày trên thị trường chứng khoán tăng chóng mặt khi quý 1/2009 chỉ 261 tỷ đồng thì quý 2 vọt lên 1.400 tỷ đồng - 1.500 tỷ đồng, quý 3: 2.050 tỷ đồng và dự kiến quý 4 khoảng 2.500 tỷ đồng. Ông Nghĩa nghi ngờ: “Liệu có xuất hiện dòng tiền từ ngân hàng chảy vào chứng khoán thông qua tín dụng tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp, thậm chí tiền gửi ngân hàng?”.
Song song, trong tổng số 166 nghìn tỷ đồng (hơn 9 tỷ USD) cho vay bất động sản cả nước thì Tp.HCM chiếm tới 51%, trong khi Hà Nội chỉ 15,5% và kèm theo, giá nhà đất ở Tp.HCM liên tục giảm nhưng ở Hà Nội lại trái ngược.
“Trong các con số nói trên, nếu đặt Ngân hàng Nhà nước giữa bộn bề các vấn đề như: tiếp tục hỗ trợ lãi suất, tăng trưởng tín dụng 33,29%, hoài nghi về an toàn một số nhóm nợ, nguy cơ lạm phát tỷ giá leo thang và đặc biệt là mức tồn kho doanh nghiệp, sẽ thấy hoạt động điều hành của cơ quan này vô cùng khó khăn khi phải giải quyết đồng thời những bất cập về tỷ giá, lãi suất, ngăn chặn lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.
Đau đầu” vì linh hoạt và thận trọng!
Bởi vậy, tại một hội thảo tài chính tuần trước, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM hỏi khó cho Ủy ban Giám sát tài chính và đại diện Ngân hàng Nhà nước: “Có người nói là Việt Nam cần phải thắt chặt tiền tệ nhưng theo các ông, vì sao phải thắt chặt và thắt chặt như thế nào?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Nghĩa cho biết: tính đến thời điểm này, lượng hàng tồn kho của nền kinh tế lên tới 5,4% GDP so với mức 2,6% GDP giữa năm ngoái! Như vậy, cần xem lại tính bền vững của quá trình phục hồi nền kinh tế. Và nếu Chính phủ chưa có biện pháp hỗ trợ về phía cầu thay vì hỗ trợ cung thì rất có thể tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ gặp một đáy thứ hai vào đầu năm tới.
Băn khoăn này liên quan đến bày tỏ của một chuyên gia ngân hàng tại Hội thảo “Giải pháp tài chính - tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” ngày 10/11: “Chúng ta cứ hô hoán tái cấu trúc nhưng tại sao tái cấu trúc lại kéo dài hỗ trợ lãi suất? Đã tái cấu trúc là phải chấp nhận đào thải của thị trường!”.
Trở lại với câu chuyện “thắt chặt”, ông Nghĩa nói: “Chính sách tiền tệ phải thận trọng và linh hoạt là cần thiết nhưng nếu theo cách mà phần lớn là giật cục thì rất nguy hiểm. Một vài người đưa ra một số chỉ tiêu thắt chặt tiền tệ dự kiến năm nay là 35% xuống 25% của năm sau, nghe mà phát hoảng! Nếu vậy, thành quả toàn bộ thành quả gói kích thích kinh tế thứ nhất gần như vô nghĩa! Chưa kể đến an toàn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa”.
Tiếp đó là vấn đề tỷ giá. Hiện tại, với mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể như trên, cộng với nguy cơ lạm phát đã hiện hữu do “chi phí đẩy, cầu kéo” và nới lỏng tiền tệ một năm qua, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán sẽ biến động rất mạnh.
Ông Bảo cho rằng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến 2010 là thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì an toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước vẫn đi theo chủ trương không phá giá VND, đảm bảo lãi suất thực dương để hệ thống ngân hàng vẫn huy động được vốn.
Tuy nhiên, để làm được điều này trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới chưa hết bất ổn, sự phục hồi kinh tế trong nước còn thiếu bền vững, quan hệ dòng tiền khu vực dân cư với hệ thống ngân hàng không thuận chiều, thực sự là thách thức rất lớn với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ.
Tại Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo tài chính khu vực châu Á tổ chức ở Hà Nội tuần trước, các nhà quản lý ngành tài chính, tiền tệ Việt Nam đã công bố những con số đáng chú ý.
Lưu tâm từ những con số
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, kể từ tháng 10/2008, khi Chính phủ lựa chọn mục tiêu hàng đầu là chống suy giảm kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng “nới lỏng có thận trọng”.
Cùng với việc đưa lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7% và sự nới lỏng của các công cụ khác, đã dẫn đến kết quả tăng trưởng tín dụng tương đối cao, với mức 33% trong 10 tháng qua. Con số này được Thống đốc công bố chính thức tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 17/11 là 33,29%.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc hội cũng đưa ra những con số và nhận xét đáng chú ý mà đầu tiên là vấn đề tỷ giá. Cụ thể, gần đây, giá mua bán ngoại tệ trên hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp luôn kịch trần giới hạn của Ngân hàng Nhà nước, trong khi 2 năm qua, giá USD “chợ đen” luôn cao hơn so với hệ thống ngân hàng, tạo ra sự chênh lệnh lớn nhất và kéo dài thời gian nhất, kể từ 10 năm gần đây. Và điều này góp phần đẩy chỉ số kinh tế vĩ mô tụt hậu mạnh nhất trong xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Ông Nghĩa cũng ước tính thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể (chỉ số quyết định sự cân bằng tỷ giá) năm nay khoảng 3 tỷ USD. Bên cạnh đó, bình quân nợ xấu toàn hệ thống 6 tháng đầu năm là 2,46%. Đáng lưu ý, các các công ty tài chính và cho thuê tài chính có mức nợ xấu rất cao (4 - 5 đơn vị lên tới 10%).
Liên quan đến an toàn của hệ thống ngân hàng có một thống kê khác đáng chú ý: doanh số mua/bán bình quân ngày trên thị trường chứng khoán tăng chóng mặt khi quý 1/2009 chỉ 261 tỷ đồng thì quý 2 vọt lên 1.400 tỷ đồng - 1.500 tỷ đồng, quý 3: 2.050 tỷ đồng và dự kiến quý 4 khoảng 2.500 tỷ đồng. Ông Nghĩa nghi ngờ: “Liệu có xuất hiện dòng tiền từ ngân hàng chảy vào chứng khoán thông qua tín dụng tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp, thậm chí tiền gửi ngân hàng?”.
Song song, trong tổng số 166 nghìn tỷ đồng (hơn 9 tỷ USD) cho vay bất động sản cả nước thì Tp.HCM chiếm tới 51%, trong khi Hà Nội chỉ 15,5% và kèm theo, giá nhà đất ở Tp.HCM liên tục giảm nhưng ở Hà Nội lại trái ngược.
“Trong các con số nói trên, nếu đặt Ngân hàng Nhà nước giữa bộn bề các vấn đề như: tiếp tục hỗ trợ lãi suất, tăng trưởng tín dụng 33,29%, hoài nghi về an toàn một số nhóm nợ, nguy cơ lạm phát tỷ giá leo thang và đặc biệt là mức tồn kho doanh nghiệp, sẽ thấy hoạt động điều hành của cơ quan này vô cùng khó khăn khi phải giải quyết đồng thời những bất cập về tỷ giá, lãi suất, ngăn chặn lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.
Đau đầu” vì linh hoạt và thận trọng!
Bởi vậy, tại một hội thảo tài chính tuần trước, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM hỏi khó cho Ủy ban Giám sát tài chính và đại diện Ngân hàng Nhà nước: “Có người nói là Việt Nam cần phải thắt chặt tiền tệ nhưng theo các ông, vì sao phải thắt chặt và thắt chặt như thế nào?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Nghĩa cho biết: tính đến thời điểm này, lượng hàng tồn kho của nền kinh tế lên tới 5,4% GDP so với mức 2,6% GDP giữa năm ngoái! Như vậy, cần xem lại tính bền vững của quá trình phục hồi nền kinh tế. Và nếu Chính phủ chưa có biện pháp hỗ trợ về phía cầu thay vì hỗ trợ cung thì rất có thể tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ gặp một đáy thứ hai vào đầu năm tới.
Băn khoăn này liên quan đến bày tỏ của một chuyên gia ngân hàng tại Hội thảo “Giải pháp tài chính - tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” ngày 10/11: “Chúng ta cứ hô hoán tái cấu trúc nhưng tại sao tái cấu trúc lại kéo dài hỗ trợ lãi suất? Đã tái cấu trúc là phải chấp nhận đào thải của thị trường!”.
Trở lại với câu chuyện “thắt chặt”, ông Nghĩa nói: “Chính sách tiền tệ phải thận trọng và linh hoạt là cần thiết nhưng nếu theo cách mà phần lớn là giật cục thì rất nguy hiểm. Một vài người đưa ra một số chỉ tiêu thắt chặt tiền tệ dự kiến năm nay là 35% xuống 25% của năm sau, nghe mà phát hoảng! Nếu vậy, thành quả toàn bộ thành quả gói kích thích kinh tế thứ nhất gần như vô nghĩa! Chưa kể đến an toàn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa”.
Tiếp đó là vấn đề tỷ giá. Hiện tại, với mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể như trên, cộng với nguy cơ lạm phát đã hiện hữu do “chi phí đẩy, cầu kéo” và nới lỏng tiền tệ một năm qua, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán sẽ biến động rất mạnh.
Ông Bảo cho rằng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến 2010 là thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì an toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước vẫn đi theo chủ trương không phá giá VND, đảm bảo lãi suất thực dương để hệ thống ngân hàng vẫn huy động được vốn.
Tuy nhiên, để làm được điều này trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới chưa hết bất ổn, sự phục hồi kinh tế trong nước còn thiếu bền vững, quan hệ dòng tiền khu vực dân cư với hệ thống ngân hàng không thuận chiều, thực sự là thách thức rất lớn với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ.