Đồng USD mất giá tới mức báo động
USD mất giá mạnh, làm dấy lên cảnh báo về nguy cơ gây bất ổn kinh tế thế giới và tạo ra một cuộc đua giảm giá các đồng tiền
Đồng USD đã giảm giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trong phiên giao dịch ngày 14/10, làm dấy lên những cảnh báo rằng sự suy yếu của đồng tiền dự trữ toàn cầu có thể gây ra bất ổn cho kinh tế thế giới và đẩy các quốc gia khác vào một cuộc đua phá giá đồng tiền nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu của nước này.
Tờ Financial Times cho biết, kỳ vọng gia tăng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế nước này trong tháng 11 đã khiến đồng USD liên tục lập đáy mới so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, Franc của Thụy Sỹ và Đôla Australia trong ngày 14/10. Cùng ngày, đồng bạc xanh cũng đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng Yên và thấp nhất trong 8 tháng so với đồng Euro.
Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của USD so với một rồ tiền tệ, đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm trong phiên này.
Một nhà hoạch định chính sách châu Âu đề nghị không tiết lộ danh tính, cho rằng, một đợt nới lỏng cung tiền nữa của FED sẽ bị xem là “vô trách nhiệm” vì giúp hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng sức cạnh tranh trong khi gây tác động tiêu cực tới các quốc gia khác.
Chiến lược gia tiền tệ Simon Derrick thuộc ngân hàng BNY Mellon của Mỹ thì nhận định: “Ở góc nhìn hẹp, nước Mỹ đang chiến thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ, vì đồng USD yếu sẽ giúp ích cho kinh tế Mỹ, trong khi điều đó có thể gây hại cho những nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu”.
Đà giảm giá của USD hôm qua được thúc đẩy thêm sau khi Cơ quan Tiền tệ Singapore khiến thị trường ngạc nhiên bằng động thái thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngày 14/10, Singapore đã nới rộng biên độ tỷ giá đồng Đôla Singapore nhằm cho phép đồng tiền này tăng giá, với mục tiêu là ngăn chặn nguy cơ gia tăng của lạm phát. Với động thái này của cac nhà chức trách ở đảo quốc sư tử, các đồng tiền khác ở châu Á đã tăng giá theo.
Tại một cuộc họp với các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin đã lên tiếng chỉ trích nước Mỹ và một số quốc gia khác gây ra sự bất ổn tiền tệ toàn cầu. Ông Kudrin cho rằng, một lý do dẫn tới sự biến động mạnh trên thị trường ngoại hối “là chính sách tiền tệ nhằm mục đích kích thích tăng trưởng của một số quốc gia phát triển, mà đi đầu là Mỹ, những nước đang cố gắng bằng cách này để giải quyết những bất cập trong cơ cấu kinh tế của họ”.
Do hầu hết được định giá bằng đồng USD, giá các loại hàng hóa cơ bản đều tăng mạnh trước sự trượt giá của USD. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá đồng đã có lúc đạt mức cao nhất trong hai năm là 8.490 USD/tấn, giá vàng cũng lập kỷ lục mới ở mức 1.387 USD/oz.
Financial Times nhận định, báo cáo tiền tệ định kỳ 1 năm 2 lần của Bộ Tài chính Mỹ được công bố vào đêm nay (15/10) có thể sẽ làm nóng thêm cuộc tranh cãi về tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều khả năng, báo cáo này sẽ không đưa ra cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Căng thẳng xung quanh vấn đề tỷ giá liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, khi mà các quốc gia liên tục cảnh báo lẫn nhau về việc tìm cách đẩy tỷ giá đồng nội tệ xuống. Từ chỗ tập trung chỉ trích Trung Quốc, một số nước giờ đã bắt đầu quay sang phê phán Mỹ. Thậm chí, hôm 13/10, Thủ tướng Nhật còn lên tiếng cảnh báo cả Hàn Quốc về vấn đề này.
Tuy nhiên, những xáo động lớn hiện mới chỉ diễn ra trên thị trường ngoại hối, vì thị trường chứng khoán đang được lợi từ những kỳ vọng về chính sách nới lỏng định lượng. Giới đầu tư hy vọng rằng, dòng tiền mới sẽ chảy vào thị trường chứng khoán.
Nhân tố kỳ vọng nguồn cung tiền nới rộng và mùa báo cáo kết quả kinh doanh khởi động tốt ở Mỹ đã đưa chỉ số FTSE All World Index của thị trường chứng khoán toàn cầu lên mức cao nhất kể từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Từ đầu tháng 7 tới nay, chỉ số này đã tăng 20%.
Ông Robert Parkes, chiến lược gia chứng khoán của HSBC, nhận xét: “Đà tăng của thị trường chứng khoán bắt đầu từ tháng 3 năm ngoái sẽ còn tiếp tục”.
Hôm qua, đồng USD đã giảm giá xuống mức 6,6493 Nhân dân tệ/USD, còn 0,9461 Franc Thụy Sỹ tương đương 1 USD, và 0,9993 Đôla Australia “ăn” 1 USD. Tỷ giá USD so với Đôla Canada đã giảm về mức 1 USD = 1 CAD, thấp nhất từ tháng 4.
So với đồng Yên Nhật, USD đã rớt dưới ngưỡng 81 Yên đổi 1 USD, còn so với đồng tiền chung châu Âu, tỷ giá USD là 1,4121 USD/Euro. Chỉ số Dollar Index đã giảm 1% trong phiên 14/10, còn 76,259 điểm, thấp nhất từ tháng 12/2009.
Tờ Financial Times cho biết, kỳ vọng gia tăng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế nước này trong tháng 11 đã khiến đồng USD liên tục lập đáy mới so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, Franc của Thụy Sỹ và Đôla Australia trong ngày 14/10. Cùng ngày, đồng bạc xanh cũng đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng Yên và thấp nhất trong 8 tháng so với đồng Euro.
Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của USD so với một rồ tiền tệ, đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm trong phiên này.
Một nhà hoạch định chính sách châu Âu đề nghị không tiết lộ danh tính, cho rằng, một đợt nới lỏng cung tiền nữa của FED sẽ bị xem là “vô trách nhiệm” vì giúp hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng sức cạnh tranh trong khi gây tác động tiêu cực tới các quốc gia khác.
Chiến lược gia tiền tệ Simon Derrick thuộc ngân hàng BNY Mellon của Mỹ thì nhận định: “Ở góc nhìn hẹp, nước Mỹ đang chiến thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ, vì đồng USD yếu sẽ giúp ích cho kinh tế Mỹ, trong khi điều đó có thể gây hại cho những nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu”.
Đà giảm giá của USD hôm qua được thúc đẩy thêm sau khi Cơ quan Tiền tệ Singapore khiến thị trường ngạc nhiên bằng động thái thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngày 14/10, Singapore đã nới rộng biên độ tỷ giá đồng Đôla Singapore nhằm cho phép đồng tiền này tăng giá, với mục tiêu là ngăn chặn nguy cơ gia tăng của lạm phát. Với động thái này của cac nhà chức trách ở đảo quốc sư tử, các đồng tiền khác ở châu Á đã tăng giá theo.
Tại một cuộc họp với các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin đã lên tiếng chỉ trích nước Mỹ và một số quốc gia khác gây ra sự bất ổn tiền tệ toàn cầu. Ông Kudrin cho rằng, một lý do dẫn tới sự biến động mạnh trên thị trường ngoại hối “là chính sách tiền tệ nhằm mục đích kích thích tăng trưởng của một số quốc gia phát triển, mà đi đầu là Mỹ, những nước đang cố gắng bằng cách này để giải quyết những bất cập trong cơ cấu kinh tế của họ”.
Do hầu hết được định giá bằng đồng USD, giá các loại hàng hóa cơ bản đều tăng mạnh trước sự trượt giá của USD. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá đồng đã có lúc đạt mức cao nhất trong hai năm là 8.490 USD/tấn, giá vàng cũng lập kỷ lục mới ở mức 1.387 USD/oz.
Financial Times nhận định, báo cáo tiền tệ định kỳ 1 năm 2 lần của Bộ Tài chính Mỹ được công bố vào đêm nay (15/10) có thể sẽ làm nóng thêm cuộc tranh cãi về tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều khả năng, báo cáo này sẽ không đưa ra cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Căng thẳng xung quanh vấn đề tỷ giá liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, khi mà các quốc gia liên tục cảnh báo lẫn nhau về việc tìm cách đẩy tỷ giá đồng nội tệ xuống. Từ chỗ tập trung chỉ trích Trung Quốc, một số nước giờ đã bắt đầu quay sang phê phán Mỹ. Thậm chí, hôm 13/10, Thủ tướng Nhật còn lên tiếng cảnh báo cả Hàn Quốc về vấn đề này.
Tuy nhiên, những xáo động lớn hiện mới chỉ diễn ra trên thị trường ngoại hối, vì thị trường chứng khoán đang được lợi từ những kỳ vọng về chính sách nới lỏng định lượng. Giới đầu tư hy vọng rằng, dòng tiền mới sẽ chảy vào thị trường chứng khoán.
Nhân tố kỳ vọng nguồn cung tiền nới rộng và mùa báo cáo kết quả kinh doanh khởi động tốt ở Mỹ đã đưa chỉ số FTSE All World Index của thị trường chứng khoán toàn cầu lên mức cao nhất kể từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Từ đầu tháng 7 tới nay, chỉ số này đã tăng 20%.
Ông Robert Parkes, chiến lược gia chứng khoán của HSBC, nhận xét: “Đà tăng của thị trường chứng khoán bắt đầu từ tháng 3 năm ngoái sẽ còn tiếp tục”.
Hôm qua, đồng USD đã giảm giá xuống mức 6,6493 Nhân dân tệ/USD, còn 0,9461 Franc Thụy Sỹ tương đương 1 USD, và 0,9993 Đôla Australia “ăn” 1 USD. Tỷ giá USD so với Đôla Canada đã giảm về mức 1 USD = 1 CAD, thấp nhất từ tháng 4.
So với đồng Yên Nhật, USD đã rớt dưới ngưỡng 81 Yên đổi 1 USD, còn so với đồng tiền chung châu Âu, tỷ giá USD là 1,4121 USD/Euro. Chỉ số Dollar Index đã giảm 1% trong phiên 14/10, còn 76,259 điểm, thấp nhất từ tháng 12/2009.