Doanh nghiệp Trung Quốc bán tàu với giá sắt vụn
Năm 2010, ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc từng giành ngôi vị lớn nhất thế giới, vượt qua cả Hàn Quốc và Nhật Bản
Đối mặt với những khoản lỗ khồng lồ, tiền mặt thiếu hụt và thương mại hàng hải giảm mạnh, một số công ty đóng tàu của Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, đang phải bán tống bán tháo tàu bè với giá siêu rẻ.
Trong đó, nhiều tàu thuyền được bán đi với giá bán sắt vụn, tờ Business Line dẫn bài báo đăng tải trên nhật báo Thông tin Kinh tế (thuộc Tân Hoa Xã) số ra ngày 8/12 cho hay.
Theo bài báo, tại tỉnh Phúc Kiến phía đông Trung Quốc, khoảng 80% công ty đóng tàu tư nhân đang chịu tác động từ sự giảm sút trong ngành này, và một số đơn vị trong số này đang phải bán tàu đi với giá sắt vụn để tồn tại.
Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI), chỉ số do sở giao dịch Baltic tại London công bố hàng ngày để đánh giá mức phí thuê tàu chở những mặt hàng nguyên liệu thô (quặng sắt, than, xi măng, ngũ cốc…), đứng ở mức 1.528 điểm vào ngày 6/12 vừa qua, thấp hơn rất nhiều so với đường ranh giới lỗ - lãi 3.000 điểm.
Chỉ số này đã giảm 5 phiên liên tiếp cho tới ngày 6/12. Các công ty đóng tàu ở Phúc Kiến như Fujian Guohang Ocean Shipping đã phải bán tàu với mức chiết khấu lớn nhằm bù đắp cho những thua lỗ hoạt động và giảm bớt căng thẳng về tiền mặt.
“Tháo dỡ tàu để bán có vẻ như cách duy nhất đối với các công ty này bởi họ đang thua lỗ dù có hoạt động hay không”, ông Zheng Qiang, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đóng tàu Phúc Kiến (Trung Quốc) nói với tờ Thông tin Kinh tế.
Theo ông Zhang Yongfeng, một nhà phân tích thuộc Viện Đóng tàu quốc tế Thượng Hải, những nỗi đau của các đơn vị sản xuất tàu càng bị nhân lên gấp bội khi năng suất vận tải biển trên thế giới được xem là tiếp tục tăng trưởng trong vài năm gần đây.
Hồi cuối năm ngoái, tờ Central Daily (Hàn Quốc) dẫn báo cáo của Tổ chức Phân tích hàng hải và đóng tàu Clarkson (Anh) cho biết, nửa đầu năm 2010, căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng đã nhận, số lượng đơn đặt chưa giao và số lượng tàu đóng, vị trí số một thế giới của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã phải nhượng lại cho Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bị “vượt mặt” sau 7 năm đứng đầu thế giới kể từ khi giành ngôi vị từ tay Nhật Bản năm 2003. Năm 2009, Hàn Quốc vẫn giữ vị trí số một thế giới về sản lượng tàu, nhưng đơn đặt hàng đã nhận và chưa giao đã bị Trung Quốc vượt qua.
Năm 2007, Trung Quốc chỉ chiếm 25% sản lượng tàu đóng trên thế giới, tổng trọng tải chỉ là 18,93 triệu tấn DWT, có ba hãng đóng tàu xếp trong mười hãng đóng tàu đứng đầu thế giới về sản lượng và có 15 hãng trong số 50 hãng đứng đầu thế giới.
Năm 2007, Trung Quốc còn đang nghiên cứu đóng tàu chở được đến nửa triệu tấn quặng khoáng sản. Nhưng đến tháng 9/2008, ngay trong cao điểm khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã ký được hợp đồng đóng tàu với tổng trọng tải lên đến 98,45 triệu tấn trọng tải DWT, chiếm 42% thị phần thế giới.
Và trong nửa đầu năm 2010, các xí nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã xuất khẩu được một số tàu có tổng trọng tải lên đến 23,4 triệu tấn DWT, chiếm 82% tổng năng lực đóng tàu của thế giới. Nhờ vậy, từ hạng 3 thế giới năm 2008, công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc nay đã vượt lên đứng hàng số 1 thế giới, qua mặt Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tờ Central Daily dẫn lời một cán bộ trong ngành của Hàn Quốc cho hay, ngành đóng tàu Trung Quốc đã giành được vị trí đứng đầu thế giới như vậy là sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch năm 2015 của chính phủ nước này.
Tuy nhiên, ngay vào thời điểm đó, hãng tin Reuters đã dự báo rằng, hàng chục, thậm chí hàng trăm hãng đóng tàu Trung Quốc sẽ phải đóng cửa vào năm 2011 do năng lực yếu kém và không trụ được trước các biện pháp thắt chặt tài chính của Trung Quốc.
Trong đó, nhiều tàu thuyền được bán đi với giá bán sắt vụn, tờ Business Line dẫn bài báo đăng tải trên nhật báo Thông tin Kinh tế (thuộc Tân Hoa Xã) số ra ngày 8/12 cho hay.
Theo bài báo, tại tỉnh Phúc Kiến phía đông Trung Quốc, khoảng 80% công ty đóng tàu tư nhân đang chịu tác động từ sự giảm sút trong ngành này, và một số đơn vị trong số này đang phải bán tàu đi với giá sắt vụn để tồn tại.
Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI), chỉ số do sở giao dịch Baltic tại London công bố hàng ngày để đánh giá mức phí thuê tàu chở những mặt hàng nguyên liệu thô (quặng sắt, than, xi măng, ngũ cốc…), đứng ở mức 1.528 điểm vào ngày 6/12 vừa qua, thấp hơn rất nhiều so với đường ranh giới lỗ - lãi 3.000 điểm.
Chỉ số này đã giảm 5 phiên liên tiếp cho tới ngày 6/12. Các công ty đóng tàu ở Phúc Kiến như Fujian Guohang Ocean Shipping đã phải bán tàu với mức chiết khấu lớn nhằm bù đắp cho những thua lỗ hoạt động và giảm bớt căng thẳng về tiền mặt.
“Tháo dỡ tàu để bán có vẻ như cách duy nhất đối với các công ty này bởi họ đang thua lỗ dù có hoạt động hay không”, ông Zheng Qiang, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đóng tàu Phúc Kiến (Trung Quốc) nói với tờ Thông tin Kinh tế.
Theo ông Zhang Yongfeng, một nhà phân tích thuộc Viện Đóng tàu quốc tế Thượng Hải, những nỗi đau của các đơn vị sản xuất tàu càng bị nhân lên gấp bội khi năng suất vận tải biển trên thế giới được xem là tiếp tục tăng trưởng trong vài năm gần đây.
Hồi cuối năm ngoái, tờ Central Daily (Hàn Quốc) dẫn báo cáo của Tổ chức Phân tích hàng hải và đóng tàu Clarkson (Anh) cho biết, nửa đầu năm 2010, căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng đã nhận, số lượng đơn đặt chưa giao và số lượng tàu đóng, vị trí số một thế giới của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã phải nhượng lại cho Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bị “vượt mặt” sau 7 năm đứng đầu thế giới kể từ khi giành ngôi vị từ tay Nhật Bản năm 2003. Năm 2009, Hàn Quốc vẫn giữ vị trí số một thế giới về sản lượng tàu, nhưng đơn đặt hàng đã nhận và chưa giao đã bị Trung Quốc vượt qua.
Năm 2007, Trung Quốc chỉ chiếm 25% sản lượng tàu đóng trên thế giới, tổng trọng tải chỉ là 18,93 triệu tấn DWT, có ba hãng đóng tàu xếp trong mười hãng đóng tàu đứng đầu thế giới về sản lượng và có 15 hãng trong số 50 hãng đứng đầu thế giới.
Năm 2007, Trung Quốc còn đang nghiên cứu đóng tàu chở được đến nửa triệu tấn quặng khoáng sản. Nhưng đến tháng 9/2008, ngay trong cao điểm khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã ký được hợp đồng đóng tàu với tổng trọng tải lên đến 98,45 triệu tấn trọng tải DWT, chiếm 42% thị phần thế giới.
Và trong nửa đầu năm 2010, các xí nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã xuất khẩu được một số tàu có tổng trọng tải lên đến 23,4 triệu tấn DWT, chiếm 82% tổng năng lực đóng tàu của thế giới. Nhờ vậy, từ hạng 3 thế giới năm 2008, công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc nay đã vượt lên đứng hàng số 1 thế giới, qua mặt Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tờ Central Daily dẫn lời một cán bộ trong ngành của Hàn Quốc cho hay, ngành đóng tàu Trung Quốc đã giành được vị trí đứng đầu thế giới như vậy là sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch năm 2015 của chính phủ nước này.
Tuy nhiên, ngay vào thời điểm đó, hãng tin Reuters đã dự báo rằng, hàng chục, thậm chí hàng trăm hãng đóng tàu Trung Quốc sẽ phải đóng cửa vào năm 2011 do năng lực yếu kém và không trụ được trước các biện pháp thắt chặt tài chính của Trung Quốc.