“Doanh nghiệp Việt Nam đã vượt cạn thành công”
Thành công lớn nhất đến giờ là doanh nghiệp đã trụ vững qua thời kỳ khủng hoảng, nhưng việc tái cấu trúc còn khó khăn hơn
Thành công lớn nhất đến giờ là doanh nghiệp đã trụ vững qua thời kỳ khủng hoảng, nhưng yêu cầu cải tổ, tái cấu trúc lại để bắt nhịp tốt với xu thế phát triển, hội nhập còn khó hơn cả vượt khủng hoảng.
Trong chuỗi những hoạt động dày đặc kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để trao đổi với VnEconony về "bước đường hậu khủng hoảng" của doanh nghiệp Việt Nam.
"Vượt cạn" thành công
Năm ngoái, cũng dịp kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam, ông nói đó là một năm đặc biệt- năm khủng hoảng mà doanh nghiệp phải vượt qua. Vậy còn năm nay, thưa ông?
Sau khủng hoảng, suy giảm kinh tế, những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn không hề giảm mà còn tăng lên khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi.
Đó là sức ép về đổi mới, cải cách cơ cấu, tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên…Yêu cầu với doanh nghiệp trong giai đoạn này không chỉ là trụ vững, cầm cự nữa mà phải là bứt phá để vượt lên. Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì không thể trụ vững tiếp được bởi sự cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn ở giai đoạn sau khủng hoảng.
Vậy nhìn lại một năm qua, theo ông doanh nghiệp Việt Nam đã thành công ở điểm nào?
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã "vượt cạn" thành công, trụ vững trong điều kiện suy thoái kinh tế, điều đó chứng tỏ khả năng chịu đựng, dẻo dai của doanh nghiệp Việt, khằng định tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thua kém doanh nghiệp trên thế giới.
Trong khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp Việt không chỉ đã thực hiện đổi mới cơ cấu cần thiết mà còn vươn ra thế giới, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mạnh dạn mở rộng địa bàn, thị trường đầu tư ra nước ngoài. Một số thương hiệu đã khẳng định được vị thế của mình trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, việc đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có giá trị, tạo ra những cái mới, những sản phẩm có năng lực cạnh tranh không chỉ bằng chi phí mà cạnh tranh bằng chất lượng, bằng sự khác biệt thì doanh nghiệp Việt vẫn chưa làm được, vẫn chưa có sự bứt phá, đột biến.
Đến lúc này, điều đang trăn trở trong ông về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Phát triển, trưởng thành khá nhanh và có sự cố gắng lớn, nhưng phải thừa nhận rằng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất non kém, còn có khoảng cách khá xa với các nước trên thế giới.
Tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp Việt không hề thua kém nhưng tính chuyên nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự xây dựng nền tảng văn hóa kinh doanh cho mình, trong khi đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Bây giờ không còn là thời làm ăn chụp giật, tranh thủ quan hệ, mà đòi hỏi phải bài bản, chuyên nghiệp và đặc biệt là giữ được chữ tín. Thời gian qua, trên thị trường vẫn còn những sản phẩm quần áo, đồ ăn đồ uống… làm người tiêu dùng mất niềm tin.
Tôi chỉ muốn nói, dù là thế nào đi chăng nữa thì doanh nhân, doanh nghiệp cũng phải luôn giữ được chữ tín, giữ được lòng tin của người tiêu dùng, như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững được.
Thời điểm để chiếm lĩnh thị trường nội địa
Thưa ông, lâu nay câu chuyện doanh nghiệp quay về phát triển sân nhà, chiếm lĩnh thị trường nội địa được bàn đến nhiều nhưng hiện vẫn còn là “nỗi lo”?
Bản thân nhiều doanh nghiệp lâu nay chỉ sản xuất hàng nội địa nhưng đôi khi lại không coi trọng về chất lượng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng của người Việt trước đây cũng không cao. Nhưng giờ thu nhập tăng lên, một bộ phận có thu nhập cao, khá và trung bình, vì thế nhiều sản phẩm chất lượng cao của thế giới cũng vào.
Nên bây giờ phải coi trọng chất lượng, mẫu mã và khi sản xuất hàng cho thị trường nội địa cũng phải đáp ứng như hàng xuất khẩu.
Tôi cho rằng đây là thời điểm doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa, bởi lẽ đang có yêu cầu về năng lực cạnh tranh, yêu cầu về cơ cấu lại rất mạnh, mạnh hơn bất cứ lúc nào. Trong khi trước đây, doanh nghiệp vẫn chưa tập trung vào tính cạnh tranh của sản phẩm.
Bây giờ có thuận lợi nữa là cả thế giới đang có xu hướng dùng hàng trong nước, tức tinh thần dân tộc đang trỗi dậy. Mà tinh thần của người Việt thì rất mạnh, nên tình cảm của người Việt ủng hộ hàng Việt, tinh thần yêu nước yêu dân tộc trở thành yêu sản phẩm, đó là một xu hướng rất tự nhiên.
Thời điểm này, công nghệ, trình độ vốn liếng của doanh nghiệp cũng khá hơn, nếu chú ý đến, quan tâm đến thị trường nội địa, có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì hoàn toàn có cơ sở để cạnh tranh ngang ngửa với hàng nước ngoài.
Gần đây hàng hóa của Trung Quốc đang bị tẩy chay, thực sự chất lượng của họ cũng không cao hơn mình, đây cũng chính là lợi thế để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Vậy theo ông, doanh nghiệp Việt cần làm gì để "chớp" thời cơ với những điều kiện thuận lợi đang được hội tụ này?
Thực sự là người tiêu dùng Việt Nam chỉ ưu tiên chọn và dùng hàng Việt Nam khi hàng Việt Nam có sức cạnh tranh ngang ngửa với hàng ngoại.
Để chớp được cơ hội này, doanh nghiệp Việt, bên cạnh việc tăng đầu tư, đổi mới công nghệ, cần xác định được những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người Việt Nam. Trên cơ sở thị hiếu, tiêu dùng của người Việt có thể thiết kế, tạo ra những sản phẩm mẫu mã, với giá có thể chấp nhận được.
Dù điều kiện để thành công là rất lớn nhưng tôi muốn nhắc lại, doanh nghiệp có thành công, có phát triển bền vững hay không là tạo được chữ tín và niềm tin yêu của người tiêu dùng Việt.
Việc tái cấu trúc nền kinh tế có tác động rất lớn đến tái cơ cấu doanh nghiệp. Vậy ông đánh giá như thế nào về sức ép của việc tái cấu trúc nền kinh tế đến đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay?
Cải cách cơ cấu sau khủng hoảng là mệnh lệnh của cuộc sống, của nền kinh tế. Sau giai đoạn này, tất cả các nền kinh tế đều phải thực hiện công việc cải tổ, tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh hướng vào sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài yêu cầu này.
Nhưng để có thế chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như tái cấu trúc doanh nghiệp, cần nỗ lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp.
Theo tôi, việc thứ nhất Nhà nước cần phải làm là tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chính môi trường cạnh tranh bình đẳng sẽ khiến doanh nghiệp muốn vươn lên, muốn cạnh tranh để tồn tại. Riêng yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh cũng đã hướng doanh nghiệp tới việc tái cấu trúc.
Thứ hai, Chính phủ cũng phải sớm hoàn thiện tái cấu trúc nền kinh tế, công bố công khai định hướng đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp ở tầm vĩ mô trên cơ sở tính toán những lợi thế của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp cũng xác định được hướng tái cấu trúc của mình.
Bởi thế, nếu có gói kích cầu thứ hai, Chính phủ nên hướng vào việc giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, chuyển đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Trong chuỗi những hoạt động dày đặc kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để trao đổi với VnEconony về "bước đường hậu khủng hoảng" của doanh nghiệp Việt Nam.
"Vượt cạn" thành công
Năm ngoái, cũng dịp kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam, ông nói đó là một năm đặc biệt- năm khủng hoảng mà doanh nghiệp phải vượt qua. Vậy còn năm nay, thưa ông?
Sau khủng hoảng, suy giảm kinh tế, những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn không hề giảm mà còn tăng lên khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi.
Đó là sức ép về đổi mới, cải cách cơ cấu, tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên…Yêu cầu với doanh nghiệp trong giai đoạn này không chỉ là trụ vững, cầm cự nữa mà phải là bứt phá để vượt lên. Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì không thể trụ vững tiếp được bởi sự cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn ở giai đoạn sau khủng hoảng.
Vậy nhìn lại một năm qua, theo ông doanh nghiệp Việt Nam đã thành công ở điểm nào?
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã "vượt cạn" thành công, trụ vững trong điều kiện suy thoái kinh tế, điều đó chứng tỏ khả năng chịu đựng, dẻo dai của doanh nghiệp Việt, khằng định tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thua kém doanh nghiệp trên thế giới.
Trong khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp Việt không chỉ đã thực hiện đổi mới cơ cấu cần thiết mà còn vươn ra thế giới, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mạnh dạn mở rộng địa bàn, thị trường đầu tư ra nước ngoài. Một số thương hiệu đã khẳng định được vị thế của mình trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, việc đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có giá trị, tạo ra những cái mới, những sản phẩm có năng lực cạnh tranh không chỉ bằng chi phí mà cạnh tranh bằng chất lượng, bằng sự khác biệt thì doanh nghiệp Việt vẫn chưa làm được, vẫn chưa có sự bứt phá, đột biến.
Đến lúc này, điều đang trăn trở trong ông về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Phát triển, trưởng thành khá nhanh và có sự cố gắng lớn, nhưng phải thừa nhận rằng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất non kém, còn có khoảng cách khá xa với các nước trên thế giới.
Tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp Việt không hề thua kém nhưng tính chuyên nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự xây dựng nền tảng văn hóa kinh doanh cho mình, trong khi đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Bây giờ không còn là thời làm ăn chụp giật, tranh thủ quan hệ, mà đòi hỏi phải bài bản, chuyên nghiệp và đặc biệt là giữ được chữ tín. Thời gian qua, trên thị trường vẫn còn những sản phẩm quần áo, đồ ăn đồ uống… làm người tiêu dùng mất niềm tin.
Tôi chỉ muốn nói, dù là thế nào đi chăng nữa thì doanh nhân, doanh nghiệp cũng phải luôn giữ được chữ tín, giữ được lòng tin của người tiêu dùng, như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững được.
Thời điểm để chiếm lĩnh thị trường nội địa
Thưa ông, lâu nay câu chuyện doanh nghiệp quay về phát triển sân nhà, chiếm lĩnh thị trường nội địa được bàn đến nhiều nhưng hiện vẫn còn là “nỗi lo”?
Bản thân nhiều doanh nghiệp lâu nay chỉ sản xuất hàng nội địa nhưng đôi khi lại không coi trọng về chất lượng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng của người Việt trước đây cũng không cao. Nhưng giờ thu nhập tăng lên, một bộ phận có thu nhập cao, khá và trung bình, vì thế nhiều sản phẩm chất lượng cao của thế giới cũng vào.
Nên bây giờ phải coi trọng chất lượng, mẫu mã và khi sản xuất hàng cho thị trường nội địa cũng phải đáp ứng như hàng xuất khẩu.
Tôi cho rằng đây là thời điểm doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa, bởi lẽ đang có yêu cầu về năng lực cạnh tranh, yêu cầu về cơ cấu lại rất mạnh, mạnh hơn bất cứ lúc nào. Trong khi trước đây, doanh nghiệp vẫn chưa tập trung vào tính cạnh tranh của sản phẩm.
Bây giờ có thuận lợi nữa là cả thế giới đang có xu hướng dùng hàng trong nước, tức tinh thần dân tộc đang trỗi dậy. Mà tinh thần của người Việt thì rất mạnh, nên tình cảm của người Việt ủng hộ hàng Việt, tinh thần yêu nước yêu dân tộc trở thành yêu sản phẩm, đó là một xu hướng rất tự nhiên.
Thời điểm này, công nghệ, trình độ vốn liếng của doanh nghiệp cũng khá hơn, nếu chú ý đến, quan tâm đến thị trường nội địa, có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì hoàn toàn có cơ sở để cạnh tranh ngang ngửa với hàng nước ngoài.
Gần đây hàng hóa của Trung Quốc đang bị tẩy chay, thực sự chất lượng của họ cũng không cao hơn mình, đây cũng chính là lợi thế để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Vậy theo ông, doanh nghiệp Việt cần làm gì để "chớp" thời cơ với những điều kiện thuận lợi đang được hội tụ này?
Thực sự là người tiêu dùng Việt Nam chỉ ưu tiên chọn và dùng hàng Việt Nam khi hàng Việt Nam có sức cạnh tranh ngang ngửa với hàng ngoại.
Để chớp được cơ hội này, doanh nghiệp Việt, bên cạnh việc tăng đầu tư, đổi mới công nghệ, cần xác định được những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người Việt Nam. Trên cơ sở thị hiếu, tiêu dùng của người Việt có thể thiết kế, tạo ra những sản phẩm mẫu mã, với giá có thể chấp nhận được.
Dù điều kiện để thành công là rất lớn nhưng tôi muốn nhắc lại, doanh nghiệp có thành công, có phát triển bền vững hay không là tạo được chữ tín và niềm tin yêu của người tiêu dùng Việt.
Việc tái cấu trúc nền kinh tế có tác động rất lớn đến tái cơ cấu doanh nghiệp. Vậy ông đánh giá như thế nào về sức ép của việc tái cấu trúc nền kinh tế đến đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay?
Cải cách cơ cấu sau khủng hoảng là mệnh lệnh của cuộc sống, của nền kinh tế. Sau giai đoạn này, tất cả các nền kinh tế đều phải thực hiện công việc cải tổ, tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh hướng vào sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài yêu cầu này.
Nhưng để có thế chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như tái cấu trúc doanh nghiệp, cần nỗ lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp.
Theo tôi, việc thứ nhất Nhà nước cần phải làm là tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chính môi trường cạnh tranh bình đẳng sẽ khiến doanh nghiệp muốn vươn lên, muốn cạnh tranh để tồn tại. Riêng yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh cũng đã hướng doanh nghiệp tới việc tái cấu trúc.
Thứ hai, Chính phủ cũng phải sớm hoàn thiện tái cấu trúc nền kinh tế, công bố công khai định hướng đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp ở tầm vĩ mô trên cơ sở tính toán những lợi thế của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp cũng xác định được hướng tái cấu trúc của mình.
Bởi thế, nếu có gói kích cầu thứ hai, Chính phủ nên hướng vào việc giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, chuyển đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.