Đức kỷ niệm 25 năm thống nhất đất nước
25 năm qua, nước Đức đã củng cố vững chắc hơn vị thế nền kinh tế số 1 châu Âu
Hôm 3/10, nước Đức đã kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất hai miền
Đông Đức - Tây Đức với sự có mặt của các cựu lãnh đạo hai miền thời kỳ
trước đây.
Theo hãng tin AP, trong bài phát biểu được đưa trên truyền hình cách đây vài ngày nhân dịp sự kiện kỷ niệm thống nhất đất nước, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận xét, nhìn chung quá trình thống nhất hai miền diễn ra khá suôn sẻ.
Sinh ra ở Đông Đức, đương kim Thủ tướng Đức bắt đầu tham gia vào chính trị sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tổng thống Đức Joachim Gauck hiện nay cũng là người Đông Đức.
Khi mới thống nhất, hàng trăm nghìn người đã chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, thời gian qua đi, khi chênh lệch về sự phát triển giảm bớt, số lượng người rời Đông Đức giảm dần.
Đáng chú ý là đến năm 2013, xu thế lại đảo chiều, số lượng người đi từ Tây sang Đông Đức tăng mạnh.
Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã từng hứa với người dân Đông Đức rằng họ sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế, các lãnh đạo Đức đã làm đúng cam kết. Trong 25 năm qua, Chính phủ Đức đã đầu tư từ 1,5 - 2 nghìn tỷ Euro (tương đương 1,7 đến 2,2 nghìn tỷ USD) để giúp phát triển các ngành nghề kinh tế và hỗ trợ xây dựng hạ tầng của Đông Đức.
Không chỉ giúp cải thiện kinh tế, hạ tầng Đông Đức, Chính phủ cũng đã đầu tư lớn nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan cho Đông Đức, đó là nhận xét của nhà sử học Đức Heinrich August Winkler.
Ông nói, nếu thiếu bàn tay của Chính phủ, sẽ khó mà có những khu vực công nghiệp phát triển thân thiện với môi trường hay những miền quê được quy hoạch tỉ mỉ, cẩn thận.
Thế nhưng ông cũng cho rằng vẫn còn nhiều điều cần làm, bởi hiện nay phía Đông Đức vẫn còn đang thiếu vắng những doanh nghiệp mạnh, có thể đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế.
AP nhận xét, nhìn tổng thể, 25 năm qua, nước Đức đã củng cố vững chắc hơn vị thế nền kinh tế số 1 châu Âu, tiếng nói của người Đức trên chính trường và các diễn đàn ngoại giao quốc tế ngày một có ảnh hưởng lớn.
Trên mặt trận ngoại giao, Đức đang đi đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraina. Năm ngoái, Tổng thống Đức đã khẳng định nước này sẽ đi đầu trong các nỗ lực ngăn xung đột, đồng thời sẽ làm hết sức để đảm bảo an ninh cho thế giới.
Trong năm nay, Đức cũng ghi dấu ấn lớn trong các chương trình hỗ trợ người di cư, đồng thời đang cố gắng thuyết phục nhiều nước châu Âu khác chia sẻ gánh nặng.
Trải nghiệm của thời kỳ hậu thống nhất hai miền Đông Tây có lẽ sẽ giúp ích các nhà lãnh đạo Đức hiện tại trong cố gắng giúp những người di cư hòa nhập vào xã hội Đức. Bản thân Thủ tướng Merkel cũng thừa nhận: “Kinh nghiệm lèo lái đất nước sau khi thống nhất giúp chúng ta có đủ tự tin để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến người di cư.”
Theo hãng tin AP, trong bài phát biểu được đưa trên truyền hình cách đây vài ngày nhân dịp sự kiện kỷ niệm thống nhất đất nước, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận xét, nhìn chung quá trình thống nhất hai miền diễn ra khá suôn sẻ.
Sinh ra ở Đông Đức, đương kim Thủ tướng Đức bắt đầu tham gia vào chính trị sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tổng thống Đức Joachim Gauck hiện nay cũng là người Đông Đức.
Khi mới thống nhất, hàng trăm nghìn người đã chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, thời gian qua đi, khi chênh lệch về sự phát triển giảm bớt, số lượng người rời Đông Đức giảm dần.
Đáng chú ý là đến năm 2013, xu thế lại đảo chiều, số lượng người đi từ Tây sang Đông Đức tăng mạnh.
Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã từng hứa với người dân Đông Đức rằng họ sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế, các lãnh đạo Đức đã làm đúng cam kết. Trong 25 năm qua, Chính phủ Đức đã đầu tư từ 1,5 - 2 nghìn tỷ Euro (tương đương 1,7 đến 2,2 nghìn tỷ USD) để giúp phát triển các ngành nghề kinh tế và hỗ trợ xây dựng hạ tầng của Đông Đức.
Không chỉ giúp cải thiện kinh tế, hạ tầng Đông Đức, Chính phủ cũng đã đầu tư lớn nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan cho Đông Đức, đó là nhận xét của nhà sử học Đức Heinrich August Winkler.
Ông nói, nếu thiếu bàn tay của Chính phủ, sẽ khó mà có những khu vực công nghiệp phát triển thân thiện với môi trường hay những miền quê được quy hoạch tỉ mỉ, cẩn thận.
Thế nhưng ông cũng cho rằng vẫn còn nhiều điều cần làm, bởi hiện nay phía Đông Đức vẫn còn đang thiếu vắng những doanh nghiệp mạnh, có thể đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế.
AP nhận xét, nhìn tổng thể, 25 năm qua, nước Đức đã củng cố vững chắc hơn vị thế nền kinh tế số 1 châu Âu, tiếng nói của người Đức trên chính trường và các diễn đàn ngoại giao quốc tế ngày một có ảnh hưởng lớn.
Trên mặt trận ngoại giao, Đức đang đi đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraina. Năm ngoái, Tổng thống Đức đã khẳng định nước này sẽ đi đầu trong các nỗ lực ngăn xung đột, đồng thời sẽ làm hết sức để đảm bảo an ninh cho thế giới.
Trong năm nay, Đức cũng ghi dấu ấn lớn trong các chương trình hỗ trợ người di cư, đồng thời đang cố gắng thuyết phục nhiều nước châu Âu khác chia sẻ gánh nặng.
Trải nghiệm của thời kỳ hậu thống nhất hai miền Đông Tây có lẽ sẽ giúp ích các nhà lãnh đạo Đức hiện tại trong cố gắng giúp những người di cư hòa nhập vào xã hội Đức. Bản thân Thủ tướng Merkel cũng thừa nhận: “Kinh nghiệm lèo lái đất nước sau khi thống nhất giúp chúng ta có đủ tự tin để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến người di cư.”