Đức, Anh ra sức “ve vãn” Trung Quốc
Bà Merkel có chuyến thăm thứ 8 tới Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua, trên cương vị Thủ tướng Đức
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 29/10 sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong bối cảnh các nước châu Âu khác cũng ra sức thu hút vốn đầu tư từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - hãng tin Bloomberg cho hay.
Chuyến thăm Bắc Kinh của người đứng đầu Chính phủ Đức, quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu, diễn ra sau khi Hoàng gia Anh trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần trước.
Tổng thống Pháp Francois Hollande dự kiến thăm Bắc Kinh vào tuần tới như một dấu hiệu nữa về sự quan tâm của châu Âu đối với Trung Quốc giữa lúc quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.
Đoàn tháp tùng bà Merkel trong chuyến thăm Trung Quốc lần này có giám đốc điều hành một loạt tập đoàn lớn của Đức như hãng xe Volkswagen, hãng thiết bị viễn thông Siemens, và sàn giao dịch chứng khoán Deutsche Boerse AG.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009, cộng đồng doanh nghiệp Đức không khỏi lo ngại về những rủi ro tại thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của họ.
“Chuyến thăm này nhằm xây dựng niềm tin giữa hai bên”, ông Anton Boerner, Giám đốc hiệp hội công nghiệp xuất khẩu Đức BGA, phát biểu. “Điều quan trọng nhất đối với bà Merkel trong chuyến thăm này là tìm hiểu xem vấn đề ở Trung Quốc lớn tới mức nào và liệu Chính phủ Trung Quốc có kiểm soát được tình hình hay không”.
Đây là chuyến thăm thứ 8 của bà Merkel tới Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua, trên cương vị Thủ tướng Đức. Chuyến thăm là cơ hội để bà nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng vụ bê bối khí thải của hãng xe Volkswagen chỉ là cá biệt và không phản ánh các nhà sản xuất Đức nói chung.
Lập trường của bà Merkel là Chính phủ Đức cam kết đảm bảo các công ty nước này tuân thủ luật chơi - một quan chức Đức tuyên bố trước báo giới trước khi bà Merkel lên đường sang Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm này, bà Merkel có thể cũng sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc ngăn dòng người di cư đang ùn ùn đổ tới Đức, gây ra một cuộc khủng hoảng và xói mòn niềm tin của người dân Đức đối với chính bà.
Để giúp Đức trong vấn đề người di cư, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên Nga, quốc gia đang hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria. Phần đông người di cư chạy tới châu Âu là những người chạy trốn xung đột ở Syria.
Chuyến thăm Trung Quốc kéo dài hai ngày của bà Merkel không có những nghi thức tiếp đón long trọng như những gì mà ông Tập nhận được khi tới thăm Anh mới đây.
Tại London, ông Tập đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Anh và dùng bữa trưa với nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Những hoạt động này cho thấy sự hồi sinh của mối quan hệ Anh-Trung sau gần hai thập kỷ đóng băng, theo Bloomberg.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, Anh chính là nước lớn phương Tây đầu tiên gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập, mở đường cho các quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu (EU), bao gồm Đức, tham gia. Việc các nước châu Âu gia nhập AIIB đã dẫn tới xích mích giữa các nước này mới Mỹ.
Theo ông Sebastian Heilmann, Giám đốc Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc ở Berlin, nước Anh “đã bất ngờ giành lợi thế trước nước Đức bằng chính sách làm thân với Trung Quốc. Lần này, bà Merkel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những chuyến thăm Trung Quốc trước kia”.
Chuyến thăm Bắc Kinh của người đứng đầu Chính phủ Đức, quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu, diễn ra sau khi Hoàng gia Anh trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần trước.
Tổng thống Pháp Francois Hollande dự kiến thăm Bắc Kinh vào tuần tới như một dấu hiệu nữa về sự quan tâm của châu Âu đối với Trung Quốc giữa lúc quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.
Đoàn tháp tùng bà Merkel trong chuyến thăm Trung Quốc lần này có giám đốc điều hành một loạt tập đoàn lớn của Đức như hãng xe Volkswagen, hãng thiết bị viễn thông Siemens, và sàn giao dịch chứng khoán Deutsche Boerse AG.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009, cộng đồng doanh nghiệp Đức không khỏi lo ngại về những rủi ro tại thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của họ.
“Chuyến thăm này nhằm xây dựng niềm tin giữa hai bên”, ông Anton Boerner, Giám đốc hiệp hội công nghiệp xuất khẩu Đức BGA, phát biểu. “Điều quan trọng nhất đối với bà Merkel trong chuyến thăm này là tìm hiểu xem vấn đề ở Trung Quốc lớn tới mức nào và liệu Chính phủ Trung Quốc có kiểm soát được tình hình hay không”.
Đây là chuyến thăm thứ 8 của bà Merkel tới Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua, trên cương vị Thủ tướng Đức. Chuyến thăm là cơ hội để bà nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng vụ bê bối khí thải của hãng xe Volkswagen chỉ là cá biệt và không phản ánh các nhà sản xuất Đức nói chung.
Lập trường của bà Merkel là Chính phủ Đức cam kết đảm bảo các công ty nước này tuân thủ luật chơi - một quan chức Đức tuyên bố trước báo giới trước khi bà Merkel lên đường sang Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm này, bà Merkel có thể cũng sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc ngăn dòng người di cư đang ùn ùn đổ tới Đức, gây ra một cuộc khủng hoảng và xói mòn niềm tin của người dân Đức đối với chính bà.
Để giúp Đức trong vấn đề người di cư, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên Nga, quốc gia đang hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria. Phần đông người di cư chạy tới châu Âu là những người chạy trốn xung đột ở Syria.
Chuyến thăm Trung Quốc kéo dài hai ngày của bà Merkel không có những nghi thức tiếp đón long trọng như những gì mà ông Tập nhận được khi tới thăm Anh mới đây.
Tại London, ông Tập đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Anh và dùng bữa trưa với nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Những hoạt động này cho thấy sự hồi sinh của mối quan hệ Anh-Trung sau gần hai thập kỷ đóng băng, theo Bloomberg.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, Anh chính là nước lớn phương Tây đầu tiên gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập, mở đường cho các quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu (EU), bao gồm Đức, tham gia. Việc các nước châu Âu gia nhập AIIB đã dẫn tới xích mích giữa các nước này mới Mỹ.
Theo ông Sebastian Heilmann, Giám đốc Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc ở Berlin, nước Anh “đã bất ngờ giành lợi thế trước nước Đức bằng chính sách làm thân với Trung Quốc. Lần này, bà Merkel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những chuyến thăm Trung Quốc trước kia”.