Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống đáy hơn 2 năm
Diễn biến này làm dấy lên những quan ngại mới về khả năng của Bắc Kinh trong việc ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn
Dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm trong tháng 11 vừa qua, làm dấy lên những quan ngại mới về khả năng của Bắc Kinh trong việc ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn.
Theo tờ Wall Street Journal, cú giảm nói trên diễn ra sau khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc phục hồi chóng vánh trong tháng 10. Trước đó, Trung Quốc đã có 5 tháng liền chứng kiến dự trữ ngoại hối suy giảm.
Điều này cho thấy các dòng vốn lại đang chảy khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sắp tăng lãi suất và giới đầu tư lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn trước đó vốn đã chặt chẽ nhằm giữ vốn ở lại bên trong biên giới nước này.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/12, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 87,22 tỷ USD trong tháng 11 so với tháng 10, còn 3.438 tỷ USD. Đây là mức dự trữ ngoại hối thấp nhất của Trung Quốc kể từ tháng 2/2013 - khi dự trữ này giảm còn 3.395 tỷ USD.
Trong tháng 10, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng 11,39 tỷ USD, tạm ngắt chuỗi tháng giảm liên tiếp kể từ tháng 5.
Các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư đã theo dõi chặt chẽ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc kể từ khi PBoC bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ 2% hồi tháng 8 dẫn đến những lo ngại về khả năng đồng tiền này còn tiếp tục mất giá. Sau động thái phá giá này, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8 do Bắc Kinh phải rút ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered dự báo có khả năng PBoC đã bán ròng 50 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong tháng 11 để ngăn không cho đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Phần suy giảm còn lại có thể đến từ sự mất giá các tài sản không phải là USD trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.
“PBoC không muốn đồng Nhân dân tệ mất giá nhanh, nhưng cũng hy vọng các lực lượng thị trường có thể đưa đồng USD giảm giá từ từ”, ông Ding nói.
Theo dự báo, FED sẽ tăng lãi suất cơ bản đồng USD trong cuộc họp vào trung tuần tháng 12, sau khi duy trì lãi suất này ở mức gần 0% trong suốt 7 năm qua. Động thái tăng lãi suất như vậy sẽ khiến các tài sản định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, thu hút họ rút vốn khỏi các thị trường như Trung Quốc.
Đồng Nhân dân tệ yếu hơn có thể hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu đang gặp khó khăn của Trung Quốc - lĩnh vực vốn là động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế này. Tháng 10 vừa qua, do sự giảm sút nhu cầu của thị trường nước ngoài, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo của giới phân tích, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm thêm 5,3% trong tháng 11.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố sẽ đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đồng nghĩa với việc đồng tiền của Trung Quốc sẽ “ngồi chung mâm” với các đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Động thái này của IMF khiến một số nhà đầu tư lo ngại Bắc Kinh sẽ dừng hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thoải mái để đồng tiền này mất giá theo đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nói Trung Quốc vẫn có lý do để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
“Mặc dù đồng Nhân dân tệ yếu có thể giúp ích cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc, PBoC có vẻ như lo ngại rằng sự mất giá của đồng tiền này có thể cản trở nỗ lực của họ trong việc khuyến khích sử dụng Nhân dân tệ trên phạm vi toàn cầu, cũng như làm chậm lại quá trình tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tăng tiêu dùng”, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định.
Sau khi IMF tuyên bố đưa Nhân dân tệ vào giỏ SDR, Phó thống đốc PBoC Nghị Cương tuyên bố Bắc Kinh sẽ quản lý tỷ giá đồng tiền này theo hướng “ổn định ở ngưỡng hợp lý và cân bằng”, đồng thời tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn sự biến động mạnh.
Theo tờ Wall Street Journal, cú giảm nói trên diễn ra sau khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc phục hồi chóng vánh trong tháng 10. Trước đó, Trung Quốc đã có 5 tháng liền chứng kiến dự trữ ngoại hối suy giảm.
Điều này cho thấy các dòng vốn lại đang chảy khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sắp tăng lãi suất và giới đầu tư lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn trước đó vốn đã chặt chẽ nhằm giữ vốn ở lại bên trong biên giới nước này.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/12, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 87,22 tỷ USD trong tháng 11 so với tháng 10, còn 3.438 tỷ USD. Đây là mức dự trữ ngoại hối thấp nhất của Trung Quốc kể từ tháng 2/2013 - khi dự trữ này giảm còn 3.395 tỷ USD.
Trong tháng 10, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng 11,39 tỷ USD, tạm ngắt chuỗi tháng giảm liên tiếp kể từ tháng 5.
Các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư đã theo dõi chặt chẽ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc kể từ khi PBoC bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ 2% hồi tháng 8 dẫn đến những lo ngại về khả năng đồng tiền này còn tiếp tục mất giá. Sau động thái phá giá này, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8 do Bắc Kinh phải rút ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered dự báo có khả năng PBoC đã bán ròng 50 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong tháng 11 để ngăn không cho đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Phần suy giảm còn lại có thể đến từ sự mất giá các tài sản không phải là USD trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.
“PBoC không muốn đồng Nhân dân tệ mất giá nhanh, nhưng cũng hy vọng các lực lượng thị trường có thể đưa đồng USD giảm giá từ từ”, ông Ding nói.
Theo dự báo, FED sẽ tăng lãi suất cơ bản đồng USD trong cuộc họp vào trung tuần tháng 12, sau khi duy trì lãi suất này ở mức gần 0% trong suốt 7 năm qua. Động thái tăng lãi suất như vậy sẽ khiến các tài sản định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, thu hút họ rút vốn khỏi các thị trường như Trung Quốc.
Đồng Nhân dân tệ yếu hơn có thể hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu đang gặp khó khăn của Trung Quốc - lĩnh vực vốn là động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế này. Tháng 10 vừa qua, do sự giảm sút nhu cầu của thị trường nước ngoài, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo của giới phân tích, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm thêm 5,3% trong tháng 11.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố sẽ đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đồng nghĩa với việc đồng tiền của Trung Quốc sẽ “ngồi chung mâm” với các đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Động thái này của IMF khiến một số nhà đầu tư lo ngại Bắc Kinh sẽ dừng hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thoải mái để đồng tiền này mất giá theo đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nói Trung Quốc vẫn có lý do để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
“Mặc dù đồng Nhân dân tệ yếu có thể giúp ích cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc, PBoC có vẻ như lo ngại rằng sự mất giá của đồng tiền này có thể cản trở nỗ lực của họ trong việc khuyến khích sử dụng Nhân dân tệ trên phạm vi toàn cầu, cũng như làm chậm lại quá trình tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tăng tiêu dùng”, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định.
Sau khi IMF tuyên bố đưa Nhân dân tệ vào giỏ SDR, Phó thống đốc PBoC Nghị Cương tuyên bố Bắc Kinh sẽ quản lý tỷ giá đồng tiền này theo hướng “ổn định ở ngưỡng hợp lý và cân bằng”, đồng thời tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn sự biến động mạnh.