3G: Thách thức không đến từ công nghệ
Sáu nhà khai thác viễn thông đang chạy nước rút trong cuộc đau giành giấy phép thiết lập và cung cấp dịch vụ 3G
Sáu nhà khai thác viễn thông đang chạy nước rút trong cuộc đau giành giấy phép thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông theo chuẩn công nghệ di động thế hệ thứ ba (3G) vào đầu năm tới.
Nếu thắng trong cuộc đua này, xem như họ nhận được những “đặc quyền” nhất định cũng đứng trước áp lực của việc sắp xếp lại trật tự của ngành viễn thông
Cuộc đua đến… 3G
Theo “lộ trình” của Bộ Thông tin và Truyền thông, giấy phép 3G sẽ được cấp vào quí 1-2008, cho bốn trong số sáu doanh nghiệp đang khai thác và quản lý các mạng di động hiện có, gồm Vinaphone, MobiFone, Viettel, SPT, Hanoi Telecom và EVN Telecom.
Theo ông Hoàng Ngọc Diệp, chuyên gia 3G của Qualcomm, hiện là thời điểm chín muồi để triển khai công nghệ mới này nhằm tạo ra những đột phá cho ngành viễn thông. Với 400 nhà khai thác thương mại 3G ở 135 quốc gia, các thiết bị đầu cuối ngày càng rẻ, vì thế Việt Nam không còn phải lo ngại.
Mỗi nhà khai thác hiện đều có tham vọng sở hữu 3G để giải quyết những vấn đề của mình. Các “anh cả” Vinaphone, MobiFone, Viettel thì lạc quan vì sở hữu mạng lưới rộng, khả năng tài chính và nhiều ưu thế khác. Trong khi những mạng nhỏ như SPT tham vọng xây dựng một mạng 3G riêng, chứ không chỉ để giải quyết cho mạng CDMA S-Fone hiện đang gặp phải khó khăn về thiết bị đầu cuối, EVN Telecom giải quyết những hạn chế về băng tần…
Việc tiến lên 3G chính là nền tảng để đưa ra các dịch vụ chạy trên mạng băng rộng, kích thích các dịch vụ nội dung trên mạng di động phát triển. Đây cũng là cơ sở hạ tầng mạnh cho các dịch vụ cấp quốc gia như thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các kết nối liên ngành, liên bộ, an ninh bảo mật… Các nhà kinh doanh “hái ra tiền” từ năng lực cung cấp của mình.
Tuy nhiên, thực chất cuộc đua không chỉ nhằm giải các bài toán nói trên mà là sở hữu băng tần và khai thác nó cho các mục tiêu kinh doanh. Ở các quốc gia phát triển, thường các nhà khai thác phải qua đấu thầu với mức giá khá cao, vì thế đòi hỏi lộ trình khai thác và bài toán kinh doanh rõ ràng, hiệu quả.
Ở Việt Nam, với quá trình phát triển đặc thù của mạng viễn thông, mô hình đấu thầu không được thực hiện, thay vào đó là việc thi tuyển lấy giấy phép. Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, đây là giải pháp hợp lý giúp các nhà khai thác giảm chi phí để tập trung nguồn lực vào mạng lưới và các dịch vụ khác.
Các doanh nghiệp được sở hữu giấy phép 3G với mức phí thấp hơn giá trị thật của nó khá nhiều, nếu việc sử dụng kém hiệu quả là một lãng phí tài sản của đất nước. Các chuyên gia kỳ vọng những “thí sinh” đạt được 3G phải thể hiện năng lực phát triển và cạnh tranh của họ trong tương lai. Trong đó có mô hình cân đối giữa khai thác thương mại và thỏa mãn các yêu cầu đóng góp vào sự phát triển ICT của quốc gia.
Theo ông Diệp, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khai thác trong việc triển khai để không quá tốn kém, nhưng họ phải đưa ra một mô hình có tính kinh tế và đem lại lợi ích phát triển ICT cho toàn xã hội. Không chỉ kinh doanh mà còn phải phù hợp với cộng đồng, nhất là ở một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nơi mà các nhu cầu ứng dụng công nghệ đang là ưu tiên hàng đầu.
Thách thức đến từ đâu?
Ở nhiều quốc gia, việc thay đổi một công nghệ như 3G là con đường để cải tổ lại toàn bộ ngành công nghiệp viễn thông, tái phân phối lại tài sản giữa các mạng vốn thông thường xuất phát từ “bầu sữa” nhà nước.
Việc triển khai 3G là cơ hội để xác lập nền tảng công nghệ giúp giải quyết những trở ngại về hệ thống viễn thông nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng và tạo ra nhiều dịch vụ hiện đại. Nếu cứ tuân theo trật tự hiện nay, vấn đề kết nối giữa các mạng khó có thể minh bạch, công bằng khi mà các nhà cung cấp nhỏ phải phụ thuộc vào nhà cung cấp lớn - những “ông chủ” các mạng di động, cố định ở khắp các tỉnh thành, hệ thống kết nối liên tỉnh/thành và quốc tế.
Nhờ nắm mạng lưới này, họ đương nhiên được hưởng những ưu tiên và đặc quyền hơn các mạng khác. Để cạnh tranh lành mạnh, lộ trình tách rời các mạng khai thác di động và có chính sách kết nối đến các mạng cố định, liên tỉnh, quốc tế… bình đẳng như nhau là một yêu cầu. Giải quyết được vấn đề trên có nghĩa là tạo ra môi trường kết nối thông thoáng để các nhà cung cấp cùng có cơ hội ngang nhau.
Một vấn đề khác là người sử dụng hiện khó thay đổi mạng di động mà vẫn phải “trung thành” bất đắc dĩ với một nhà cung cấp. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập môi trường MNP (Mobile Number Portability) cho phép người dùng giữ nguyên số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp, là giải pháp hiệu quả mà các nước trên thế giới đã áp dụng khi triển khai 3G.
Khi người tiêu dùng có cơ hội chọn lựa với đồng tiền họ bỏ ra thì nhà cung cấp buộc phải dựa trên chất lượng hơn là dùng hạ sách “giảm giá” như hiện nay. Công nghệ 3G vì thế sẽ tạo ra một môi trường thoáng, và tạo áp lực để các nhà cung cấp thay đổi cách ứng xử với khách hàng của mình.
Với nền tảng 3G, khách hàng không chỉ là cá nhân mà còn là các tổ chức, công ty, họ trở thành một trong những chủ thể của mạng chứ không còn đơn thuần chỉ là người sử dụng dịch vụ.
Cộng đồng công nghệ thông tin cũng sẽ có cơ hội sáng tạo, phát triển các ứng dụng, dịch vụ, kinh doanh để đóng góp vào sự phát triển của ICT. Đây cũng là giải pháp ưu việt để đưa dịch vụ thoại và Internet băng thông rộng về những vùng nông thôn với giá rẻ, làm đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội.
Dù nhà khai thác nào đạt được tấm vé thông hành 3G thì họ cũng đang đối diện với thách thức về cải tổ lại hệ thống để đáp ứng nhu cầu phát triển ICT của xã hội. Người tiêu dùng dịch vụ viễn thông lâu nay chịu khá nhiều bất lợi từ cơ chế đặc thù của ngành viễn thông. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh và độ lớn của thị trường hiện đã khác đi.
Chưa biết dịch vụ này sẽ chính thức phổ rộng khi nào, nhưng hiện không còn nhiều thời gian để các nhà cung cấp trì hoãn mà họ phải tự thay đổi để trưởng thành và bước vào cơ chế thị trường chứ không đơn thuần là làm vai trò “quản lý mạng” cho Nhà nước.
* Hiện các mạng Việt Nam đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA 1x, đây là các yếu tố thuận lợi khi nâng cấp. Họ sẽ đi lên 3G bằng WCDMA và CDMA 1x, tận dụng được hạ tầng sẵn có và duy trì các dịch vụ hiện nay.
Đối với các mạng GSM thì đưa vào thêm tần số 2.1GHz, nâng cấp đường truyền dẫn cho các trạm thu phát sóng, ứng dụng công nghệ WCDMA… Trong khi đó từ CDMA 1x nâng cấp lên EV-DO thì đơn giản hơn, chỉ cần gắn card EV-DO, nâng cấp phần mềm và đường truyền dẫn.
Nếu thắng trong cuộc đua này, xem như họ nhận được những “đặc quyền” nhất định cũng đứng trước áp lực của việc sắp xếp lại trật tự của ngành viễn thông
Cuộc đua đến… 3G
Theo “lộ trình” của Bộ Thông tin và Truyền thông, giấy phép 3G sẽ được cấp vào quí 1-2008, cho bốn trong số sáu doanh nghiệp đang khai thác và quản lý các mạng di động hiện có, gồm Vinaphone, MobiFone, Viettel, SPT, Hanoi Telecom và EVN Telecom.
Theo ông Hoàng Ngọc Diệp, chuyên gia 3G của Qualcomm, hiện là thời điểm chín muồi để triển khai công nghệ mới này nhằm tạo ra những đột phá cho ngành viễn thông. Với 400 nhà khai thác thương mại 3G ở 135 quốc gia, các thiết bị đầu cuối ngày càng rẻ, vì thế Việt Nam không còn phải lo ngại.
Mỗi nhà khai thác hiện đều có tham vọng sở hữu 3G để giải quyết những vấn đề của mình. Các “anh cả” Vinaphone, MobiFone, Viettel thì lạc quan vì sở hữu mạng lưới rộng, khả năng tài chính và nhiều ưu thế khác. Trong khi những mạng nhỏ như SPT tham vọng xây dựng một mạng 3G riêng, chứ không chỉ để giải quyết cho mạng CDMA S-Fone hiện đang gặp phải khó khăn về thiết bị đầu cuối, EVN Telecom giải quyết những hạn chế về băng tần…
Việc tiến lên 3G chính là nền tảng để đưa ra các dịch vụ chạy trên mạng băng rộng, kích thích các dịch vụ nội dung trên mạng di động phát triển. Đây cũng là cơ sở hạ tầng mạnh cho các dịch vụ cấp quốc gia như thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các kết nối liên ngành, liên bộ, an ninh bảo mật… Các nhà kinh doanh “hái ra tiền” từ năng lực cung cấp của mình.
Tuy nhiên, thực chất cuộc đua không chỉ nhằm giải các bài toán nói trên mà là sở hữu băng tần và khai thác nó cho các mục tiêu kinh doanh. Ở các quốc gia phát triển, thường các nhà khai thác phải qua đấu thầu với mức giá khá cao, vì thế đòi hỏi lộ trình khai thác và bài toán kinh doanh rõ ràng, hiệu quả.
Ở Việt Nam, với quá trình phát triển đặc thù của mạng viễn thông, mô hình đấu thầu không được thực hiện, thay vào đó là việc thi tuyển lấy giấy phép. Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, đây là giải pháp hợp lý giúp các nhà khai thác giảm chi phí để tập trung nguồn lực vào mạng lưới và các dịch vụ khác.
Các doanh nghiệp được sở hữu giấy phép 3G với mức phí thấp hơn giá trị thật của nó khá nhiều, nếu việc sử dụng kém hiệu quả là một lãng phí tài sản của đất nước. Các chuyên gia kỳ vọng những “thí sinh” đạt được 3G phải thể hiện năng lực phát triển và cạnh tranh của họ trong tương lai. Trong đó có mô hình cân đối giữa khai thác thương mại và thỏa mãn các yêu cầu đóng góp vào sự phát triển ICT của quốc gia.
Theo ông Diệp, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khai thác trong việc triển khai để không quá tốn kém, nhưng họ phải đưa ra một mô hình có tính kinh tế và đem lại lợi ích phát triển ICT cho toàn xã hội. Không chỉ kinh doanh mà còn phải phù hợp với cộng đồng, nhất là ở một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nơi mà các nhu cầu ứng dụng công nghệ đang là ưu tiên hàng đầu.
Thách thức đến từ đâu?
Ở nhiều quốc gia, việc thay đổi một công nghệ như 3G là con đường để cải tổ lại toàn bộ ngành công nghiệp viễn thông, tái phân phối lại tài sản giữa các mạng vốn thông thường xuất phát từ “bầu sữa” nhà nước.
Việc triển khai 3G là cơ hội để xác lập nền tảng công nghệ giúp giải quyết những trở ngại về hệ thống viễn thông nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng và tạo ra nhiều dịch vụ hiện đại. Nếu cứ tuân theo trật tự hiện nay, vấn đề kết nối giữa các mạng khó có thể minh bạch, công bằng khi mà các nhà cung cấp nhỏ phải phụ thuộc vào nhà cung cấp lớn - những “ông chủ” các mạng di động, cố định ở khắp các tỉnh thành, hệ thống kết nối liên tỉnh/thành và quốc tế.
Nhờ nắm mạng lưới này, họ đương nhiên được hưởng những ưu tiên và đặc quyền hơn các mạng khác. Để cạnh tranh lành mạnh, lộ trình tách rời các mạng khai thác di động và có chính sách kết nối đến các mạng cố định, liên tỉnh, quốc tế… bình đẳng như nhau là một yêu cầu. Giải quyết được vấn đề trên có nghĩa là tạo ra môi trường kết nối thông thoáng để các nhà cung cấp cùng có cơ hội ngang nhau.
Một vấn đề khác là người sử dụng hiện khó thay đổi mạng di động mà vẫn phải “trung thành” bất đắc dĩ với một nhà cung cấp. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập môi trường MNP (Mobile Number Portability) cho phép người dùng giữ nguyên số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp, là giải pháp hiệu quả mà các nước trên thế giới đã áp dụng khi triển khai 3G.
Khi người tiêu dùng có cơ hội chọn lựa với đồng tiền họ bỏ ra thì nhà cung cấp buộc phải dựa trên chất lượng hơn là dùng hạ sách “giảm giá” như hiện nay. Công nghệ 3G vì thế sẽ tạo ra một môi trường thoáng, và tạo áp lực để các nhà cung cấp thay đổi cách ứng xử với khách hàng của mình.
Với nền tảng 3G, khách hàng không chỉ là cá nhân mà còn là các tổ chức, công ty, họ trở thành một trong những chủ thể của mạng chứ không còn đơn thuần chỉ là người sử dụng dịch vụ.
Cộng đồng công nghệ thông tin cũng sẽ có cơ hội sáng tạo, phát triển các ứng dụng, dịch vụ, kinh doanh để đóng góp vào sự phát triển của ICT. Đây cũng là giải pháp ưu việt để đưa dịch vụ thoại và Internet băng thông rộng về những vùng nông thôn với giá rẻ, làm đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội.
Dù nhà khai thác nào đạt được tấm vé thông hành 3G thì họ cũng đang đối diện với thách thức về cải tổ lại hệ thống để đáp ứng nhu cầu phát triển ICT của xã hội. Người tiêu dùng dịch vụ viễn thông lâu nay chịu khá nhiều bất lợi từ cơ chế đặc thù của ngành viễn thông. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh và độ lớn của thị trường hiện đã khác đi.
Chưa biết dịch vụ này sẽ chính thức phổ rộng khi nào, nhưng hiện không còn nhiều thời gian để các nhà cung cấp trì hoãn mà họ phải tự thay đổi để trưởng thành và bước vào cơ chế thị trường chứ không đơn thuần là làm vai trò “quản lý mạng” cho Nhà nước.
* Hiện các mạng Việt Nam đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA 1x, đây là các yếu tố thuận lợi khi nâng cấp. Họ sẽ đi lên 3G bằng WCDMA và CDMA 1x, tận dụng được hạ tầng sẵn có và duy trì các dịch vụ hiện nay.
Đối với các mạng GSM thì đưa vào thêm tần số 2.1GHz, nâng cấp đường truyền dẫn cho các trạm thu phát sóng, ứng dụng công nghệ WCDMA… Trong khi đó từ CDMA 1x nâng cấp lên EV-DO thì đơn giản hơn, chỉ cần gắn card EV-DO, nâng cấp phần mềm và đường truyền dẫn.