“Muốn vay vốn, phải bảo vệ môi trường”
Để vay vốn ở ABBank, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo về môi trường
Để vay vốn ở ABBank, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo về môi trường.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) vừa đưa quy định mới này vào chính sách thẩm định cho vay.
Theo chính sách thẩm định tín dụng mới của ABBank, ngoài những điều kiện cần, điều kiện đủ để một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được cấp hạn mức tín dụng từ ABBank là đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường. Và ngân hàng này sẽ nói “không” với tất cả những khách hàng không đảm bảo yêu cầu này.
Chính sách trên nêu rõ: nội dung thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường phải được trình bày trong báo cáo thẩm định tín dụng, trong đó phải đánh giá đựợc mức độ ảnh hưởng đến môi trường của quá trình sản xuất và biện pháp bảo vệ.
Ngoài ra, thẩm định cho vay tín dụng phải rà soát được rủi ro đối với môi trường khi khách hàng vi phạm quy định, điều kiện bảo vệ môi trường.
Về quy định mới nói trên, VnEconomy đã trao đổi thêm với ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc ABBank.
Thưa ông, tại sao ABBank lại đưa yêu cầu về đảm bảo môi trường vào thẩm định các dự án vay vốn, trong khi đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng khác?
Chúng tôi cho rằng bảo vệ môi trường phải là trách nhiệm của toàn xã hội. Thiết nghĩ, nếu mỗi người, mỗi tổ chức cùng góp một tay chung sức xây dựng và bảo vệ môi trường thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nhiều.
Chúng tôi khẳng định bảo vệ và gìn giữ môi trường chính là một trong những chính sách quan trọng của ABBank để hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững, đúng như tên gọi cùa mình - Ngân hàng An Bình.
Vừa qua, có những trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây hậu quả lớn. Nếu cấp vốn cho những doanh nghiệp đó, ông có nghĩ rằng ngân hàng gián tiếp tiếp tay cho những vi phạm đó không?
Tôi đồng ý với ý kiến này.
Bất cứ cá nhân, tổ chức nào đứng trước hành vị phá hoại môi trường mà không có động thái nào để ngăn cản đều là người có lỗi. Ngân hàng phải có trách nhiệm bởi họ không chỉ biết rất rõ về hoạt động của doanh nghiệp mà còn trực tiếp hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Các ngân hàng phải có trách nhiệm với đồng vốn của các cổ đông và các khách hàng đến gửi tiền để đảm bảo đồng vốn ấy được sử dụng một cách hiệu quả và đúng đắn nhất, để không chỉ đem lại lợi nhuận cho cổ đông mà còn phải mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Hơn nữa, từ chối cấp vốn cho các dự án vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro bởi vì các dự án vi phạm này cuối cùng cũng phải chịu sự chế tài của chính quyền và xã hội.
Việc đưa yêu cầu bảo vệ môi trường vào thẩm định và quyết định cấp vốn có ảnh hưởng tới quan hệ truyền thống với khách hàng không, xét trong trường hợp có khách hàng “ruột” không đảm bảo yêu cầu này?
Tôi tin rằng các khách hàng sẽ hiểu và đồng ý với quyết định của chúng tôi nếu họ có ý thức và trách nhiệm với xã hội.
Chúng tôi hy vọng chính sách này sẽ được sự hưởng ứng của các ngân hàng bạn và cả cộng đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) vừa đưa quy định mới này vào chính sách thẩm định cho vay.
Theo chính sách thẩm định tín dụng mới của ABBank, ngoài những điều kiện cần, điều kiện đủ để một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được cấp hạn mức tín dụng từ ABBank là đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường. Và ngân hàng này sẽ nói “không” với tất cả những khách hàng không đảm bảo yêu cầu này.
Chính sách trên nêu rõ: nội dung thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường phải được trình bày trong báo cáo thẩm định tín dụng, trong đó phải đánh giá đựợc mức độ ảnh hưởng đến môi trường của quá trình sản xuất và biện pháp bảo vệ.
Ngoài ra, thẩm định cho vay tín dụng phải rà soát được rủi ro đối với môi trường khi khách hàng vi phạm quy định, điều kiện bảo vệ môi trường.
Về quy định mới nói trên, VnEconomy đã trao đổi thêm với ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc ABBank.
Thưa ông, tại sao ABBank lại đưa yêu cầu về đảm bảo môi trường vào thẩm định các dự án vay vốn, trong khi đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng khác?
Chúng tôi cho rằng bảo vệ môi trường phải là trách nhiệm của toàn xã hội. Thiết nghĩ, nếu mỗi người, mỗi tổ chức cùng góp một tay chung sức xây dựng và bảo vệ môi trường thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nhiều.
Chúng tôi khẳng định bảo vệ và gìn giữ môi trường chính là một trong những chính sách quan trọng của ABBank để hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững, đúng như tên gọi cùa mình - Ngân hàng An Bình.
Vừa qua, có những trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây hậu quả lớn. Nếu cấp vốn cho những doanh nghiệp đó, ông có nghĩ rằng ngân hàng gián tiếp tiếp tay cho những vi phạm đó không?
Tôi đồng ý với ý kiến này.
Bất cứ cá nhân, tổ chức nào đứng trước hành vị phá hoại môi trường mà không có động thái nào để ngăn cản đều là người có lỗi. Ngân hàng phải có trách nhiệm bởi họ không chỉ biết rất rõ về hoạt động của doanh nghiệp mà còn trực tiếp hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Các ngân hàng phải có trách nhiệm với đồng vốn của các cổ đông và các khách hàng đến gửi tiền để đảm bảo đồng vốn ấy được sử dụng một cách hiệu quả và đúng đắn nhất, để không chỉ đem lại lợi nhuận cho cổ đông mà còn phải mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Hơn nữa, từ chối cấp vốn cho các dự án vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro bởi vì các dự án vi phạm này cuối cùng cũng phải chịu sự chế tài của chính quyền và xã hội.
Việc đưa yêu cầu bảo vệ môi trường vào thẩm định và quyết định cấp vốn có ảnh hưởng tới quan hệ truyền thống với khách hàng không, xét trong trường hợp có khách hàng “ruột” không đảm bảo yêu cầu này?
Tôi tin rằng các khách hàng sẽ hiểu và đồng ý với quyết định của chúng tôi nếu họ có ý thức và trách nhiệm với xã hội.
Chúng tôi hy vọng chính sách này sẽ được sự hưởng ứng của các ngân hàng bạn và cả cộng đồng.