2G lên 3G: “Quan trọng là dịch vụ”
"Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại điều kiện để phát triển 3G đã hội đủ ở Việt Nam, đặc biệt băng tần đã bắt đầu có thể triển khai"
Ngày 12/6, các chuyên gia Orange France Telecom đã có buổi thuyết trình về hiện tại, tương lai của 3G và Wimax tại Hội nghị Viễn thông Quốc tế (Telecom Summit 2008) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/6.
Để tìm hiểu rõ hơn về triển vọng cũng như những cơ hội phát triển công nghệ 3G cho mạng di động tại Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Marc Fossier, Giám đốc Công nghệ của Orange France Telecom.
Nhiều tiên đoán trước đây cho rằng năm 2008, 3G sẽ “cất cánh” ở Việt Nam. Nay đã hơn 6 tháng trôi qua, ông nhận xét như thế nào về sự phát triển 3G ở Việt Nam?
Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại điều kiện để phát triển 3G đã hội đủ ở Việt Nam, đặc biệt băng tần đã bắt đầu có thể triển khai. Những nhà khai thác hiện tại 2G đã có điều kiện và cơ sở tương đối vững vàng để chuyển sang 3G.
Việc trước hết cần làm lúc này là cung cấp các giấy phép. Đồng thời với những người đăng ký xin giấy phép phải chuẩn bị vấn đề kỹ thuật và phục vụ để khi có giấy phép có thể triển khai mạng và dịch vụ càng sớm càng tốt.
Theo ông, khi được cấp phép, các mạng di động của Việt Nam nên tiến lên 3G theo công nghệ nào?
Với những kinh nghiệm và thành công của mình trên thế giới, chúng tôi có thể trao đổi một số thông điệp để giúp những nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thành công hơn với 3G. Khuyến nghị đầu tiên là phải triển khai từng bước một, theo một chiến lược rõ ràng.
Trước hết, Việt Nam phải tập trung vào những khu chiến lược, tức là trung tâm thành phố, nơi có nhiều khách hàng. Sau đó, mở rộng ra những vùng xung quanh. Muốn như thế phải tận dụng được mối liên lạc giữa 2G và 3G để cho người dùng có thể sử dụng một cách liên tục.
Khuyến nghị thứ hai là nên tận dụng những thiết bị mà 2G đang có. Có rất nhiều lí do để chứng minh cho khuyến nghị này. Trước tiên là lí do kỹ thuật, vì một số thiết bị hiện tại của mạng GSM 2G có thể dùng trở lại cho 3G. Như vậy, đầu tư cho thiết bị đỡ tốn kém hơn và sau đó chỉ cần thêm thiết bị của 3G. Nhờ đó mạng có thể triển khai mạnh mẽ mà đỡ tốn kém.
Thứ hai là lí do dịch vụ. Có những dịch vụ 3G có thể dùng trong 2G. Điều đó nghĩa là một khách hàng khi dùng điện thoại di động ở trong phủ sóng 3G sẽ có dịch vụ tốt. Và khi chuyển sang vùng không có phủ sóng 3G mà chỉ có 2G thì dịch vụ vẫn tiếp tục dùng được mặc dù chậm hơn. Như vậy là dịch vụ không bị gián đoạn trên khắp toàn quốc.
Lí do thứ 3 là kinh nghiệm và kỹ năng. Vì nếu một nhà cung cấp dịch vụ 2G đã thành công thì họ đã có đội ngũ về kỹ thuật và tiếp thị kinh nghiệm. Họ chỉ việc tiếp tục phát triển các kinh nghiệm đó cao thêm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đó là cách hay nhất để tối ưu sự thành công.
Hơn nữa đỡ tốn kém trong việc triển khai và đầu tư. Chúng tôi rất hân hạnh nếu được chọn là đối tác chiến lược một trong những nhà cung cấp của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đem đến những kinh nghiệm đó để giúp Việt Nam thành công nhiều hơn và nhanh hơn.
Trong vấn đề cấp phép đó cũng có ý kiến cho rằng các nhà khai thác triển khai đủ công nghệ, được cấp phép cả Wimax và 3G sẽ tiết kiệm hơn. Ý kiến ông như thế nào?
Tôi nghĩ rằng nếu cung cấp giấy phép 3G UMTS sẽ tiết kiệm hơn. Khi GSM chuyển sang UMTS thì vấn đề tiêu chuẩn hóa đã được chuẩn bị. Vì thế nên khi chuyển từ GSM 2G sang UMTS 3G sẽ rất dễ dàng và trơn tru.
Về Wimax, chúng tôi nghĩ rằng nó không có một tiếp nối với thiết bị hiện tại mà thích hợp hơn cho mạng băng rộng cố định với di động giới hạn. Wimax cũng không có chuyển vùng (roaming) với những hệ thống 2G và 3G khác. Do đó, Wimax có khuyết điểm về roaming và sẽ tốn kém hơn UMTS.
Hiện tại các nhà khai thác của Việt Nam dự kiến số thuê bao 3G sau khi được cấp giấy phép sẽ không nhiều. Ông có nhận định gì?
Tôi nghĩ sẽ có nhiều khách hàng với điều kiện là những nhà cung cấp dịch vụ có những điện thoại hấp dẫn với giá tiền phải chăng và kèm theo đó là những dịch vụ phong phú và hấp dẫn. Bởi vì, hiện nay có nhiều nhà cung cấp thiết bị có những chipset 2G và 3G, do đó những điện thoại di động vừa dùng được cho 2G và 3G ngày càng nhiều và giá thành ngày càng rẻ.
Ông dự báo mức phí hợp lý khi dịch vụ 3G phát triển ở Việt Nam như thế nào?
Với kinh nghiệm của chúng tôi thì giá thành phải thích nghi với mức sống ở địa phương. Chẳng hạn như chúng tôi rất thành công về Mobile TV (điện thoại truyền hình di động - PV) ở châu Âu.
Làm sao chúng tôi có thể thành công như vậy? Đó là chúng tôi cung cấp một dịch vụ bao trọn gói. Bạn chỉ cần trả một số tiền cố định và muốn xem truyền hình di động bao nhiêu cũng được. Chính vì lí do đó nên số lượng khách hàng đã tăng rất nhanh. Chúng tôi đã có 1 triệu người dùng Mobile TV ở châu Âu.
Muốn như vậy phải có chiến lược triển khai rất kỹ lưỡng và có phương pháp. Muốn thành công cần có 3 yếu tố: thứ nhất, mạng phải triển khai với hiệu quả tốt, chất lượng cao. Thứ hai, thiết bị đầu cuối phải đa dạng phong phú để cho khách hàng lựa chọn. Thứ ba, rất quan trọng là nội dung phải phong phú, thích nghi với khách hàng.
Ba yếu tố đó phải đồng loạt triển khai thì mới thành công. Vì vậy, ngay từ đầu, 3 yếu tố này phải được chuẩn bị tốt.
Vậy theo ông, số lượng thuê bao 3G phải đạt bao nhiêu trong năm đầu triển khai của nhà cung cấp tại Việt Nam thì mới tương xứng với chi phí của nhà đầu tư đã bỏ ra?
Mới năm đầu thì khó nói vì còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như quy định của Chính phủ về triển khai giấy phép. Nhưng 1-2 năm sau đó, nếu đạt khoảng 15% khách hàng từ 2G chuyển lên 3G thì có thể coi là thành công.
Khi tiến lên 3G rõ ràng chính sách sẽ phải thay đổi, ông có khuyến cáo gì với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về thay đổi chính sách khi các mạng chuyển từ 2G lên 3G hay không?
Tôi xin nhấn mạnh trên những yếu tố chính yếu: thứ nhất, Chính phủ đừng bắt các nhà khai thác phải triển khai toàn bộ tức thì, như vậy sẽ tốn quá nhiều tiền mà lúc đó khách hàng chưa tới kịp.
Thứ hai, nên dựa trên những nhà cung cấp GSM 2G. Vì kinh nghiệm cho chúng tôi thấy nước nào đã cho nhà cung cấp hoàn toàn mới lên 3G thì họ tốn quá nhiều tiền và phần lớn là thất bại. Như vậy, khi có kinh nghiệm ở GSM và có mạng rồi thì việc triển khai từng bước sẽ ít tốn kém hơn, khả năng thành công cao hơn nhiều.
Điều đó chứng tỏ chính sách của nhà nước về thi cấp phép hoàn toàn đúng đắn. Tôi muốn nhấn mạnh, điều quan trọng là dịch vụ chứ không phải công nghệ.
Để tìm hiểu rõ hơn về triển vọng cũng như những cơ hội phát triển công nghệ 3G cho mạng di động tại Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Marc Fossier, Giám đốc Công nghệ của Orange France Telecom.
Nhiều tiên đoán trước đây cho rằng năm 2008, 3G sẽ “cất cánh” ở Việt Nam. Nay đã hơn 6 tháng trôi qua, ông nhận xét như thế nào về sự phát triển 3G ở Việt Nam?
Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại điều kiện để phát triển 3G đã hội đủ ở Việt Nam, đặc biệt băng tần đã bắt đầu có thể triển khai. Những nhà khai thác hiện tại 2G đã có điều kiện và cơ sở tương đối vững vàng để chuyển sang 3G.
Việc trước hết cần làm lúc này là cung cấp các giấy phép. Đồng thời với những người đăng ký xin giấy phép phải chuẩn bị vấn đề kỹ thuật và phục vụ để khi có giấy phép có thể triển khai mạng và dịch vụ càng sớm càng tốt.
Theo ông, khi được cấp phép, các mạng di động của Việt Nam nên tiến lên 3G theo công nghệ nào?
Với những kinh nghiệm và thành công của mình trên thế giới, chúng tôi có thể trao đổi một số thông điệp để giúp những nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thành công hơn với 3G. Khuyến nghị đầu tiên là phải triển khai từng bước một, theo một chiến lược rõ ràng.
Trước hết, Việt Nam phải tập trung vào những khu chiến lược, tức là trung tâm thành phố, nơi có nhiều khách hàng. Sau đó, mở rộng ra những vùng xung quanh. Muốn như thế phải tận dụng được mối liên lạc giữa 2G và 3G để cho người dùng có thể sử dụng một cách liên tục.
Khuyến nghị thứ hai là nên tận dụng những thiết bị mà 2G đang có. Có rất nhiều lí do để chứng minh cho khuyến nghị này. Trước tiên là lí do kỹ thuật, vì một số thiết bị hiện tại của mạng GSM 2G có thể dùng trở lại cho 3G. Như vậy, đầu tư cho thiết bị đỡ tốn kém hơn và sau đó chỉ cần thêm thiết bị của 3G. Nhờ đó mạng có thể triển khai mạnh mẽ mà đỡ tốn kém.
Thứ hai là lí do dịch vụ. Có những dịch vụ 3G có thể dùng trong 2G. Điều đó nghĩa là một khách hàng khi dùng điện thoại di động ở trong phủ sóng 3G sẽ có dịch vụ tốt. Và khi chuyển sang vùng không có phủ sóng 3G mà chỉ có 2G thì dịch vụ vẫn tiếp tục dùng được mặc dù chậm hơn. Như vậy là dịch vụ không bị gián đoạn trên khắp toàn quốc.
Lí do thứ 3 là kinh nghiệm và kỹ năng. Vì nếu một nhà cung cấp dịch vụ 2G đã thành công thì họ đã có đội ngũ về kỹ thuật và tiếp thị kinh nghiệm. Họ chỉ việc tiếp tục phát triển các kinh nghiệm đó cao thêm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đó là cách hay nhất để tối ưu sự thành công.
Hơn nữa đỡ tốn kém trong việc triển khai và đầu tư. Chúng tôi rất hân hạnh nếu được chọn là đối tác chiến lược một trong những nhà cung cấp của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đem đến những kinh nghiệm đó để giúp Việt Nam thành công nhiều hơn và nhanh hơn.
Trong vấn đề cấp phép đó cũng có ý kiến cho rằng các nhà khai thác triển khai đủ công nghệ, được cấp phép cả Wimax và 3G sẽ tiết kiệm hơn. Ý kiến ông như thế nào?
Tôi nghĩ rằng nếu cung cấp giấy phép 3G UMTS sẽ tiết kiệm hơn. Khi GSM chuyển sang UMTS thì vấn đề tiêu chuẩn hóa đã được chuẩn bị. Vì thế nên khi chuyển từ GSM 2G sang UMTS 3G sẽ rất dễ dàng và trơn tru.
Về Wimax, chúng tôi nghĩ rằng nó không có một tiếp nối với thiết bị hiện tại mà thích hợp hơn cho mạng băng rộng cố định với di động giới hạn. Wimax cũng không có chuyển vùng (roaming) với những hệ thống 2G và 3G khác. Do đó, Wimax có khuyết điểm về roaming và sẽ tốn kém hơn UMTS.
Hiện tại các nhà khai thác của Việt Nam dự kiến số thuê bao 3G sau khi được cấp giấy phép sẽ không nhiều. Ông có nhận định gì?
Tôi nghĩ sẽ có nhiều khách hàng với điều kiện là những nhà cung cấp dịch vụ có những điện thoại hấp dẫn với giá tiền phải chăng và kèm theo đó là những dịch vụ phong phú và hấp dẫn. Bởi vì, hiện nay có nhiều nhà cung cấp thiết bị có những chipset 2G và 3G, do đó những điện thoại di động vừa dùng được cho 2G và 3G ngày càng nhiều và giá thành ngày càng rẻ.
Ông dự báo mức phí hợp lý khi dịch vụ 3G phát triển ở Việt Nam như thế nào?
Với kinh nghiệm của chúng tôi thì giá thành phải thích nghi với mức sống ở địa phương. Chẳng hạn như chúng tôi rất thành công về Mobile TV (điện thoại truyền hình di động - PV) ở châu Âu.
Làm sao chúng tôi có thể thành công như vậy? Đó là chúng tôi cung cấp một dịch vụ bao trọn gói. Bạn chỉ cần trả một số tiền cố định và muốn xem truyền hình di động bao nhiêu cũng được. Chính vì lí do đó nên số lượng khách hàng đã tăng rất nhanh. Chúng tôi đã có 1 triệu người dùng Mobile TV ở châu Âu.
Muốn như vậy phải có chiến lược triển khai rất kỹ lưỡng và có phương pháp. Muốn thành công cần có 3 yếu tố: thứ nhất, mạng phải triển khai với hiệu quả tốt, chất lượng cao. Thứ hai, thiết bị đầu cuối phải đa dạng phong phú để cho khách hàng lựa chọn. Thứ ba, rất quan trọng là nội dung phải phong phú, thích nghi với khách hàng.
Ba yếu tố đó phải đồng loạt triển khai thì mới thành công. Vì vậy, ngay từ đầu, 3 yếu tố này phải được chuẩn bị tốt.
Vậy theo ông, số lượng thuê bao 3G phải đạt bao nhiêu trong năm đầu triển khai của nhà cung cấp tại Việt Nam thì mới tương xứng với chi phí của nhà đầu tư đã bỏ ra?
Mới năm đầu thì khó nói vì còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như quy định của Chính phủ về triển khai giấy phép. Nhưng 1-2 năm sau đó, nếu đạt khoảng 15% khách hàng từ 2G chuyển lên 3G thì có thể coi là thành công.
Khi tiến lên 3G rõ ràng chính sách sẽ phải thay đổi, ông có khuyến cáo gì với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về thay đổi chính sách khi các mạng chuyển từ 2G lên 3G hay không?
Tôi xin nhấn mạnh trên những yếu tố chính yếu: thứ nhất, Chính phủ đừng bắt các nhà khai thác phải triển khai toàn bộ tức thì, như vậy sẽ tốn quá nhiều tiền mà lúc đó khách hàng chưa tới kịp.
Thứ hai, nên dựa trên những nhà cung cấp GSM 2G. Vì kinh nghiệm cho chúng tôi thấy nước nào đã cho nhà cung cấp hoàn toàn mới lên 3G thì họ tốn quá nhiều tiền và phần lớn là thất bại. Như vậy, khi có kinh nghiệm ở GSM và có mạng rồi thì việc triển khai từng bước sẽ ít tốn kém hơn, khả năng thành công cao hơn nhiều.
Điều đó chứng tỏ chính sách của nhà nước về thi cấp phép hoàn toàn đúng đắn. Tôi muốn nhấn mạnh, điều quan trọng là dịch vụ chứ không phải công nghệ.