Du lịch lâm vào khủng hoảng: Cấp bách giảm giá...
Đại diện nhiều công ty kinh doanh lữ hành bày tỏ sự lo lắng khi lượng khách hủy tour tăng lên nhanh
Ngành du lịch là lĩnh vực sớm chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với dấu hiệu lượng khách quốc tế suy giảm rõ rệt từ tháng 5, tháng 6 năm nay.
Cách thức ứng phó, đưa ra giải pháp của ngành du lịch vẫn chậm chạp, cho dù, có lúc, trong khó khăn, thời cơ đã xuất hiện…
Đại diện nhiều công ty kinh doanh lữ hành bày tỏ sự lo lắng khi lượng khách hủy tour tăng lên nhanh. Nhiều khách sạn, tỷ lệ đặt phòng cho quý 1/2009 mới đạt khoảng 30%. Ông Vũ Thế Bình, vụ trưởng vụ Lữ hành, tổng cục Du lịch phải nói rằng, “tình hình rất nghiêm trọng...”.
Dự báo... không tăng trưởng
Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Phạm Ngọc Minh nói rằng, đọc các báo cáo gần nhất về tình hình khách đến, ông càng xem càng thấy “hoảng”.
Bởi vì, từ tháng 9 đến nay, lượng khách trên các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines đã tăng trưởng “âm” so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo sau Tết Âm lịch, các tuyến nội địa cũng sẽ có tình trạng tương tự.
Theo ông Minh, năm sau, cạnh tranh về điểm đến, chất lượng dịch vụ giữa các nước ngày càng gay gắt. Vietnam Airlines đã tính tới hai phương án, một là chỉ tăng trưởng 5 – 6%, hai là, trong tình huống xấu nhất là, cố gắng để tồn tại được.
Sụt giảm của ngành du lịch là không tránh khỏi bởi khủng hoảng tài chính nổ ra, kinh tế ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore đã suy thoái thì người dân ở nhiều nước nhanh chóng cắt giảm chi tiêu và khoản dễ cắt nhất là đi lại, du lịch, nhất là với những nơi xa xôi như Việt Nam và quay về du lịch trong nước. Khách đến được cũng giảm chi tiêu, mua sắm, lựa chọn những tour, tuyến, dịch vụ rẻ nhất, đến với những nước có tỷ giá ngoại tệ có lợi cho họ.
Với xu hướng ấy, theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, trong năm tới, du lịch Việt Nam sẽ rất khó khăn, dự báo không tăng trưởng hoặc nếu có chỉ tăng trên… 0% một chút.
Nước đến chân mới nhảy
Ngành du lịch ở nhiều nước đã có những phản ứng mau lẹ. Thái Lan đã tung ra chương trình “Thái Lan Sorry” (Thái Lan xin lỗi), thu hút khách, giá phòng khách sạn giảm mạnh tới 70% ở Phuket, 50% ở Bangkok… Nhiều nước như Indonesia, Malaysia… ngoài giảm giá, còn bỏ ra hàng trăm triệu USD tăng cường quảng bá, xúc tiến mấy tháng cuối năm.
Nhưng ở Việt Nam, mãi tới ngày 10/12, một hội thảo bàn về các giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch mới được tổ chức.
Giải pháp được nêu nhiều nhất và cho là “số một” là giảm giá tour, tuyến, phòng khách sạn, lệ phí cấp visa… Hiện nay, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giá tour, tuyến, phòng nghỉ ở Việt Nam là cao so với nhiều nước: Philippines, Campuchia, Malaysia…
Theo bà Đỗ Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch thì đầu năm nay, phòng khách sạn cao cấp ở các nước Thái Lan, Malaysia… thấp hơn giá phòng khách sạn cùng hạng ở Việt Nam tới 20 – 30%. Nay, các nước này còn giảm giá mạnh hơn thì tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam ở đâu? Để thu hút khách du lịch, chắc chắn các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để giảm mạnh giá.
Nhưng trong tình thế hiện nay, chỉ giảm giá là không đủ. Theo một số chuyên gia ngành du lịch, cần có những hành động nhanh để tung ra các chương trình mới về tiếp thị, quảng cáo; bỏ visa hoặc giảm mạnh lệ phí cấp visa cho khách ở một số thị trường trọng điểm, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp du lịch.
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói: “Những bất ổn tại một số khu vực châu Á (Thái Lan và Ấn Độ) khiến một số điểm du lịch truyền thống của du khách trở nên không an toàn, giảm tính cạnh tranh. Chúng ta có thể nắm bắt nhanh, phát huy thế mạnh của chúng ta về ổn định chính trị, an toàn về an ninh, đa dạng về loại hình du lịch... bằng việc tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng bá”.
Được biết, sau cuộc hội thảo, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã cùng với Vietnam Arilines thống nhất xây dựng một chương trình hành động chung về ngắn hạn và trung hạn, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn để bàn các giải pháp cụ thể về tăng cường tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam, phối hợp cùng giảm giá… để thực hiện ngay trong tháng cuối năm và đầu năm 2009.
* Thống kê lượng khách 11 tháng cho thấy những dấu hiệu bất ổn đã rất rõ từ các thị trường: Nhật Bản giảm 5,9%, Hàn Quốc giảm 3,5%, Đài Loan giảm 3,1%, Pháp giảm 1,6%, Tây Ban Nha giảm 9,4%, Bỉ giảm 12,6%, Thuỵ Sĩ giảm 7,4%…
Mạnh Quân (SGTT)
Cách thức ứng phó, đưa ra giải pháp của ngành du lịch vẫn chậm chạp, cho dù, có lúc, trong khó khăn, thời cơ đã xuất hiện…
Đại diện nhiều công ty kinh doanh lữ hành bày tỏ sự lo lắng khi lượng khách hủy tour tăng lên nhanh. Nhiều khách sạn, tỷ lệ đặt phòng cho quý 1/2009 mới đạt khoảng 30%. Ông Vũ Thế Bình, vụ trưởng vụ Lữ hành, tổng cục Du lịch phải nói rằng, “tình hình rất nghiêm trọng...”.
Dự báo... không tăng trưởng
Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Phạm Ngọc Minh nói rằng, đọc các báo cáo gần nhất về tình hình khách đến, ông càng xem càng thấy “hoảng”.
Bởi vì, từ tháng 9 đến nay, lượng khách trên các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines đã tăng trưởng “âm” so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo sau Tết Âm lịch, các tuyến nội địa cũng sẽ có tình trạng tương tự.
Theo ông Minh, năm sau, cạnh tranh về điểm đến, chất lượng dịch vụ giữa các nước ngày càng gay gắt. Vietnam Airlines đã tính tới hai phương án, một là chỉ tăng trưởng 5 – 6%, hai là, trong tình huống xấu nhất là, cố gắng để tồn tại được.
Sụt giảm của ngành du lịch là không tránh khỏi bởi khủng hoảng tài chính nổ ra, kinh tế ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore đã suy thoái thì người dân ở nhiều nước nhanh chóng cắt giảm chi tiêu và khoản dễ cắt nhất là đi lại, du lịch, nhất là với những nơi xa xôi như Việt Nam và quay về du lịch trong nước. Khách đến được cũng giảm chi tiêu, mua sắm, lựa chọn những tour, tuyến, dịch vụ rẻ nhất, đến với những nước có tỷ giá ngoại tệ có lợi cho họ.
Với xu hướng ấy, theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, trong năm tới, du lịch Việt Nam sẽ rất khó khăn, dự báo không tăng trưởng hoặc nếu có chỉ tăng trên… 0% một chút.
Nước đến chân mới nhảy
Ngành du lịch ở nhiều nước đã có những phản ứng mau lẹ. Thái Lan đã tung ra chương trình “Thái Lan Sorry” (Thái Lan xin lỗi), thu hút khách, giá phòng khách sạn giảm mạnh tới 70% ở Phuket, 50% ở Bangkok… Nhiều nước như Indonesia, Malaysia… ngoài giảm giá, còn bỏ ra hàng trăm triệu USD tăng cường quảng bá, xúc tiến mấy tháng cuối năm.
Nhưng ở Việt Nam, mãi tới ngày 10/12, một hội thảo bàn về các giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch mới được tổ chức.
Giải pháp được nêu nhiều nhất và cho là “số một” là giảm giá tour, tuyến, phòng khách sạn, lệ phí cấp visa… Hiện nay, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giá tour, tuyến, phòng nghỉ ở Việt Nam là cao so với nhiều nước: Philippines, Campuchia, Malaysia…
Theo bà Đỗ Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch thì đầu năm nay, phòng khách sạn cao cấp ở các nước Thái Lan, Malaysia… thấp hơn giá phòng khách sạn cùng hạng ở Việt Nam tới 20 – 30%. Nay, các nước này còn giảm giá mạnh hơn thì tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam ở đâu? Để thu hút khách du lịch, chắc chắn các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để giảm mạnh giá.
Nhưng trong tình thế hiện nay, chỉ giảm giá là không đủ. Theo một số chuyên gia ngành du lịch, cần có những hành động nhanh để tung ra các chương trình mới về tiếp thị, quảng cáo; bỏ visa hoặc giảm mạnh lệ phí cấp visa cho khách ở một số thị trường trọng điểm, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp du lịch.
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói: “Những bất ổn tại một số khu vực châu Á (Thái Lan và Ấn Độ) khiến một số điểm du lịch truyền thống của du khách trở nên không an toàn, giảm tính cạnh tranh. Chúng ta có thể nắm bắt nhanh, phát huy thế mạnh của chúng ta về ổn định chính trị, an toàn về an ninh, đa dạng về loại hình du lịch... bằng việc tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng bá”.
Được biết, sau cuộc hội thảo, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã cùng với Vietnam Arilines thống nhất xây dựng một chương trình hành động chung về ngắn hạn và trung hạn, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn để bàn các giải pháp cụ thể về tăng cường tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam, phối hợp cùng giảm giá… để thực hiện ngay trong tháng cuối năm và đầu năm 2009.
* Thống kê lượng khách 11 tháng cho thấy những dấu hiệu bất ổn đã rất rõ từ các thị trường: Nhật Bản giảm 5,9%, Hàn Quốc giảm 3,5%, Đài Loan giảm 3,1%, Pháp giảm 1,6%, Tây Ban Nha giảm 9,4%, Bỉ giảm 12,6%, Thuỵ Sĩ giảm 7,4%…
Mạnh Quân (SGTT)