Đơn xin phá sản tại Mỹ tăng cao kỷ lục
6 tháng đầu năm 2010, số hồ sơ xin phá sản tại Mỹ tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, lên đến 770.117 đơn
6 tháng đầu năm 2010, số hồ sơ xin phá sản tại Mỹ tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, lên đến 770.117 đơn, mức cao nhất kể từ năm 2005, tờ WSJ dẫn báo cáo của Viện phá sản Mỹ (ABI) cho biết.
Theo báo cáo, các bang miền Tây Nam và Đông Nam nước Mỹ có tỷ lệ hồ sơ xin phá sản cao nhất. Trong đó, bang Nevada, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ, tỷ lệ hồ sơ xin phá sản cao gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn Liên bang, khoảng 15.000 hồ sơ/1 triệu hộ gia đình.
Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến số lượng các vụ phá sản tăng là do nợ tiêu dùng tăng, tiền tiết kiệm tại ngân hàng giảm và tác động của cuộc khủng hoảng nhà ở.
Thất nghiệp tăng cao cũng là một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới số lượng các vụ xin phá sản tại Mỹ. Theo ông Samuel J.Gerdano, Giám đốc điều hành ABI, đến cuối năm nay, toàn Liên bang sẽ có thêm khoảng 1,6 triệu hồ sơ xin phá sản.
Trước đó, theo thông báo của cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), trong 6 tháng đầu năm 2010, Mỹ có tới 86 ngân hàng bị đóng cửa khiến quỹ bảo hiểm của FDIC giảm gần 11,2 tỷ USD.
Hôm 25/6, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa ba ngân hàng là Peninsula Bank tại bang Florida, First National Bank tại Georgia và High Desert State Bank tại bang New Mexico, nâng tổng số ngân hàng bị phá sản trong sáu tháng đầu năm 2010 lên 86.
Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) của Mỹ cho biết việc ba ngân hàng nói trên phá sản sẽ làm cho quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC giảm 331,3 triệu USD. Tính toàn bộ 86 ngân hàng bị đóng cửa trong sáu tháng đầu năm nay, quỹ bảo hiểm của FDIC sẽ giảm gần 11,2 tỷ USD.
Trong số 86 ngân hàng bị phá sản từ đầu năm tới nay, ngân hàng Westernbank Puerto Rico bị đóng cửa vào ngày 30/4 là ngân hàng lớn nhất, với tài sản trị giá 11,9 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,8 tỷ USD.
Số ngân hàng Mỹ phá sản trong sáu tháng đầu năm nay cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chính là do các ngân hàng tiếp tục thua lỗ vì các khoản cho vay dành cho các công ty phát triển và xây dựng địa ốc thương mại.
Theo dự đoán, số ngân hàng phá sản trong năm 2010 sẽ lên tới đỉnh điểm và nhiều hơn con số 140 ngân hàng phá sản trong năm 2009. Năm 2009, quỹ bảo hiểm tiền gửi đã tiêu tốn hơn 30 tỷ USD.
Theo báo cáo, các bang miền Tây Nam và Đông Nam nước Mỹ có tỷ lệ hồ sơ xin phá sản cao nhất. Trong đó, bang Nevada, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ, tỷ lệ hồ sơ xin phá sản cao gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn Liên bang, khoảng 15.000 hồ sơ/1 triệu hộ gia đình.
Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến số lượng các vụ phá sản tăng là do nợ tiêu dùng tăng, tiền tiết kiệm tại ngân hàng giảm và tác động của cuộc khủng hoảng nhà ở.
Thất nghiệp tăng cao cũng là một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới số lượng các vụ xin phá sản tại Mỹ. Theo ông Samuel J.Gerdano, Giám đốc điều hành ABI, đến cuối năm nay, toàn Liên bang sẽ có thêm khoảng 1,6 triệu hồ sơ xin phá sản.
Trước đó, theo thông báo của cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), trong 6 tháng đầu năm 2010, Mỹ có tới 86 ngân hàng bị đóng cửa khiến quỹ bảo hiểm của FDIC giảm gần 11,2 tỷ USD.
Hôm 25/6, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa ba ngân hàng là Peninsula Bank tại bang Florida, First National Bank tại Georgia và High Desert State Bank tại bang New Mexico, nâng tổng số ngân hàng bị phá sản trong sáu tháng đầu năm 2010 lên 86.
Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) của Mỹ cho biết việc ba ngân hàng nói trên phá sản sẽ làm cho quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC giảm 331,3 triệu USD. Tính toàn bộ 86 ngân hàng bị đóng cửa trong sáu tháng đầu năm nay, quỹ bảo hiểm của FDIC sẽ giảm gần 11,2 tỷ USD.
Trong số 86 ngân hàng bị phá sản từ đầu năm tới nay, ngân hàng Westernbank Puerto Rico bị đóng cửa vào ngày 30/4 là ngân hàng lớn nhất, với tài sản trị giá 11,9 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,8 tỷ USD.
Số ngân hàng Mỹ phá sản trong sáu tháng đầu năm nay cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chính là do các ngân hàng tiếp tục thua lỗ vì các khoản cho vay dành cho các công ty phát triển và xây dựng địa ốc thương mại.
Theo dự đoán, số ngân hàng phá sản trong năm 2010 sẽ lên tới đỉnh điểm và nhiều hơn con số 140 ngân hàng phá sản trong năm 2009. Năm 2009, quỹ bảo hiểm tiền gửi đã tiêu tốn hơn 30 tỷ USD.