“Đừng quá kỳ vọng vào đất hiếm!”
Nếu nhu cầu sử dụng như hiện nay, quặng đất hiếm có thể đủ cho cả thế giới dùng trong khoảng gần 1.000 năm nữa
Nếu nhu cầu sử dụng như hiện nay, quặng đất hiếm có thể đủ cho cả thế giới dùng trong khoảng gần 1.000 năm nữa.
Số liệu trên được TS. Bùi Đức Thắng, Tổng thư ký Tổng hội Địa chất Việt Nam trích dẫn trong tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố trong nhiều năm qua về tài nguyên đất hiếm. Theo ông, điều đó cho thấy, ngay cả khi nhu cầu sử dụng của thế giới có tăng lên và Việt Nam bắt tay vào khai thác đất hiếm thực sự thì chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng nhiều về loại tài nguyên này.
Trao đổi với VnEconomy về thực tế trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam cũng như những quan điểm, bình luận trái chiều trong dư luận về tài nguyên đất hiếm, TS. Bùi Đức Thắng nói:
- Đất hiếm là dạng khoáng sản gồm 17 nguyên tố được chia làm hai nhóm nặng nhẹ. Về cơ bản, đất hiếm có hàm lượng ít trong vỏ trái đất, song có những nguyên tố trong đất hiếm lại có hàm lượng trong vỏ trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.
Đất hiếm được dùng rộng rãi trong đời sống bình thường và đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm, chế tạo ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu…
Vừa qua, sau khi những thông tin về cuộc chiến đất hiếm giữa Trung Quốc - Nhật Bản trở nên căng thẳng, cùng với một số thông tin cho rằng, Việt Nam có trữ lượng lớn về đất hiếm, đã khiến dư luận hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên này.
Khó giàu nhờ đất hiếm
Vậy những thông tin chính xác về trữ lượng, quá trình khai thác và giá cả đất hiếm ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu, tìm kiếm đất hiếm từ năm 1958. Đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái) và một số khu vực dọc bờ biển miền Trung.
Dự báo trữ lượng đất hiếm của Việt Nam vào khoảng 1 triệu tấn, được xếp vào nước có tiềm năng đất hiếm của thế giới. Tuy nhiên, việc điều tra, đánh giá chính xác thì đến nay vẫn chưa có.
Về giá đất hiếm thì giá tinh quặng Bastnaesite hiện vào khoảng gần 9 USD/kg. Còn giá đất hiếm tính theo từng nhóm nguyên tố thì dao động từ 65 USD/kg đến 3.500 USD/kg. Đặc biệt, kim loại tinh khiết đất hiếm thì có giá rất cao, chẳng hạn như Europium lên tới hơn 221.000 USD/kg, Terbium là hơn 145.000 USD/kg...
Với mức giá như trên, ngay cả khi chúng ta khai thác quặng đến 10.000 tấn/năm thì nếu bán quặng thô cũng chỉ thu về hơn 1.500 tỷ đồng/năm. Nếu so với hàng chục tỷ USD từ khai thác dầu thô thì con số này quá nhỏ.
Điều này cũng cho thấy, không có đất hiếm, đất nước chúng ta cũng không nghèo đi, mà có khai thác thì cũng không khiến chúng ta giàu lên được. Không nên kỳ vọng quá nhiều vào nguồn quặng này.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã tiến hành khai thác đất hiếm như thế nào và thường bán cho đối tác nào, thưa ông?
Chúng ta cũng đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thuỷ tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ôtô... nhưng cho tới nay vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
Ngoài ra, khai thác được chúng ta thường chủ yếu bán thô theo đường tiểu ngạch cho một số công ty Trung Quốc với số lượng chưa nhiều, chỉ vài chục nghìn tấn mỗi năm.
Đất hiếm không... hiếm
Có ý kiến cho rằng, căng thẳng đất hiếm Trung - Nhật vừa qua chứng tỏ trữ lượng đất hiếm thế giới đang có dấu hiệu cạn kiệt, và đấy chính là cơ hội cho Việt Nam?
Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố tháng 1/2010, thì trữ lượng đất hiếm của thế giới khoảng 100 triệu tấn, song nhu cầu hiện nay cả thế giới chỉ khoảng 120.000 – 150.000 tấn/năm, nên chắc phải gần 1.000 năm nữa mới dùng hết đất hiếm, đấy là còn chưa kể đến các nhà địa chất sẽ còn tiếp tục phát hiện thêm những mỏ mới trong tương lai.
Do đó, gọi là đất hiếm nhưng lại không hiếm, không thiếu. Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ thì trữ lượng đất hiếm Trung Quốc là 36 triệu tấn, nhiều nhất thế giới; sản lượng khai thác từ 2005 đến nay Trung Quốc chiếm 97% thị phần thế giới, tiếp đến là Úc, Ấn Độ... Còn Việt Nam được Mỹ xếp vào top 10 thế giới, với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn.
Cuộc chiến đất hiếm Trung - Nhật căng thẳng vừa qua là do nguồn cung đất hiếm của Nhật Bản từ trước đến nay phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhiều nước cũng có nhưng họ để dùng, không xuất khẩu. Hiện Trung Quốc cũng đã có chủ trương mua quặng thô về để đấy chưa chế biến với mục đích hạn chế khai thác trong nước, để dành tài nguyên cho thế hệ sau…
Công nghệ khai thác và chế biến đất hiếm có phải là một vấn đề đáng quan tâm nếu chúng ta mở rộng khai thác?
Theo tôi được biết, về mặt công nghệ chế biến sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thì các nước khác đã làm từ lâu, còn ta thì mới chỉ làm ở quy mô nhỏ, chưa mang tính công nghiệp. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam ký kết văn bản hợp tác với Nhật Bản cũng là nhằm mục đích tiếp cận công nghệ, hạn chế việc bán quặng thô.
Nhưng tôi cũng băn khoăn, trong hiệp định ký với Nhật Bản vừa qua, có thấy đề cập đến vấn đề hợp tác điều tra, đánh giá, khai thác, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp đất hiếm... nhưng không thấy đề cập đến chế biến sâu.
Tôi cho rằng, nếu quyết tâm khai thác thì cơ quan chức năng phải đầu tư thích đáng để nắm bắt được công nghệ, phát triển bền vừng, không nên chỉ dừng ở khai thác bán thô, bởi nếu tuân thủ đúng nguyên tắc khai thác thì đây là ngành công nghệ xanh, có ảnh hưởng tích cực tới môi trường, khí hậu.
Là những người làm khoa học, chúng tôi không phản đối khai thác, nhưng khai thác phải đi kèm với chế biến sâu. Khi chúng ta thành nước công nghiệp rồi dứt khoát phải chế biến để dùng, chứ không thể xuất thô rồi lạị nhập tinh, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Phải coi đó như là một nghịch lý.
Số liệu trên được TS. Bùi Đức Thắng, Tổng thư ký Tổng hội Địa chất Việt Nam trích dẫn trong tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố trong nhiều năm qua về tài nguyên đất hiếm. Theo ông, điều đó cho thấy, ngay cả khi nhu cầu sử dụng của thế giới có tăng lên và Việt Nam bắt tay vào khai thác đất hiếm thực sự thì chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng nhiều về loại tài nguyên này.
Trao đổi với VnEconomy về thực tế trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam cũng như những quan điểm, bình luận trái chiều trong dư luận về tài nguyên đất hiếm, TS. Bùi Đức Thắng nói:
- Đất hiếm là dạng khoáng sản gồm 17 nguyên tố được chia làm hai nhóm nặng nhẹ. Về cơ bản, đất hiếm có hàm lượng ít trong vỏ trái đất, song có những nguyên tố trong đất hiếm lại có hàm lượng trong vỏ trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.
Đất hiếm được dùng rộng rãi trong đời sống bình thường và đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm, chế tạo ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu…
Vừa qua, sau khi những thông tin về cuộc chiến đất hiếm giữa Trung Quốc - Nhật Bản trở nên căng thẳng, cùng với một số thông tin cho rằng, Việt Nam có trữ lượng lớn về đất hiếm, đã khiến dư luận hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên này.
Khó giàu nhờ đất hiếm
Vậy những thông tin chính xác về trữ lượng, quá trình khai thác và giá cả đất hiếm ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu, tìm kiếm đất hiếm từ năm 1958. Đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái) và một số khu vực dọc bờ biển miền Trung.
Dự báo trữ lượng đất hiếm của Việt Nam vào khoảng 1 triệu tấn, được xếp vào nước có tiềm năng đất hiếm của thế giới. Tuy nhiên, việc điều tra, đánh giá chính xác thì đến nay vẫn chưa có.
Về giá đất hiếm thì giá tinh quặng Bastnaesite hiện vào khoảng gần 9 USD/kg. Còn giá đất hiếm tính theo từng nhóm nguyên tố thì dao động từ 65 USD/kg đến 3.500 USD/kg. Đặc biệt, kim loại tinh khiết đất hiếm thì có giá rất cao, chẳng hạn như Europium lên tới hơn 221.000 USD/kg, Terbium là hơn 145.000 USD/kg...
Với mức giá như trên, ngay cả khi chúng ta khai thác quặng đến 10.000 tấn/năm thì nếu bán quặng thô cũng chỉ thu về hơn 1.500 tỷ đồng/năm. Nếu so với hàng chục tỷ USD từ khai thác dầu thô thì con số này quá nhỏ.
Điều này cũng cho thấy, không có đất hiếm, đất nước chúng ta cũng không nghèo đi, mà có khai thác thì cũng không khiến chúng ta giàu lên được. Không nên kỳ vọng quá nhiều vào nguồn quặng này.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã tiến hành khai thác đất hiếm như thế nào và thường bán cho đối tác nào, thưa ông?
Chúng ta cũng đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thuỷ tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ôtô... nhưng cho tới nay vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
Ngoài ra, khai thác được chúng ta thường chủ yếu bán thô theo đường tiểu ngạch cho một số công ty Trung Quốc với số lượng chưa nhiều, chỉ vài chục nghìn tấn mỗi năm.
Đất hiếm không... hiếm
Có ý kiến cho rằng, căng thẳng đất hiếm Trung - Nhật vừa qua chứng tỏ trữ lượng đất hiếm thế giới đang có dấu hiệu cạn kiệt, và đấy chính là cơ hội cho Việt Nam?
Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố tháng 1/2010, thì trữ lượng đất hiếm của thế giới khoảng 100 triệu tấn, song nhu cầu hiện nay cả thế giới chỉ khoảng 120.000 – 150.000 tấn/năm, nên chắc phải gần 1.000 năm nữa mới dùng hết đất hiếm, đấy là còn chưa kể đến các nhà địa chất sẽ còn tiếp tục phát hiện thêm những mỏ mới trong tương lai.
Do đó, gọi là đất hiếm nhưng lại không hiếm, không thiếu. Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ thì trữ lượng đất hiếm Trung Quốc là 36 triệu tấn, nhiều nhất thế giới; sản lượng khai thác từ 2005 đến nay Trung Quốc chiếm 97% thị phần thế giới, tiếp đến là Úc, Ấn Độ... Còn Việt Nam được Mỹ xếp vào top 10 thế giới, với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn.
Cuộc chiến đất hiếm Trung - Nhật căng thẳng vừa qua là do nguồn cung đất hiếm của Nhật Bản từ trước đến nay phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhiều nước cũng có nhưng họ để dùng, không xuất khẩu. Hiện Trung Quốc cũng đã có chủ trương mua quặng thô về để đấy chưa chế biến với mục đích hạn chế khai thác trong nước, để dành tài nguyên cho thế hệ sau…
Công nghệ khai thác và chế biến đất hiếm có phải là một vấn đề đáng quan tâm nếu chúng ta mở rộng khai thác?
Theo tôi được biết, về mặt công nghệ chế biến sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thì các nước khác đã làm từ lâu, còn ta thì mới chỉ làm ở quy mô nhỏ, chưa mang tính công nghiệp. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam ký kết văn bản hợp tác với Nhật Bản cũng là nhằm mục đích tiếp cận công nghệ, hạn chế việc bán quặng thô.
Nhưng tôi cũng băn khoăn, trong hiệp định ký với Nhật Bản vừa qua, có thấy đề cập đến vấn đề hợp tác điều tra, đánh giá, khai thác, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp đất hiếm... nhưng không thấy đề cập đến chế biến sâu.
Tôi cho rằng, nếu quyết tâm khai thác thì cơ quan chức năng phải đầu tư thích đáng để nắm bắt được công nghệ, phát triển bền vừng, không nên chỉ dừng ở khai thác bán thô, bởi nếu tuân thủ đúng nguyên tắc khai thác thì đây là ngành công nghệ xanh, có ảnh hưởng tích cực tới môi trường, khí hậu.
Là những người làm khoa học, chúng tôi không phản đối khai thác, nhưng khai thác phải đi kèm với chế biến sâu. Khi chúng ta thành nước công nghiệp rồi dứt khoát phải chế biến để dùng, chứ không thể xuất thô rồi lạị nhập tinh, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Phải coi đó như là một nghịch lý.