Sẽ có đề án về doanh nhân Việt Nam
Sẽ có đề án về “Phát huy vai trò doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”
Doanh nhân đã và đang là lực lượng hàng đầu thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, tuy nhiên, lâu nay nhận thức, đánh giá về vị trí, vai trò của lực lượng này trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường vẫn còn nhiều bấp cập. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng để xây dựng một đề án về doanh nhân Việt Nam.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã cho biết như vậy tại diễn đàn “Doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, do VCCI phối hợp với báo Nhân Dân tổ chức sáng ngày 10/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp trong cả nước.
Theo báo cáo của dự thảo đề án về “Phát huy vai trò doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, được VCCI đưa ra lấy ý kiến tại diễn đàn để hoàn chỉnh trình Bộ Chính trị, đến cuối năm 2008, cả nước đã có 376.644 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hiện còn có gần 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Trong đó, thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là những người có năng lực lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, biết tập hợp và phát huy các nguồn lực, tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ để làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và làm giàu cho xã hội…
Tuy nhiên, lực lượng doanh nhân Việt Nam cũng có nhiều hạn chế như, còn thiếu tầm nhìn xa, thiếu chiến lược kinh doanh và tính chuyên nghiệp, chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh và được đào tạo bài bản, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không ít doanh nhân còn có tâm lý ăn xổi, chụp giật…
Cũng chính vì thế, mục tiêu của đề án về xây dựng và phát triển doanh nhân đến năm 2020 phải đạt được: là phải xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc; có ý chí kinh doanh, khát vọng làm giàu và có tầm nhìn; có đủ kỹ năng quản trị kinh doanh; tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; có trách nhiệm với xã hội…
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã cho biết như vậy tại diễn đàn “Doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, do VCCI phối hợp với báo Nhân Dân tổ chức sáng ngày 10/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp trong cả nước.
Theo báo cáo của dự thảo đề án về “Phát huy vai trò doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, được VCCI đưa ra lấy ý kiến tại diễn đàn để hoàn chỉnh trình Bộ Chính trị, đến cuối năm 2008, cả nước đã có 376.644 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hiện còn có gần 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Trong đó, thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là những người có năng lực lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, biết tập hợp và phát huy các nguồn lực, tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ để làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và làm giàu cho xã hội…
Tuy nhiên, lực lượng doanh nhân Việt Nam cũng có nhiều hạn chế như, còn thiếu tầm nhìn xa, thiếu chiến lược kinh doanh và tính chuyên nghiệp, chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh và được đào tạo bài bản, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không ít doanh nhân còn có tâm lý ăn xổi, chụp giật…
Cũng chính vì thế, mục tiêu của đề án về xây dựng và phát triển doanh nhân đến năm 2020 phải đạt được: là phải xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc; có ý chí kinh doanh, khát vọng làm giàu và có tầm nhìn; có đủ kỹ năng quản trị kinh doanh; tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; có trách nhiệm với xã hội…