Đối thoại năng lượng Nga-Balcan
Nga thúc đẩy việc thực hiện các dự án xây đường ống dẫn dầu lớn tới các nước Balcan và cam kết cung cấp năng lượng cho châu Âu
Hội nghị cấp cao các nước vùng Balcan vừa diễn ra tại thủ đô Zagreb của Croatia. Ngoài việc thiết lập các nguyên tắc chung về hợp tác năng lượng, Nga đã thúc đẩy việc thực hiện các dự án xây đường ống dẫn dầu lớn tới các nước Balcan và cam kết cung cấp năng lượng cho châu Âu.
Một số nước Balcan là thành viên của EU đã bày tỏ lo ngại họ có thể bị cắt rời khỏi hệ thống cung cấp năng lượng của Nga và việc Nga đang sử dụng năng lượng như một công cụ chính trị.
Mở rộng các đường ống dẫn dầu
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga V.Putin và các Tổng thống Croatia, Albani, Bosnia, Bulgaria, Macedonia, Montenegro, Romania, Slovenia và Serbia được xem là phần khởi đầu của “cuộc đối thoại năng lượng” giữa Nga với toàn bộ các nước trong khu vực Balcan, qua đó Nga muốn xây dựng các nguyên tắc chung về hợp tác năng lượng trong tương lai.
Triển khai các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu là một trong những trọng tâm của cuộc đối thoại giữa ông Putin với các nhà lãnh đạo các nước Balcan. Ông Putin đã hoan nghênh dự án mới được công bố ngày 23/6 về xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối từ Nga qua biển Đen tới Địa Trung Hải và sau đó xây dựng các nhánh rẽ tới Áo và Italia.
Dự án đường ống dẫn dầu này được ký kết với Bulgaria và Hy Lạp với trị giá 1,2 tỷ USD nối từ bờ biển Đen ở Bulgaria đến Địa Trung Hải. Theo thiết kế, đường ống dẫn dầu này dài 280 km, trong đó 155km nằm trên lãnh thổ Bulgaria, có khả năng vận chuyển khoảng 35-50 triệu tấn dầu thô/năm. Dự kiến, đường ống sẽ khởi công đầu năm 2008 và hoàn thành vào năm 2011.
Các đối tác tham gia dự án của Hy Lạp là nhà máy lọc dầu quốc doanh Hellenic Petroleum và Prometheus, một liên doanh giữa Gazprom và công ty xây dựng đường ống tư nhân Kopelouzos. Phía Bulgaria tham gia dự án có công ty khí đốt nhà nước Bulgargaz. Nga đóng góp 51% kinh phí, phần còn lại do Hy Lạp và Bulgaria đóng góp mỗi bên 24,5% cho dự án xây dựng đường ống dẫn có công suất vào khoảng 35 triệu tấn dầu thô/năm vào giai đoạn đầu, sau đó sẽ tăng lên 50 triệu tấn dầu thô/năm.
Dự án thứ hai trong cuộc đối thoại năng lượng Nga-Bancăng là mở rộng đường ống dẫn dầu Druzhba từ Nga tới bờ biển Croatia, tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ chính của Nga cho EU. Dự kiến đường ống này sau khi hoàn thành có thể chuyên chở tới gần 30 tỷ m3 khí đốt/năm.
Đối thoại với các nhà lãnh đạo các nước Bancăng, ông Putin khẳng định: “Đây là một dự án rất hứa hẹn. Chắc chắn dự án sẽ cải thiện cung cấp năng lượng cho toàn bộ châu Âu”. Nga muốn thúc đẩy kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử Belene ở Bulgaria.
Nga cam kết cung cấp năng lượng
Dự án xây dựng các tuyến ống dẫn khí nói trên của Nga đã khiến các nước châu Âu như Ba Lan, Romania, Ukraine nghi ngại ảnh hưởng nguồn cung khí đốt cho họ và việc Nga có thể sử dụng khí đốt làm công cụ chính trị. Phó tổng giám đốc điều hành Gazprom A.Medvedev đã phải lên tiếng trấn an rằng, các dự án đường ống dẫn khí đốt mới ở phía nam châu Âu không đe doạ nguồn cung khí đốt cho ba nước nói trên.
Nga chủ trương xây dựng một hệ thống toàn diện, gồm cả các tuyến xuất khẩu khí đốt từ bắc tới nam, kể cả các tuyến đang hoạt động qua Ba Lan và Ukraine. Tổng thống V.Putin khẳng định, trong hơn 40 năm qua, Nga chưa bao giờ phá vỡ các cam kết của mình về cung cấp năng lượng cho các đối tác.
Tổng thống Romania T.Basescu, cáo buộc Nga đã sử dụng các nguồn năng lượng phong phú của nước này gây áp lực chính trị. Tổng thống Putin khẳng định, Nga là nước chính cung cấp dầu khí cho đông nam châu Âu và Moscow muốn đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp năng lượng trong vùng và cam kết tham gia các dự án chung về năng lượng.
Nhiều nước Bancăng hiện phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung dầu khí từ Nga. Điển hình là Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga với mức tiêu thụ khí đốt trong nước 3,1 tỷ m3 khí năm 2005. Gazprom và công ty cung cấp khí đốt quốc doanh Bulgargaz (Bulgaria) đã ký hai thỏa thuận đảm bảo việc cung cấp khí đốt của Nga cho Bulgari và vận chuyển khí đốt của Nga cho các nước khác qua hệ thống đường ống dẫn của Bulgaria đến tận năm 2030.
Gazprom dự định tăng lượng khí đốt bán cho Bulgaria lên 6 tỷ m3/năm, đồng thời tăng lượng khí đốt quá cảnh qua Bulgaria cho các nước nam Âu thêm 5 tỷ m3/năm.
Một số nước Balcan là thành viên của EU đã bày tỏ lo ngại họ có thể bị cắt rời khỏi hệ thống cung cấp năng lượng của Nga và việc Nga đang sử dụng năng lượng như một công cụ chính trị.
Mở rộng các đường ống dẫn dầu
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga V.Putin và các Tổng thống Croatia, Albani, Bosnia, Bulgaria, Macedonia, Montenegro, Romania, Slovenia và Serbia được xem là phần khởi đầu của “cuộc đối thoại năng lượng” giữa Nga với toàn bộ các nước trong khu vực Balcan, qua đó Nga muốn xây dựng các nguyên tắc chung về hợp tác năng lượng trong tương lai.
Triển khai các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu là một trong những trọng tâm của cuộc đối thoại giữa ông Putin với các nhà lãnh đạo các nước Balcan. Ông Putin đã hoan nghênh dự án mới được công bố ngày 23/6 về xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối từ Nga qua biển Đen tới Địa Trung Hải và sau đó xây dựng các nhánh rẽ tới Áo và Italia.
Dự án đường ống dẫn dầu này được ký kết với Bulgaria và Hy Lạp với trị giá 1,2 tỷ USD nối từ bờ biển Đen ở Bulgaria đến Địa Trung Hải. Theo thiết kế, đường ống dẫn dầu này dài 280 km, trong đó 155km nằm trên lãnh thổ Bulgaria, có khả năng vận chuyển khoảng 35-50 triệu tấn dầu thô/năm. Dự kiến, đường ống sẽ khởi công đầu năm 2008 và hoàn thành vào năm 2011.
Các đối tác tham gia dự án của Hy Lạp là nhà máy lọc dầu quốc doanh Hellenic Petroleum và Prometheus, một liên doanh giữa Gazprom và công ty xây dựng đường ống tư nhân Kopelouzos. Phía Bulgaria tham gia dự án có công ty khí đốt nhà nước Bulgargaz. Nga đóng góp 51% kinh phí, phần còn lại do Hy Lạp và Bulgaria đóng góp mỗi bên 24,5% cho dự án xây dựng đường ống dẫn có công suất vào khoảng 35 triệu tấn dầu thô/năm vào giai đoạn đầu, sau đó sẽ tăng lên 50 triệu tấn dầu thô/năm.
Dự án thứ hai trong cuộc đối thoại năng lượng Nga-Bancăng là mở rộng đường ống dẫn dầu Druzhba từ Nga tới bờ biển Croatia, tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ chính của Nga cho EU. Dự kiến đường ống này sau khi hoàn thành có thể chuyên chở tới gần 30 tỷ m3 khí đốt/năm.
Đối thoại với các nhà lãnh đạo các nước Bancăng, ông Putin khẳng định: “Đây là một dự án rất hứa hẹn. Chắc chắn dự án sẽ cải thiện cung cấp năng lượng cho toàn bộ châu Âu”. Nga muốn thúc đẩy kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử Belene ở Bulgaria.
Nga cam kết cung cấp năng lượng
Dự án xây dựng các tuyến ống dẫn khí nói trên của Nga đã khiến các nước châu Âu như Ba Lan, Romania, Ukraine nghi ngại ảnh hưởng nguồn cung khí đốt cho họ và việc Nga có thể sử dụng khí đốt làm công cụ chính trị. Phó tổng giám đốc điều hành Gazprom A.Medvedev đã phải lên tiếng trấn an rằng, các dự án đường ống dẫn khí đốt mới ở phía nam châu Âu không đe doạ nguồn cung khí đốt cho ba nước nói trên.
Nga chủ trương xây dựng một hệ thống toàn diện, gồm cả các tuyến xuất khẩu khí đốt từ bắc tới nam, kể cả các tuyến đang hoạt động qua Ba Lan và Ukraine. Tổng thống V.Putin khẳng định, trong hơn 40 năm qua, Nga chưa bao giờ phá vỡ các cam kết của mình về cung cấp năng lượng cho các đối tác.
Tổng thống Romania T.Basescu, cáo buộc Nga đã sử dụng các nguồn năng lượng phong phú của nước này gây áp lực chính trị. Tổng thống Putin khẳng định, Nga là nước chính cung cấp dầu khí cho đông nam châu Âu và Moscow muốn đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp năng lượng trong vùng và cam kết tham gia các dự án chung về năng lượng.
Nhiều nước Bancăng hiện phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung dầu khí từ Nga. Điển hình là Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga với mức tiêu thụ khí đốt trong nước 3,1 tỷ m3 khí năm 2005. Gazprom và công ty cung cấp khí đốt quốc doanh Bulgargaz (Bulgaria) đã ký hai thỏa thuận đảm bảo việc cung cấp khí đốt của Nga cho Bulgari và vận chuyển khí đốt của Nga cho các nước khác qua hệ thống đường ống dẫn của Bulgaria đến tận năm 2030.
Gazprom dự định tăng lượng khí đốt bán cho Bulgaria lên 6 tỷ m3/năm, đồng thời tăng lượng khí đốt quá cảnh qua Bulgaria cho các nước nam Âu thêm 5 tỷ m3/năm.