16:54 31/10/2021

Đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 69-2021

Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 69 phát hành ngày 01-11-2021với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

Như một xu hướng mới và tạo thành một làn sóng trên thị trường game hiện nay, game NFT đang bùng nổ và sẽ tiếp tục phát triển. Game được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain có token hoá tài sản trong game, cho phép người chơi thu thập các vật phẩm dưới dạng non-fungible token (NFT). Ngoài tính chất giải trí, loại game này còn cho phép người chơi kiếm tiền (play-to-earn), được chuyển đổi các vật phẩm trong game thành tài sản có thể giao dịch bất cứ lúc nào.

Kinh tế Việt Nam bộ mới số 69-2021
Kinh tế Việt Nam bộ mới số 69-2021

Theo thống kê, tổng giá trị giao dịch NFT trên các nền tảng blockchain tăng mạnh, đạt 1,23 tỉ USD và 1, 24 tỉ USD vào quý 1 và quý 2/2021. Tổng giá trị vốn hoá của NTF Game đạt 7.63 tỉ USD năm 2021, tăng đột biến 2300% so với 2017. Trong trào lưu và xu hướng của nền công nghiệp game thế hệ mới – game NFT (dựa trên nền tảng công nghệ blockchain) trên toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này, đặc biệt khi đã có game NFT do người Việt sáng lập trở thành hiện tượng toàn cầu và là game NFT có giá trị vốn hóa (đồng tiền số) đắt nhất mọi thời đại.

Khi game Axie Infinity, một trong những dự án game blockchain nổi bật do người Việt sáng lập, với đồng tiền mã hóa AXS của dự án này có thời điểm giá trị vốn hóa lên tới hơn 8 tỷ USD và trở thành game NFT đắt giá nhất mọi thời đại, thì một trào lưu game thế hệ mới – game dựa trên nền tảng công nghệ blockchain – trong “miếng bánh” tỷ đô dường như bắt đầu định hình và sôi động tại Việt Nam.

Trong số báo ra sáng mai, thứ Hai - ngày 01/11/2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam bộ mới số 69-2021 sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho câu chuyện NFT với những chia sẻ của người trong cuộc, những người đã, đang theo đuổi "miếng bánh" tỷ đô.

Các bài viết bao gồm:

- Cơn sốt game NFT và “miếng bánh” tỷ đô. Khi game Axie Infinity, một trong những dự án game blockchain nổi bật do người Việt sáng lập, với đồng tiền mã hóa AXS của dự án này có thời điểm giá trị vốn hóa lên tới hơn 8 tỷ USD và trở thành game NFT đắt giá nhất mọi thời đại, thì một trào lưu game thế hệ mới – game dựa trên nền tảng công nghệ blockchain – trong “miếng bánh” tỷ đô dường như bắt đầu định hình và sôi động tại Việt Nam. (Thủy Diệu).

- Hội chứng FOMO và những rủi ro khi tham gia thị trường game NFT. Đối với thị trường tiền mã hóa, chu kỳ thị trường phát triển rất ngắn theo dạng xoắn ốc, thường là hai năm tăng, hai năm giảm và thị trường hiện tại đang ở giai đoạn cuối hai năm của chu kỳ tăng. Ở mỗi chu kỳ tăng trưởng đều có những câu chuyện để đẩy giá thị trường. Điển hình như hiện nay là game NFT và có thể sắp tới, trend mới sẽ là công nghệ “thế giới ảo” Metaverse. (Đặng Vương Anh Chuyên gia cố vấn ứng dụng Blockchain của Công ty cổ phần công nghệ NTQ Solution).

- Đầu tư vào game NFT: Đừng phó mặc theo số đông. NFT (Non-fungible Token - Token không thể thay thế) là một loại tài sản kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain tương tự Bitcoin để tạo ra chuỗi độc nhất.  Ngoài các sản phẩm nghệ thuật, thời gian gần đây nhiều người bắt đầu đổ tiền vào các tựa game sử dụng NFT và xem đây như một kênh đầu tư kiếm lời. P/v ông Nguyễn Thành Trung, đồng sáng lập kiêm CEO của Công ty Sky Mavis đồng thời cũng là người được coi là “cha đẻ” của tựa game nổi tiếng Axie Infinity - game NFT dựa trên blockchain. (Phan Anh thực hiện).

- Game NFT định hình trào lưu tiền số. Trong trào lưu và xu hướng của nền công nghiệp game thế hệ mới – game NFT (dựa trên nền tảng blockchain) trên toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này, đặc biệt khi đã có game NFT do người Việt sáng lập trở thành hiện tượng toàn cầu và là game NFT có giá trị vốn hóa (đồng tiền số) đắt nhất mọi thời đại. (Mạnh Chung – Hoàng Thu – Hồng Vinh thực hiện).

- Cuộc phiêu lưu mới của “tay chơi” thời trang, nghệ thuật. Thế giới không còn như những gì mà chúng ta từng thấy. Những điều tưởng phi lý như một file ảnh trên Internet được mua lại với mức giá hàng chục triệu USD hay một chiếc túi ảo có thể bán ra với giá hơn 4.000 USD lại là sự thực. NFT chính là chiếc “chìa khóa” làm nên các kỳ tích này. (Hoàng An).

Cùng với đó, còn có các bài viết xung quanh chủ đề "Nhận diện nhân tố mới trên thị trường bất động sản văn phòng" gồm:

- Doanh nghiệp xây dựng, càng làm càng thua lỗ. Do tác động của đại dịch Covid, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đã gặp rất nhiều khó khăn như: đứt gãy chuỗi cung ứng, hoạt động bị ngưng trệ, dự án dừng thi công, giao dịch bất động sản giảm mạnh… Những khó khăn này đã được Bộ Xây dựng tổng hợp tại báo cáo triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh. (Phan Dương).

- Sau Covid-19, văn phòng cho thuê “đi” về đâu? Thực hiện giãn cách xã hội do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, xu hướng làm việc từ xa, làm việc tại nhà… đã tác động và ảnh hưởng tới phân khúc bất động sản văn phòng cho thuê. Liệu trong trạng thái bình thường mới, nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp hoạt động trở lại, thị trường văn phòng cho thuê sẽ diễn biến ra sao? (Nhĩ Anh).

- Thị trường văn phòng cho thuê hậu Covid-19. Cho thuê văn phòng trong quý 3/2021 tại Hà Nội lẫn Tp.HCM đã chậm lại do việc giãn cách xã hội kéo dài suốt gần cả năm nay do dịch Covid-19 kéo dài. Tại tọa đàm “Nhận diện nhân tố mới trên thị trường văn phòng cho thuê” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức, đại diện các doanh nghiệp là chủ đầu tư văn phòng cho thuê, đơn vị quản lý bất động sản chuyên nghiệp, chuyên gia bất động sản, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có những chia sẻ quan điểm về xu hướng thị trường văn phòng cho thuê và nhu cầu, xu thế trong thời gian tới. (Nhóm phóng viên thực hiện).

Và nhiều bài viết cho các chuyên mục khác:

- Hiệu ứng từ một cuộc đối thoại chiến lược. Tối 29/10/2021 đã diễn ra Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp. Đây là đối thoại chiến lược quốc gia đầu tiên giữa Việt Nam và WEF,  và cũng là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia chủ trì một sự kiện có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng cùng với lãnh đạo WEF. Với  đối thoại chiến lược này, thế giới có thêm một cơ hội nhìn nhận Việt Nam với tư cách là một quốc gia, bằng nỗ lực của bản thân mình và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, vừa vượt qua cuộc đọ sức sinh tử với virus SARS-CoV-2 và đang quyết tâm lấy lại đà phục hồi kinh tế trong chiến lược phát triển đầy tiềm năng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Nguyễn Quốc Uy).

- Hỗ trợ nền kinh tế: Cần bao nhiêu là đủ? Dữ liệu của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) theo dõi các chính sách tài khóa trên khắp thế giới hỗ trợ nền kinh tế đương đầu với Covid-19 cho thấy liều lượng của Việt Nam đến tháng 6/2021 là 1,7% GDP. So với nhiều nền kinh tế tương đồng khác thì tỷ lệ này là khiêm tốn. Trong khi doanh nghiệp và người dân đang rất kỳ vọng một gói kích thích kinh tế có quy mô lớn thì quy mô cụ thể vẫn chưa được xác định, cũng như sẽ phân bổ như thế nào. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, IPAG School và AVSE Global).

- Sản xuất công nghiệp đang dần khởi sắc. Bước vào đầu quý 4/2021, sản xuất công nghiệp dần khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Nhờ đó, các doanh nghiệp cũng tăng tốc sản xuất, chạy đua với đơn hàng trong những tháng còn lại của năm. Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan, sản xuất công nghiệp trong quý 4/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý 3/2021. (Mạnh Đức).

- Thấy gì từ việc CPI tăng thấp nhất 6 năm nay? Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. (Song Hà).

- Thu hút FDI tăng, niềm tin nhà đầu tư quay trở lại. Sau những tháng giảm tốc vì Covid-19, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhẹ trở lại trong tháng 10/2021. Triển vọng dài hạn khi đầu tư tại Việt Nam vẫn là những nhân tố “níu kéo” doanh nghiệp FDI khi Việt Nam từng bước chuyển dịch chiến lược phòng chống Covid-19. (An An).

- Xuất khẩu đang “sáng” dần về cuối năm. Trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 537,31 tỷ USD. Đáng chú ý, trong tháng 10/2021 xuất khẩu tăng nhanh trở lại, xuất siêu đã đạt 1,1 tỷ USD, kéo cán cân thương mại hàng hóa xuống còn nhập siêu 1,45 tỷ USD sau 10 tháng. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế và là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian dài bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (Huyền Vy).

- Lâm sản, thủy sản nỗ lực hồi phục sau giãn cách. Ngành nông nghiệp trong tháng 10/2021 chứng kiến những diễn biến trái chiều ở từng lĩnh vực. Trong khi chăn nuôi gặp khó khăn do giá bán thấp và tình trạng vật nuôi quá lứa tồn chuồng cao; thì lâm nghiệp có nhiều thuận lợi, mọi hoạt động bắt đầu vào đà tăng để đạt kế hoạch năm 2021. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang dần phục hồi sản xuất, tăng công suất hoạt động. (Chu Khôi).

- Nhanh chân, không để lỡ “chuyến tàu” cải cách. P/v ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Cải cách đang có dấu hiệu “chạm trần” khi những nỗ lực không mang lại thêm nhiều kết quả và lợi ích cho nền kinh tế. Cùng với đó, những vấn đề như Covid-19, biến đổi khí hậu và đặc biệt là những hiệp định mới, sâu hơn trên một số lĩnh vực chưa từng có tiền lệ như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… tạo ra áp lực không nhỏ cho cải cách giai đoạn 2021-2025. (Khánh Vy).

- Bức tranh lợi nhuận ngân hàng không chỉ màu hồng. Cho tới thời điểm hiện tại, gần như các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính kết quả kinh doanh quý 3. Nếu so với mức tăng trưởng của chính các ngân hàng này trong quý liền trước, vài chỉ tiêu tài chính quan trọng đã bắt đầu chững lại và nợ xấu có xu hướng gia tăng. (Đào Hưng).

- Quyết tâm “thanh lọc” thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhìn lại 9 tháng triển khai quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thị trường còn tồn tại không ít vấn đề. Để “hàn gắn” những “vết rạn” tiềm ẩn của thị trường, Bộ Tài chính đang đẩy nhanh lộ trình xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chuẩn hoá nhà phát hành. (Ánh Tuyết).

- Đăng ký doanh nghiệp 10 tháng: Điểm sáng trong bức tranh tối màu. 10 ngày sau Nghị quyết 128, gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới. Sự chuyển hướng trong chiến lược ứng phó với dịch Covid-19 cho thấy những tín hiệu phục hồi ban đầu trong đăng ký thành lập doanh nghiệp tháng 10/2021. (Anh Nhi)

- Giảm gánh nặng chi phí, doanh nghiệp “dễ thở” hơn. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 hai năm qua đã làm nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực bị kiệt quệ. Trong khi đó, chi phí kinh doanh lại tăng cao khiến không ít doanh nghiệp trong cảnh “khó chồng khó”. Vì thế, tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các loại chi phí luôn là vấn đề các doanh nghiệp mong mỏi. (Vũ Khuê).

- Lấy con người làm trung tâm: Phục hồi thị trường lao động. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực không chỉ đến thị trường lao động toàn cầu mà còn để lại hậu quả nặng nề tại Việt Nam. Việc phục hồi thị trường lao động được cho là sẽ gặp rất nhiều thách thức, cần nhiều giải pháp đồng bộ như phân bổ vaccine, chính sách tài khóa, lấy con người làm trung tâm… (Thu Hằng).

- Du lịch cao cấp “trúng đậm” sau đại dịch. Do ảnh hưởng của “cơn bão” Covid-19, khái niệm xa xỉ khi đi du lịch giờ đây là những khu nghỉ biệt lập, thân thiện với môi trường và các trải nghiệm hoàn toàn riêng tư. (Tường Bách).

- Kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng giảm tốc? Kinh tế Trung Quốc dường như đang bước vào một thời kỳ tăng trưởng giảm tốc kéo dài, khi Bắc Kinh nỗ lực triển khai các cải cách dài hạn đầy tham vọng. Mức độ giảm tốc có thể lớn đến mức buộc nước này phải có những bước lùi chính sách nhất định. (An Huy).