Dư luận và bản lĩnh bộ trưởng
Một bộ trưởng cho hay ông muốn “lánh mặt” vì e ngại về điều tiếng “đánh bóng hình ảnh” và những sự rắc rối không đáng có
Chính phủ nhiệm kỳ mới với 16/23 thành viên Chính phủ là người mới và chỉ trong vòng hơn ba tháng qua, có không ít vị tân bộ trưởng nhanh chóng tạo được dấu ấn trong lòng dư luận.
Nhưng, “cái thủa ban đầu” tràn đầy sôi nổi, “không dễ mấy ai quên”, dường như sắp trở thành ngày đã qua...
“Tư lệnh” của một ngành nổi tiếng nhạy cảm trong nền kinh tế, ngày hôm trước chính thức nhận nhiệm vụ, thì ngày hôm sau ông xuất hiện với vẻ mặt tươi cười, rạng rỡ trên truyền hình cùng những tuyên bố nức lòng giới doanh nghiệp. Ông cũng làm người dân nức lòng vì những tuyên bố đảm bảo cho giá trị đồng tiền cho họ.
Rồi những lần xuất hiện của ông trước các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng thưa nhặt, cho dù lĩnh vực ông điều hành ngày một nóng hơn. Trong một cuộc họp báo Chính phủ, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “tại những thời điểm “gay cấn” nhất, muốn được nghe phát ngôn chính thức của người đầu ngành thì không thể liên lạc được”, ông trả lời: “Tôi rất bận, có quá nhiều việc phải làm”.
Còn mới đây, khi có mặt tại nghị trường với danh nghĩa là khách mời của Quốc hội, ở hành lang giờ giải lao, ông “thẳng thừng” nói “hai không” với báo chí: “Không nói chuyện, không trả lời phỏng vấn”.
Không nói thẳng về “tai nạn”, nhưng một bộ trưởng khác cho hay ông muốn “lánh mặt” vì e ngại về điều tiếng “đánh bóng hình ảnh” và những sự rắc rối không đáng có vì phát ngôn. Và giờ đây, thay vì phong cách “dám nói dám làm” của những ngày đầu nhận chức, ông cho biết chỉ giữ lại cụm từ “dám làm” thôi.
Vị bộ trưởng đó cũng than phiền, khi ông dám nói, thì lời nói của ông nhiều khi lại bị cắt cúp thành thiên hình vạn trạng, thế nên ông mong muốn bây giờ dư luân chỉ cần “hãy xem cách mà tôi làm thôi”.
Ông trải lòng: “Như khi tôi nói nếu có đủ điều kiện như giá dầu thế giới không biến động so với giá hiện nay, thì giá xăng từ nay đến cuối năm không tăng giá. Nhưng cuối cùng, khi ra dư luận chỉ còn “không cho tăng giá xăng từ nay đến cuối năm”! Và, người ta bảo, bộ trưởng gì mà lại duy ý chí như vậy!”.
Thực tế thì câu chuyện giá xăng, cũng còn là “tai nạn” đối với một người đồng cấp của ông, khi cũng cả một đoạn dài diễn giải của vị này đã bị bỏ qua, câu còn “đọng” lại trong dân chúng chỉ là: “Giá xăng chỉ là... chuyện nhỏ!”.
Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ khoá trước, có Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, nổi lên là một "tư lệnh" gần gũi với giới truyền thông và ngay cả khi họ có gây “tai nạn” cho ông, thì ông cũng chưa khi nào đến mức “sợ” mà phải tuyên bố “hai không”.
Trong cuộc họp báo Chính phủ cuối cùng của nhiệm kỳ Chính phủ khoá 12, Thống đốc kể lại chuyện có tờ báo đăng về một thông tin “Thống đốc bác bỏ” và nhận xét vui vui rằng: “Ai lại dùng từ “nặng” thế, tôi từ nhỏ đến giờ chưa dùng từ “bác bỏ” đó bao giờ”. Bản lĩnh của người đứng đầu một mảng nhạy cảm nhất trong nền kinh tế đó đã được thể hiện rất rõ qua phong cách “cây ngay không sợ chết đứng”.
Gần như giờ đây chỉ còn lại tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Ông Thăng tỏ ra chưa bao giờ “ngán” phát ngôn về bất kể những việc nào có liên quan đến lĩnh vực ông phụ trách. Thẳng thắn, không ngại đụng chạm, không ngại bị phê phán, không ngại bị điều tiếng, ông nói về các ý tưởng, các bước đi của mình trong điều hành một cách công khai nhất.
“Nhiều khi tôi nói về vấn đề này, vấn đề khác, có người nhắn tin “mắng” tôi làm sao lại có thể “ăn nói” như vậy. Nhưng nếu tôi ngại, mà không dám nói nữa, chỉ lẳng lặng làm thì làm sao có được sự đồng thuận của người dân và dư luận”, Bộ trưởng Thăng chia sẻ.
Có nhiều người nhận xét rằng Bộ trưởng Thăng dám nói, vì những phát ngôn của ông không gây “thương tổn” đến nhóm lợi ích cục bộ hay những thế lực cụ thể nào trong xã hội. Cũng có người nói vì cá tính của ông là vậy, nên dù có thể bị “tai nạn”, thì ông vẫn cứ nói.
Nhưng dù lý do gì, thì triết lý giản dị của Bộ trưởng Thăng: “Chỉ lẳng lặng làm thì sao có được sự đồng thuận” là có lý. Và hơn cả, thực tế cũng đã chứng minh, có dám nói thì mới dám làm. Dám nói và dám làm đã trở thành hai “điều kiện” tiên quyết và song hành, trong việc tạo nên bản lĩnh của những người đứng đầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào giai đoạn “khốc liệt” nhất của nền kinh tế đầu năm 2011, khi họp triển khai ban hành Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, đã yêu cầu tất các bộ trưởng phải xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để “nói cho người dân hiểu và cùng chia sẻ”. Người đứng đầu Chính phủ khi đó còn nhắn nhủ thêm rằng khi tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, những bộ trưởng là người đứng đầu các lĩnh vực, có nói thì mới làm cho người dân tin tưởng và yên tâm hơn.
Bản thân Thủ tướng, cũng đã có không ít lần dành thời gian ngồi viết cả chục trang giấy để chia sẻ những tâm tư của mình về những diễn biến thuận lợi hay khó khăn của cả nền kinh tế, cũng như những định hướng mới trong điều hành của ông.
Nhưng, “cái thủa ban đầu” tràn đầy sôi nổi, “không dễ mấy ai quên”, dường như sắp trở thành ngày đã qua...
“Tư lệnh” của một ngành nổi tiếng nhạy cảm trong nền kinh tế, ngày hôm trước chính thức nhận nhiệm vụ, thì ngày hôm sau ông xuất hiện với vẻ mặt tươi cười, rạng rỡ trên truyền hình cùng những tuyên bố nức lòng giới doanh nghiệp. Ông cũng làm người dân nức lòng vì những tuyên bố đảm bảo cho giá trị đồng tiền cho họ.
Rồi những lần xuất hiện của ông trước các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng thưa nhặt, cho dù lĩnh vực ông điều hành ngày một nóng hơn. Trong một cuộc họp báo Chính phủ, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “tại những thời điểm “gay cấn” nhất, muốn được nghe phát ngôn chính thức của người đầu ngành thì không thể liên lạc được”, ông trả lời: “Tôi rất bận, có quá nhiều việc phải làm”.
Còn mới đây, khi có mặt tại nghị trường với danh nghĩa là khách mời của Quốc hội, ở hành lang giờ giải lao, ông “thẳng thừng” nói “hai không” với báo chí: “Không nói chuyện, không trả lời phỏng vấn”.
Không nói thẳng về “tai nạn”, nhưng một bộ trưởng khác cho hay ông muốn “lánh mặt” vì e ngại về điều tiếng “đánh bóng hình ảnh” và những sự rắc rối không đáng có vì phát ngôn. Và giờ đây, thay vì phong cách “dám nói dám làm” của những ngày đầu nhận chức, ông cho biết chỉ giữ lại cụm từ “dám làm” thôi.
Vị bộ trưởng đó cũng than phiền, khi ông dám nói, thì lời nói của ông nhiều khi lại bị cắt cúp thành thiên hình vạn trạng, thế nên ông mong muốn bây giờ dư luân chỉ cần “hãy xem cách mà tôi làm thôi”.
Ông trải lòng: “Như khi tôi nói nếu có đủ điều kiện như giá dầu thế giới không biến động so với giá hiện nay, thì giá xăng từ nay đến cuối năm không tăng giá. Nhưng cuối cùng, khi ra dư luận chỉ còn “không cho tăng giá xăng từ nay đến cuối năm”! Và, người ta bảo, bộ trưởng gì mà lại duy ý chí như vậy!”.
Thực tế thì câu chuyện giá xăng, cũng còn là “tai nạn” đối với một người đồng cấp của ông, khi cũng cả một đoạn dài diễn giải của vị này đã bị bỏ qua, câu còn “đọng” lại trong dân chúng chỉ là: “Giá xăng chỉ là... chuyện nhỏ!”.
Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ khoá trước, có Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, nổi lên là một "tư lệnh" gần gũi với giới truyền thông và ngay cả khi họ có gây “tai nạn” cho ông, thì ông cũng chưa khi nào đến mức “sợ” mà phải tuyên bố “hai không”.
Trong cuộc họp báo Chính phủ cuối cùng của nhiệm kỳ Chính phủ khoá 12, Thống đốc kể lại chuyện có tờ báo đăng về một thông tin “Thống đốc bác bỏ” và nhận xét vui vui rằng: “Ai lại dùng từ “nặng” thế, tôi từ nhỏ đến giờ chưa dùng từ “bác bỏ” đó bao giờ”. Bản lĩnh của người đứng đầu một mảng nhạy cảm nhất trong nền kinh tế đó đã được thể hiện rất rõ qua phong cách “cây ngay không sợ chết đứng”.
Gần như giờ đây chỉ còn lại tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Ông Thăng tỏ ra chưa bao giờ “ngán” phát ngôn về bất kể những việc nào có liên quan đến lĩnh vực ông phụ trách. Thẳng thắn, không ngại đụng chạm, không ngại bị phê phán, không ngại bị điều tiếng, ông nói về các ý tưởng, các bước đi của mình trong điều hành một cách công khai nhất.
“Nhiều khi tôi nói về vấn đề này, vấn đề khác, có người nhắn tin “mắng” tôi làm sao lại có thể “ăn nói” như vậy. Nhưng nếu tôi ngại, mà không dám nói nữa, chỉ lẳng lặng làm thì làm sao có được sự đồng thuận của người dân và dư luận”, Bộ trưởng Thăng chia sẻ.
Có nhiều người nhận xét rằng Bộ trưởng Thăng dám nói, vì những phát ngôn của ông không gây “thương tổn” đến nhóm lợi ích cục bộ hay những thế lực cụ thể nào trong xã hội. Cũng có người nói vì cá tính của ông là vậy, nên dù có thể bị “tai nạn”, thì ông vẫn cứ nói.
Nhưng dù lý do gì, thì triết lý giản dị của Bộ trưởng Thăng: “Chỉ lẳng lặng làm thì sao có được sự đồng thuận” là có lý. Và hơn cả, thực tế cũng đã chứng minh, có dám nói thì mới dám làm. Dám nói và dám làm đã trở thành hai “điều kiện” tiên quyết và song hành, trong việc tạo nên bản lĩnh của những người đứng đầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào giai đoạn “khốc liệt” nhất của nền kinh tế đầu năm 2011, khi họp triển khai ban hành Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, đã yêu cầu tất các bộ trưởng phải xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để “nói cho người dân hiểu và cùng chia sẻ”. Người đứng đầu Chính phủ khi đó còn nhắn nhủ thêm rằng khi tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, những bộ trưởng là người đứng đầu các lĩnh vực, có nói thì mới làm cho người dân tin tưởng và yên tâm hơn.
Bản thân Thủ tướng, cũng đã có không ít lần dành thời gian ngồi viết cả chục trang giấy để chia sẻ những tâm tư của mình về những diễn biến thuận lợi hay khó khăn của cả nền kinh tế, cũng như những định hướng mới trong điều hành của ông.