Truyền thông Trung Quốc hưng phấn vì cách Anh đón ông Tập
Truyền thông Trung Quốc gọi đây là “chuyến công du siêu nhà nước”, là “cú đột phá” trong quan hệ Anh-Trung
Cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã hoạt động hết tốc lực, ngay sau khi Chủ tịch nước này Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh. Các bài viết và bản tin đua nhau gọi đây là “chuyến công du siêu nhà nước”, là “cú đột phá” trong quan hệ Anh-Trung.
Theo hãng tin CNBC, hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 20/10 đã viết về “sự chào đón đẳng cấp hoàng gia” mà đảo quốc sương mù dành cho ông Tập và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên, không quên nhấn mạnh 103 loạt súng trường trong lễ đón.
Tờ Thời báo Hoàn cầu giật tít “London trải tấm thảm đỏ nhất để chào đón Tập Cận Bình” ngay trên trang nhất, kèm theo bức ảnh cho thấy cờ Anh và cờ Trung Quốc rợp hai bên con đường dẫn tới cung điện Buckingham.
Bài viết chiếm trọn trang của tờ báo trên nói rằng quan hệ Anh-Mỹ “chưa bao giờ tốt như bây giờ” và miêu tả chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc là một “cú đột phá”. Các tít bài khác của Thời báo Hoàn cầu tập trung vào “tiêu chuẩn cao vượt trội” áp dụng cho việc đón tiếp ông Tập ở London.
Những bình luận này trái ngược hẳn với cách nhìn của Trung Quốc đối với sự đón tiếp dành cho Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm London hồi năm 2014.
Khi đó, có những bài viết nói Bắc Kinh đã phàn nàn rằng lễ đón ông Lý ở sân bay Heathrow quá ngắn ngủn, rằng Trung Quốc đã đe dọa hủy chuyến thăm nếu ông Lý không được gặp nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.
Lần này, nội dung truyền thông tích cực đã tràn sang cả mạng xã hội. Tài khoản Twitter chính thức của nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc cập nhật trực tiếp các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm, đăng kèm hình ảnh đầy đủ. Hình ảnh đầu trang Twitter của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo cùng được thay bằng bức ảnh ông Tập Cận Bình đứng bên nữ hoàng Elizabeth II.
Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, chủ đề “Tập Cận Bình thăm Anh” là một trong những chủ đề được nói đến nhiều nhất trong ngày thứ Tư. Trong đó đa phần các bình luận đều mang tinh thần tự hào dân tộc.
Một người dùng Weibo có tên Xmjungsis viết: “Anh chân thành hơn nhiều so với Mỹ”. Một người dùng khác có tên Ruikun viết: “Đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở nên hùng mạnh và đáng sợ. Trước đây, không ai tưởng tượng nổi điều này”.
Ông Tập và phu nhân đến London vào tối ngày thứ Hai theo giờ châu Á trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Anh, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ấm lên.
Ngày thứ Ba, ông Tập duyệt đội kỵ binh danh dự hoàng gia Anh và cùng đi xe ngựa hoàng gia với nữ hoàng Elizabeth II để tới cung điện Buckingham. Tại đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc và phu nhân dùng bữa với nữ hoàng và thân vương Philip.
Trong một bài phát biểu sau đó trước Quốc hội Anh, ông Tập Cận Bình nói ông rất “ấn tượng” trước quan hệ “thân thiện” giữa hai quốc gia, nhấn mạnh rằng chuyến thăm của ông sẽ đưa quan hệ Anh-Trung lên “tầm cao mới”.
Sau khi hội kiến Thái tử Charles và công nương Camilla, Hoàng tử William và thủ lĩnh Công đảng Jeremy Corbyl, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dự một buổi quốc yến long trọng tại điện Buckingham. Quốc yến có sự tham dự của Thủ tướng Anh David Cameron và các thành viên hoàng gia.
Phong cách thời trang của bà Bành Lệ Viên trong chuyến công du đảo quốc sương mù cũng được truyền thông Trung Quốc khai thác triệt để.
Kể từ khi bắt đầu giữ cương vị đệ nhất phu nhân vào năm 2013, bà Bành đã được mệnh danh cùng với đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama là “đệ nhất phu nhân thời trang”. Bà Bành đã khéo léo đưa những chi tiết đặc trưng Trung Quốc vào các bộ trang phục của mình, như chiếc cổ áo cao kiểu truyền thống.
Báo chí Trung Quốc những ngày gần đây thi nhau phân tích về các trang phục mà bà Bành diện tại Anh. Truyền thông Anh cũng ca ngợi những bộ vest được cắt may tinh tế của bà Bành, trong đó tờ Daily Mail gọi lựa chọn trang phục của phu nhân ông Tập là “cú hattrick thời trang”.
Trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc cũng trầm trồ trước phong cách thời trang của bà Bành, một cựu danh ca.
“Ôi trời ơi, bà Bành Lệ Viên đẹp quá. Bà ấy là biểu tượng thời trang số 1 Trung Quốc”, người dùng Baijiao viết. Trong khi đó, người dùng Mandi nói trông bà Bành “quá tuyệt”, còn người dùng ZZ thì nhận xét: “Bộ váy của bà Bành Lệ Viên rất hợp với sự kiện”.
Theo hãng tin CNBC, hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 20/10 đã viết về “sự chào đón đẳng cấp hoàng gia” mà đảo quốc sương mù dành cho ông Tập và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên, không quên nhấn mạnh 103 loạt súng trường trong lễ đón.
Tờ Thời báo Hoàn cầu giật tít “London trải tấm thảm đỏ nhất để chào đón Tập Cận Bình” ngay trên trang nhất, kèm theo bức ảnh cho thấy cờ Anh và cờ Trung Quốc rợp hai bên con đường dẫn tới cung điện Buckingham.
Bài viết chiếm trọn trang của tờ báo trên nói rằng quan hệ Anh-Mỹ “chưa bao giờ tốt như bây giờ” và miêu tả chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc là một “cú đột phá”. Các tít bài khác của Thời báo Hoàn cầu tập trung vào “tiêu chuẩn cao vượt trội” áp dụng cho việc đón tiếp ông Tập ở London.
Những bình luận này trái ngược hẳn với cách nhìn của Trung Quốc đối với sự đón tiếp dành cho Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm London hồi năm 2014.
Khi đó, có những bài viết nói Bắc Kinh đã phàn nàn rằng lễ đón ông Lý ở sân bay Heathrow quá ngắn ngủn, rằng Trung Quốc đã đe dọa hủy chuyến thăm nếu ông Lý không được gặp nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.
Lần này, nội dung truyền thông tích cực đã tràn sang cả mạng xã hội. Tài khoản Twitter chính thức của nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc cập nhật trực tiếp các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm, đăng kèm hình ảnh đầy đủ. Hình ảnh đầu trang Twitter của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo cùng được thay bằng bức ảnh ông Tập Cận Bình đứng bên nữ hoàng Elizabeth II.
Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, chủ đề “Tập Cận Bình thăm Anh” là một trong những chủ đề được nói đến nhiều nhất trong ngày thứ Tư. Trong đó đa phần các bình luận đều mang tinh thần tự hào dân tộc.
Một người dùng Weibo có tên Xmjungsis viết: “Anh chân thành hơn nhiều so với Mỹ”. Một người dùng khác có tên Ruikun viết: “Đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở nên hùng mạnh và đáng sợ. Trước đây, không ai tưởng tượng nổi điều này”.
Ông Tập và phu nhân đến London vào tối ngày thứ Hai theo giờ châu Á trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Anh, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ấm lên.
Ngày thứ Ba, ông Tập duyệt đội kỵ binh danh dự hoàng gia Anh và cùng đi xe ngựa hoàng gia với nữ hoàng Elizabeth II để tới cung điện Buckingham. Tại đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc và phu nhân dùng bữa với nữ hoàng và thân vương Philip.
Trong một bài phát biểu sau đó trước Quốc hội Anh, ông Tập Cận Bình nói ông rất “ấn tượng” trước quan hệ “thân thiện” giữa hai quốc gia, nhấn mạnh rằng chuyến thăm của ông sẽ đưa quan hệ Anh-Trung lên “tầm cao mới”.
Sau khi hội kiến Thái tử Charles và công nương Camilla, Hoàng tử William và thủ lĩnh Công đảng Jeremy Corbyl, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dự một buổi quốc yến long trọng tại điện Buckingham. Quốc yến có sự tham dự của Thủ tướng Anh David Cameron và các thành viên hoàng gia.
Phong cách thời trang của bà Bành Lệ Viên trong chuyến công du đảo quốc sương mù cũng được truyền thông Trung Quốc khai thác triệt để.
Kể từ khi bắt đầu giữ cương vị đệ nhất phu nhân vào năm 2013, bà Bành đã được mệnh danh cùng với đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama là “đệ nhất phu nhân thời trang”. Bà Bành đã khéo léo đưa những chi tiết đặc trưng Trung Quốc vào các bộ trang phục của mình, như chiếc cổ áo cao kiểu truyền thống.
Báo chí Trung Quốc những ngày gần đây thi nhau phân tích về các trang phục mà bà Bành diện tại Anh. Truyền thông Anh cũng ca ngợi những bộ vest được cắt may tinh tế của bà Bành, trong đó tờ Daily Mail gọi lựa chọn trang phục của phu nhân ông Tập là “cú hattrick thời trang”.
Trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng Trung Quốc cũng trầm trồ trước phong cách thời trang của bà Bành, một cựu danh ca.
“Ôi trời ơi, bà Bành Lệ Viên đẹp quá. Bà ấy là biểu tượng thời trang số 1 Trung Quốc”, người dùng Baijiao viết. Trong khi đó, người dùng Mandi nói trông bà Bành “quá tuyệt”, còn người dùng ZZ thì nhận xét: “Bộ váy của bà Bành Lệ Viên rất hợp với sự kiện”.