Đua cấp phép 3G: Nhà mạng nào sẽ cán đích?
7 nhà mạng nhưng chỉ 4 giấy phép. Hạn chốt cấp phép đã gần kề. Không ồn ào, nhưng cuộc đua đang căng thẳng
7 nhà mạng nhưng chỉ
4 giấy phép. Hạn chốt cấp phép đã gần kề. Không
ồn ào, nhưng cuộc đua đang căng thẳng.
Theo kế hoạch đặt ra đầu năm 2008, lộ trình cấp phép 3G sẽ chốt vào ngày 30/9/2008. Chỉ còn hơn 2 tháng cuộc “thi tuyển” cung cấp công nghệ di động không dây thế hệ 3 giữa 7 nhà mạng để chọn ra 4 giấy phép sẽ đến hồi kết.
Về cuộc đua này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết: “Sẽ chỉ cấp phép 3G cho những nhà cung cấp có giấy phép 2G, cơ hội chia đều cho các doanh nghiệp. Không phân biệt CDMA hay GSM, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng các tiêu chí qui định sẽ được chọn lựa”.
Như vậy, không ồn ào như các cuộc đua tranh khuyến mại, giảm giá cước để thu hút khách hàng, song cả 7 nhà mạng cung cấp dịch vụ di động hiện nay là Viettel, VinaPhone, MobiFone, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và G-Tel đều đang gấp rút chuẩn bị cho đợt “thi tuyển”.
Cạnh tranh tạo lợi thế mới
3G là công nghệ di động không dây thế hệ mới có tốc độ truyền tải nhanh với nhiều kỹ thuật khác nhau như HSPA, EV-DO, LTE... Tốc độ tải lên khoảng 7,2 Mb/giây và tốc độ tải xuống ở mức vài chục Mb/giây. Người sử dụng công nghệ 3G sẽ được dùng các dịch vụ: thoại video, kết nối Internet, xem phim trực tuyến, thực hiện giao dịch thanh toán qua mạng...
Với tiện ích trên, việc triển khai 3G sẽ thúc đẩy sự phát triển của băng rộng và các ứng dụng phục vụ phát triển thương mại, nhu cầu thông tin đời sống cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội cần đến băng rộng…
Ngoài ra, công nghệ 3G cũng sẽ là sự hỗ trợ kịp thời cho 2G, vì băng tần của 2G mà các nhà mạng đang sử dụng hiện đã gần quá tải.
Khi nhận định về khả năng và tính phù hợp của 3G đối với Việt Nam, TS. Chungming An, Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của Nhóm phát triển CDMA (CDG), nói rằng: “Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc đưa 3G ứng dụng cho lĩnh vực dịch vụ di động trong nước là cách tiếp cận đúng của Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia địa phương. Cỗ xe truyền thông tiên tiến này chắc chắn sẽ giúp Việt Nam tiến lên và “nhảy vọt” từ vị trí đứng sau các nền kinh tế khác lên vị trí ngang hàng, ít nhất là trong công nghiệp truyền thông”.
Với những lợi ích trên, các nhà mạng đang hướng tới mục đích có được một vị trí trong đợt cấp phép đầu tiên này. Có giấy phép 3G đồng nghĩa với khả năng tạo được lợi thế đi trước trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ giải trí trên nền tảng công nghệ hiện đại – một xu hướng mà được đánh giá là thịnh hành và sẽ hấp dẫn khách hàng giới trẻ.
Ứng viên nào “trội” hơn?
Theo các tiêu chí Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra, 4 nhà mạng đầu tiên sẽ được cấp phép nếu tham gia “thi tuyển” và đáp ứng được 4 tiêu chí cơ bản.
Thứ nhất, về tài chính và đầu tư: các mạng phải chứng minh đủ năng lực tài chính để đầu tư cho mạng lưới, cơ sở hạ tầng 3G trong 15 năm, với chi phí từ 1,2 đến 2 tỷ USD (theo tính toán của một số doanh nghiệp nước ngoài) hoặc xấp xỉ 1 tỷ USD (theo tính toán của một số doanh nghiệp Việt Nam).
Thứ hai, về kỹ thuật và nghiệp vụ: doanh nghiệp phải chứng minh có đủ trình độ, năng lực triển khai nhanh nhất, phủ sóng rộng nhất (kể cả những vùng xa), phổ cập dịch vụ không phải chỉ ở thành phố, đảm bảo cả về giao thông, an ninh…
Thứ ba là về vấn đề kinh doanh - thương mại: tiêu chí này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thống bán hàng, phân phối, có mức giá phù hợp, kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Thứ tư, về vấn đề về nhân lực, đào tạo: doanh nghiệp phải xác định con người là trung tâm và có những tiêu chí cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Thời gian qua, hầu hết các nhà mạng vẫn “kín tiếng” về khả năng của mình. Gần đây, 3 “ông lớn” là Viettel, VinaPhone và MobiFone bắt đầu hé lộ sự chuẩn bị khi tiến hành ký kết hợp tác với một số tập đoàn nước ngoài về cung cấp dịch vụ và thiết bị đầu cuối.
Riêng VinaPhone, TS. Hoàng Trung Hải, Tổng giám đốc, có lần bộc bạch rằng: “Từ hai năm nay VinaPhone đã có các bước chuẩn bị cho việc triển khai công nghệ 3G. Hạ tầng mạng 2G hiện tại đã được tăng cường mạnh mẽ, đã xây dựng thêm 3.000 trạm mới trong năm 2007 và sẽ tiếp tục xây tiếp 5.000 trạm mới trong năm 2008, tạo mạng lưới phủ sóng rộng khắp. Với hạ tầng sẵn có này, việc triển khai các trạm phát sóng 3G trong tương lai sẽ rất nhanh, đảm bảo chất lượng và tiến độ”.
Xét chung, ngoài 2 mạng đã sử dụng công nghệ CDMA là EVN Telecom và S-Fone, đã triển khai 3G (W-CDMA) ở 1 băng tần, 3 mạng GSM là VinaPhone, Viettel và MobiFone cũng đã thể hiện những lợi thế nhất định về thị phần, cơ sở vật chất hạ tầng mạng và đặc biệt mạng GSM có lợi thế hơn CDMA về dịch vụ Roaming khi khách hàng ra khỏi vùng phủ sóng 3G.
Đã có một số dự đoán cho rằng cấp phép 3G sẽ là cuộc đua của 5 nhà mạng này nói trên, bởi cả 4 tiêu chí trên thì 3 mạng GSM “nhỉnh” hơn về lợi thế, khi có thị phần áp đảo, mạng lưới rộng, đã và đang âm thầm tổ chức đào tạo đội ngũ kỹ sư nắm bắt công nghệ 3G.
Nhưng, G-Tel và HT Mobile lại được đánh giá là ẩn số có thể gây bất ngờ. Tuy G-Tel chưa triển khai cung cấp dịch vụ, HT Mobile vừa có sự thay đổi công nghệ, nhưng 2 mạng này được coi là có lợi thế khá nổi trội về tiêu chí tài chính và đầu tư. Ở các tiêu chí khác, cả hai đều có triển vọng để đối sánh bởi đang trong quá trình dồn sức xây dựng và phát triển.
Kết quả, thời điểm 30/9 đang đến gần. Và nói theo cách thường thấy ở giới viễn thông về cuộc đua ngang ngửa này, phần thắng sẽ thuộc về nhà mạng “giàu một tý, giỏi một tý và gắng một tý”.
Theo kế hoạch đặt ra đầu năm 2008, lộ trình cấp phép 3G sẽ chốt vào ngày 30/9/2008. Chỉ còn hơn 2 tháng cuộc “thi tuyển” cung cấp công nghệ di động không dây thế hệ 3 giữa 7 nhà mạng để chọn ra 4 giấy phép sẽ đến hồi kết.
Về cuộc đua này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết: “Sẽ chỉ cấp phép 3G cho những nhà cung cấp có giấy phép 2G, cơ hội chia đều cho các doanh nghiệp. Không phân biệt CDMA hay GSM, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng các tiêu chí qui định sẽ được chọn lựa”.
Như vậy, không ồn ào như các cuộc đua tranh khuyến mại, giảm giá cước để thu hút khách hàng, song cả 7 nhà mạng cung cấp dịch vụ di động hiện nay là Viettel, VinaPhone, MobiFone, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và G-Tel đều đang gấp rút chuẩn bị cho đợt “thi tuyển”.
Cạnh tranh tạo lợi thế mới
3G là công nghệ di động không dây thế hệ mới có tốc độ truyền tải nhanh với nhiều kỹ thuật khác nhau như HSPA, EV-DO, LTE... Tốc độ tải lên khoảng 7,2 Mb/giây và tốc độ tải xuống ở mức vài chục Mb/giây. Người sử dụng công nghệ 3G sẽ được dùng các dịch vụ: thoại video, kết nối Internet, xem phim trực tuyến, thực hiện giao dịch thanh toán qua mạng...
Với tiện ích trên, việc triển khai 3G sẽ thúc đẩy sự phát triển của băng rộng và các ứng dụng phục vụ phát triển thương mại, nhu cầu thông tin đời sống cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội cần đến băng rộng…
Ngoài ra, công nghệ 3G cũng sẽ là sự hỗ trợ kịp thời cho 2G, vì băng tần của 2G mà các nhà mạng đang sử dụng hiện đã gần quá tải.
Khi nhận định về khả năng và tính phù hợp của 3G đối với Việt Nam, TS. Chungming An, Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của Nhóm phát triển CDMA (CDG), nói rằng: “Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc đưa 3G ứng dụng cho lĩnh vực dịch vụ di động trong nước là cách tiếp cận đúng của Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia địa phương. Cỗ xe truyền thông tiên tiến này chắc chắn sẽ giúp Việt Nam tiến lên và “nhảy vọt” từ vị trí đứng sau các nền kinh tế khác lên vị trí ngang hàng, ít nhất là trong công nghiệp truyền thông”.
Với những lợi ích trên, các nhà mạng đang hướng tới mục đích có được một vị trí trong đợt cấp phép đầu tiên này. Có giấy phép 3G đồng nghĩa với khả năng tạo được lợi thế đi trước trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ giải trí trên nền tảng công nghệ hiện đại – một xu hướng mà được đánh giá là thịnh hành và sẽ hấp dẫn khách hàng giới trẻ.
Ứng viên nào “trội” hơn?
Theo các tiêu chí Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra, 4 nhà mạng đầu tiên sẽ được cấp phép nếu tham gia “thi tuyển” và đáp ứng được 4 tiêu chí cơ bản.
Thứ nhất, về tài chính và đầu tư: các mạng phải chứng minh đủ năng lực tài chính để đầu tư cho mạng lưới, cơ sở hạ tầng 3G trong 15 năm, với chi phí từ 1,2 đến 2 tỷ USD (theo tính toán của một số doanh nghiệp nước ngoài) hoặc xấp xỉ 1 tỷ USD (theo tính toán của một số doanh nghiệp Việt Nam).
Thứ hai, về kỹ thuật và nghiệp vụ: doanh nghiệp phải chứng minh có đủ trình độ, năng lực triển khai nhanh nhất, phủ sóng rộng nhất (kể cả những vùng xa), phổ cập dịch vụ không phải chỉ ở thành phố, đảm bảo cả về giao thông, an ninh…
Thứ ba là về vấn đề kinh doanh - thương mại: tiêu chí này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thống bán hàng, phân phối, có mức giá phù hợp, kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Thứ tư, về vấn đề về nhân lực, đào tạo: doanh nghiệp phải xác định con người là trung tâm và có những tiêu chí cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Thời gian qua, hầu hết các nhà mạng vẫn “kín tiếng” về khả năng của mình. Gần đây, 3 “ông lớn” là Viettel, VinaPhone và MobiFone bắt đầu hé lộ sự chuẩn bị khi tiến hành ký kết hợp tác với một số tập đoàn nước ngoài về cung cấp dịch vụ và thiết bị đầu cuối.
Riêng VinaPhone, TS. Hoàng Trung Hải, Tổng giám đốc, có lần bộc bạch rằng: “Từ hai năm nay VinaPhone đã có các bước chuẩn bị cho việc triển khai công nghệ 3G. Hạ tầng mạng 2G hiện tại đã được tăng cường mạnh mẽ, đã xây dựng thêm 3.000 trạm mới trong năm 2007 và sẽ tiếp tục xây tiếp 5.000 trạm mới trong năm 2008, tạo mạng lưới phủ sóng rộng khắp. Với hạ tầng sẵn có này, việc triển khai các trạm phát sóng 3G trong tương lai sẽ rất nhanh, đảm bảo chất lượng và tiến độ”.
Xét chung, ngoài 2 mạng đã sử dụng công nghệ CDMA là EVN Telecom và S-Fone, đã triển khai 3G (W-CDMA) ở 1 băng tần, 3 mạng GSM là VinaPhone, Viettel và MobiFone cũng đã thể hiện những lợi thế nhất định về thị phần, cơ sở vật chất hạ tầng mạng và đặc biệt mạng GSM có lợi thế hơn CDMA về dịch vụ Roaming khi khách hàng ra khỏi vùng phủ sóng 3G.
Đã có một số dự đoán cho rằng cấp phép 3G sẽ là cuộc đua của 5 nhà mạng này nói trên, bởi cả 4 tiêu chí trên thì 3 mạng GSM “nhỉnh” hơn về lợi thế, khi có thị phần áp đảo, mạng lưới rộng, đã và đang âm thầm tổ chức đào tạo đội ngũ kỹ sư nắm bắt công nghệ 3G.
Nhưng, G-Tel và HT Mobile lại được đánh giá là ẩn số có thể gây bất ngờ. Tuy G-Tel chưa triển khai cung cấp dịch vụ, HT Mobile vừa có sự thay đổi công nghệ, nhưng 2 mạng này được coi là có lợi thế khá nổi trội về tiêu chí tài chính và đầu tư. Ở các tiêu chí khác, cả hai đều có triển vọng để đối sánh bởi đang trong quá trình dồn sức xây dựng và phát triển.
Kết quả, thời điểm 30/9 đang đến gần. Và nói theo cách thường thấy ở giới viễn thông về cuộc đua ngang ngửa này, phần thắng sẽ thuộc về nhà mạng “giàu một tý, giỏi một tý và gắng một tý”.