“Dự án bảo vệ môi trường có thể vay đến 70% vốn!”
Trò chuyện với Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về hoạt động của quỹ này
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Trương Mạnh Tiến, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về hoạt động của quỹ này.
Quỹ Bảo vệ môi trường có vai trò gì trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nằm trong Quyết định 64 của Chính phủ, thưa ông?
Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có 200 tỷ đồng. Đây là số kinh phí hết sức hạn hẹp nhưng đã góp phần hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thời gian vừa qua, Quỹ cho các cơ sở, doanh nghiệp vay mức độ để mở trên diện rộng.
Nơi được vay ưu đãi nhiều nhất là Khu công nghiệp Dung Quất và Công ty Xử lý môi trường Tân Sinh Nghĩa (xử lý rác thải tại Huế) với số kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác với mức giao động từ 200- 500 triệu đồng. Cho đến nay, Quỹ đã cho vay hơn 40 dự án với số tiền là 125 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có thể vay với mức tối đa là bao nhiêu và cần những thủ tục thế nào, thưa ông?
Quỹ có thể cho vay tối đa đến 70% tổng vốn đầu tư của dự án bảo vệ môi trường. Ví dụ nếu dự án có 100 triệu đồng thì Quỹ có thể cho vay mức tối đa là 70 triệu đồng.
Để doanh nghiệp tiếp cận tốt nhất với Quỹ, trong hướng dẫn, mức vay ưu đãi với môi trường có thể giữ nguyên hoặc thấp hơn. Quỹ sẽ nghiên cứu, xem xét cải tiến để doanh nghiệp không cần phải mang hồ sơ đến tận nơi mà có thể chuyển phát nhanh...
Các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường, sử dung hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học đều được ưu tiên vay vốn của Quỹ. Tất cả dự án khi được chấp thuận phải đảm bảo điều kiện được bảo lãnh vốn vay, có tài sản đảm bảo thế chấp, vận hành bảo toàn vốn điều lệ mà nhà nước giao cho. Cùng với các dự án trên, 500 doanh nghiệp tham gia dự án sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đều được vay tiền của quỹ.
Đây là các dự án nằm trong ưu tiên của Chính phủ, trong đó có các đơn vị nằm trong Quyết định 64. Nhưng với số lượng gần 4000 cơ sở doanh nghiệp và còn nhiều hơn nữa nên Quỹ sẽ phải chọn những vấn đề cấp bách hơn như: ưu tiên cho giải quyết môi trường lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng Nai, sông Hàn và sông Hương.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn của Quỹ còn quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu vay của các đơn vị. Có những cơ sở đề nghị vay tới mức 150 tỷ đồng cho dự án bảo vệ môi trường thì nguồn vốn của quỹ không đáp ứng được.
Tuy nhiên, trong Quyết định số 35 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung tăng thêm 300 tỷ đồng cho Quỹ. Tôi hi vọng nguồn bổ sung 300 tỷ từ vốn điều lệ của Chính phủ sẽ nhanh chóng được Bộ Tài chính chuyển sang Quỹ để các doanh nghiệp có thể tiếp cận.
Ngoài ra, Quỹ còn có các nguồn bổ sung khác như: thu phí bảo vệ môi trường với chất thải, khai thác khoáng sản như dầu khí, than... bồi thường thiệt hại môi trường, vốn ủy thác của các nơi đưa về... Quỹ không hoạt động đơn độc mà còn có các đồng tài trợ.
Ông đánh giá thế nào về mức độ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp hiện nay so với yêu cầu đặt ra?
Tùy theo từng loại hình sản xuất mà mỗi doanh nghiệp dành ra số tiền bao nhiêu trong tổng số đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường sản xuất. Đối với Công ty TNHH Vedan, nếu dự án đó dành ra 500 triệu USD để đầu tư thì phải dành 20% cho việc xử lý ô nhiễm môi trường chứ không chỉ nói là đã đầu tư 5 triệu USD hay 10 triệu USD...
Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất thép phải đầu tư khoảng 10% trong tổng số vốn để bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể thấy, hiện nay, không ít các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa cân xứng.
Qua một số vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng vừa được phát hiện ở Việt Nam như: Vedan, Huyndai Vinashin..., vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã đến mức báo động chưa? Có phải doanh nghiệp đã đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường không, thưa ông?
Có thể không phải 100% các doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên hàng đầu nhưng có không ít những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến bảo vệ môi trường hoặc có quan tâm nhưng quá ít. Chính điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho môi trường đang bị suy thoái và ngày càng tăng.
Qua việc các cơ quan chức năng phát hiện gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải của Vedan đã cho thấy, trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua tất cả trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với người dân xung quanh.
Không có gì có thể đổi lấy được sức khỏe của người dân và các thế hệ sau. Hơn nữa, hệ sinh thái ở các vùng ô nhiễm đó sẽ bị mất đi mà không bao giờ lấy lại được. Có những cái giá có bù đắp bao nhiêu cũng không thể trả được.
Tôi không đồng tình với quan điểm nói rằng phải trả giá cao, mà phải là không thể nào trả được. Theo tôi, vấn đề trách nhiệm và bảo vệ môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta đã phát hiện ra các thủ đoạn tinh vi để thấy một số doanh nghiệp cố tình tránh né, cố tình thải các chất thải ra môi trường.
Quỹ Bảo vệ môi trường có vai trò gì trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nằm trong Quyết định 64 của Chính phủ, thưa ông?
Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có 200 tỷ đồng. Đây là số kinh phí hết sức hạn hẹp nhưng đã góp phần hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thời gian vừa qua, Quỹ cho các cơ sở, doanh nghiệp vay mức độ để mở trên diện rộng.
Nơi được vay ưu đãi nhiều nhất là Khu công nghiệp Dung Quất và Công ty Xử lý môi trường Tân Sinh Nghĩa (xử lý rác thải tại Huế) với số kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác với mức giao động từ 200- 500 triệu đồng. Cho đến nay, Quỹ đã cho vay hơn 40 dự án với số tiền là 125 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có thể vay với mức tối đa là bao nhiêu và cần những thủ tục thế nào, thưa ông?
Quỹ có thể cho vay tối đa đến 70% tổng vốn đầu tư của dự án bảo vệ môi trường. Ví dụ nếu dự án có 100 triệu đồng thì Quỹ có thể cho vay mức tối đa là 70 triệu đồng.
Để doanh nghiệp tiếp cận tốt nhất với Quỹ, trong hướng dẫn, mức vay ưu đãi với môi trường có thể giữ nguyên hoặc thấp hơn. Quỹ sẽ nghiên cứu, xem xét cải tiến để doanh nghiệp không cần phải mang hồ sơ đến tận nơi mà có thể chuyển phát nhanh...
Các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường, sử dung hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học đều được ưu tiên vay vốn của Quỹ. Tất cả dự án khi được chấp thuận phải đảm bảo điều kiện được bảo lãnh vốn vay, có tài sản đảm bảo thế chấp, vận hành bảo toàn vốn điều lệ mà nhà nước giao cho. Cùng với các dự án trên, 500 doanh nghiệp tham gia dự án sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đều được vay tiền của quỹ.
Đây là các dự án nằm trong ưu tiên của Chính phủ, trong đó có các đơn vị nằm trong Quyết định 64. Nhưng với số lượng gần 4000 cơ sở doanh nghiệp và còn nhiều hơn nữa nên Quỹ sẽ phải chọn những vấn đề cấp bách hơn như: ưu tiên cho giải quyết môi trường lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng Nai, sông Hàn và sông Hương.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn của Quỹ còn quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu vay của các đơn vị. Có những cơ sở đề nghị vay tới mức 150 tỷ đồng cho dự án bảo vệ môi trường thì nguồn vốn của quỹ không đáp ứng được.
Tuy nhiên, trong Quyết định số 35 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung tăng thêm 300 tỷ đồng cho Quỹ. Tôi hi vọng nguồn bổ sung 300 tỷ từ vốn điều lệ của Chính phủ sẽ nhanh chóng được Bộ Tài chính chuyển sang Quỹ để các doanh nghiệp có thể tiếp cận.
Ngoài ra, Quỹ còn có các nguồn bổ sung khác như: thu phí bảo vệ môi trường với chất thải, khai thác khoáng sản như dầu khí, than... bồi thường thiệt hại môi trường, vốn ủy thác của các nơi đưa về... Quỹ không hoạt động đơn độc mà còn có các đồng tài trợ.
Ông đánh giá thế nào về mức độ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp hiện nay so với yêu cầu đặt ra?
Tùy theo từng loại hình sản xuất mà mỗi doanh nghiệp dành ra số tiền bao nhiêu trong tổng số đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường sản xuất. Đối với Công ty TNHH Vedan, nếu dự án đó dành ra 500 triệu USD để đầu tư thì phải dành 20% cho việc xử lý ô nhiễm môi trường chứ không chỉ nói là đã đầu tư 5 triệu USD hay 10 triệu USD...
Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất thép phải đầu tư khoảng 10% trong tổng số vốn để bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể thấy, hiện nay, không ít các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa cân xứng.
Qua một số vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng vừa được phát hiện ở Việt Nam như: Vedan, Huyndai Vinashin..., vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã đến mức báo động chưa? Có phải doanh nghiệp đã đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường không, thưa ông?
Có thể không phải 100% các doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên hàng đầu nhưng có không ít những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến bảo vệ môi trường hoặc có quan tâm nhưng quá ít. Chính điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho môi trường đang bị suy thoái và ngày càng tăng.
Qua việc các cơ quan chức năng phát hiện gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải của Vedan đã cho thấy, trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua tất cả trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với người dân xung quanh.
Không có gì có thể đổi lấy được sức khỏe của người dân và các thế hệ sau. Hơn nữa, hệ sinh thái ở các vùng ô nhiễm đó sẽ bị mất đi mà không bao giờ lấy lại được. Có những cái giá có bù đắp bao nhiêu cũng không thể trả được.
Tôi không đồng tình với quan điểm nói rằng phải trả giá cao, mà phải là không thể nào trả được. Theo tôi, vấn đề trách nhiệm và bảo vệ môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta đã phát hiện ra các thủ đoạn tinh vi để thấy một số doanh nghiệp cố tình tránh né, cố tình thải các chất thải ra môi trường.