Đưa hành vi kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép vào Bộ luật Hình sự sửa đổi
Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên, thì phải chịu trách nhiệm hình sự
Khai mạc sáng 3/4, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ dành trọn ngày đầu tiên để cho ý kiến về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.
Trước khi trình bày báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án luật - Lê Thị Nga cho biết đầu tháng 3/2016, Tổng thư ký Quốc hội đã có công văn đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội góp ý hoàn thiện dự án bộ luật và gửi lại chậm nhất ngày 25/3.
Nhưng, đến nay vẫn còn 4 uỷ ban và 33 đoàn đại biểu Quốc hội chưa có hồi âm. Đáng chú ý là trong 68 thành viên của tổ công tác liên ngành có 43 người chưa gửi lại góp ý.
Trong đó có một số người tại các cuộc họp, hội nghị về sửa bộ luật này thì góp ý rất gay gắt, nhưng khi được đề nghị góp ý bằng văn bản, có ký vào từng trang của dự thảo thì lại không có.
Một trong 10 vấn đề lớn mà bà Nga báo cáo liên quan đến tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (điều 206).
Bà Nga cho biết, có ý kiến đề nghị sửa tên điều luật này thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.
Có ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, vì các hành vi này ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Ý kiến khác đề nghị không bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vì đây cũng là hành vi kinh doanh trái phép (quy định tại điều 159 của Bộ luật Hình sự năm 1999, nay đã được thay thế bằng các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015).
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì trong nội dung điều 206 có những quy định không phải là hoạt động ngân hàng mà là hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Như điểm e khoản 1 quy định “vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần”.
Hoặc điểm g khoản 1 “phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành các hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi tên điều luật thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.
Về bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, ngoại tệ hợp pháp (được Nhà nước cho phép), đến nền kinh tế và chức năng điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước…
Thực tiễn thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp lợi dụng kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ để chiếm đoạt tài sản, huy động vốn dẫn đến hậu quả không thể khắc phục, thì cần thiết phải quy định hành vi này để bảo đảm có căn cứ xử lý hình sự khi tội phạm xảy ra.
Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, một số hành vi kinh doanh trái phép xét thấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể, cần thiết phải xử lý hình sự thì bộ luật này đã quy định tại các điều luật cụ thể như: điều 188 (tội buôn lậu); điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước); điều 234 (tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã)…
Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định đây là một trong các lĩnh vực cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước mới được phép thực hiện (khoản 17 điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ “quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”).
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, nhằm bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình phạm tội.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên, thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trước khi trình bày báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án luật - Lê Thị Nga cho biết đầu tháng 3/2016, Tổng thư ký Quốc hội đã có công văn đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội góp ý hoàn thiện dự án bộ luật và gửi lại chậm nhất ngày 25/3.
Nhưng, đến nay vẫn còn 4 uỷ ban và 33 đoàn đại biểu Quốc hội chưa có hồi âm. Đáng chú ý là trong 68 thành viên của tổ công tác liên ngành có 43 người chưa gửi lại góp ý.
Trong đó có một số người tại các cuộc họp, hội nghị về sửa bộ luật này thì góp ý rất gay gắt, nhưng khi được đề nghị góp ý bằng văn bản, có ký vào từng trang của dự thảo thì lại không có.
Một trong 10 vấn đề lớn mà bà Nga báo cáo liên quan đến tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (điều 206).
Bà Nga cho biết, có ý kiến đề nghị sửa tên điều luật này thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.
Có ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, vì các hành vi này ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Ý kiến khác đề nghị không bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vì đây cũng là hành vi kinh doanh trái phép (quy định tại điều 159 của Bộ luật Hình sự năm 1999, nay đã được thay thế bằng các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015).
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì trong nội dung điều 206 có những quy định không phải là hoạt động ngân hàng mà là hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Như điểm e khoản 1 quy định “vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần”.
Hoặc điểm g khoản 1 “phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành các hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi tên điều luật thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.
Về bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, ngoại tệ hợp pháp (được Nhà nước cho phép), đến nền kinh tế và chức năng điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước…
Thực tiễn thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp lợi dụng kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ để chiếm đoạt tài sản, huy động vốn dẫn đến hậu quả không thể khắc phục, thì cần thiết phải quy định hành vi này để bảo đảm có căn cứ xử lý hình sự khi tội phạm xảy ra.
Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, một số hành vi kinh doanh trái phép xét thấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể, cần thiết phải xử lý hình sự thì bộ luật này đã quy định tại các điều luật cụ thể như: điều 188 (tội buôn lậu); điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước); điều 234 (tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã)…
Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định đây là một trong các lĩnh vực cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước mới được phép thực hiện (khoản 17 điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ “quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”).
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, nhằm bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình phạm tội.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên, thì phải chịu trách nhiệm hình sự.