Dương Tự Trọng bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù
Bị cáo Dương Tự Trọng bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù; Vũ Tiến Sơn bị đề nghị từ 17-18 năm tù
Ngày 7/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng cùng các đồng phạm về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại Điều 275 - Bộ Luật hình sự.
Các đồng phạm bao gồm Vũ Tiến Sơn, sinh năm 1966, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng, Hoàng Văn Thắng, sinh năm 1970, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng, Nguyễn Trọng Ánh, sinh năm 1985, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng; Đồng Xuân Phong, sinh năm 1974, nguyên cán bộ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng; Trần Văn Dũng tức Dũng “Bắc Kạn”, sinh năm 1968 tại Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng; Phạm Minh Tuấn, sinh năm 1961, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập 6 nhân chứng nhưng chỉ 3 người có mặt. Ngoài một trường hợp vắng mặt có giấy nằm viện, những người còn lại không có lý do sẽ bị dẫn giải tới tòa.
Trong số 3 nhân chứng có mặt tại phiên tòa, có nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Chí Dũng - đối tượng gần 1 tháng trước đã bị tuyên án tử hình trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêu cực tham những xảy ra tại Vinalines.
Tham gia bào chữa tại phiên tòa có 5 luật sư, gồm Luật sư Nguyễn Đình Hưng và Vũ Thị Kim Ngọc bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng, luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa cho bị cáo Vũ Tiến Sơn, bị cáo Phạm Minh Tuấn mời luật sư Nguyễn Thái Hòa và Trần Thiện Thuật. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát công bố trước tòa, sau khi biết anh trai là Dương Chí Dũng sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam, Dương Tự Trọng đã bàn bạc, thống nhất và giao cho Vũ Tiến Sơn tổ chức chỉ đạo, phân công Thắng, Ánh, Tuấn, Phong, Trần Văn Dũng và các đối tượng khác sử dụng xe ôtô chở Dương Chí Dũng từ Hà Nội về Quảng Ninh vào tối ngày 17/5/2012.
Đến ngày 21/5/2012, nhóm này tiếp tục đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh và tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia vào khoảng 19 giờ ngày 23/5/2012.
Viện kiểm sát xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, do Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu. Vũ Tiến Sơn tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Dương Tự Trọng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng sim rác, thường xuyên thay đổi số điện thoại để liên lạc, thay đổi địa điểm trốn, phương tiện đưa đón, cung cấp tiền, giao cho các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che giấu hành vi phạm tội…
Hành vi của các bị cáo đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, làm cản trở, gây khó khăn lớn đến quá trình điều tra vụ án tiêu cực xảy ra tại Vinalines, tạo dư luận xã hội không tốt, gây mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Viện kiểm sát nhận định quá trình điều tra, bị cáo Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi. Các bị cáo còn lại gồm Sơn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn", Ánh và Tuấn khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập trong vụ án.
Trong đó, Dũng "Bắc Kạn" phạm tội do bị ông Trọng và Sơn ép buộc, còn Phong phạm tội trong hoàn cảnh đang được ông Trọng bao che trốn truy nã suốt nhiều năm qua.
Liên quan tới vụ án này còn một số người khác do thành khẩn khai nhận, động cơ phạm tội vì tình cảm gia đình hoặc không biết kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng... nên không bị xem xét xử lý hình sự.
Phần thẩm vấn tại phiên tòa, 6 bị cáo Sơn, Ánh, Tuấn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn" thừa nhận nội dung truy tố là đúng. Riêng bị cáo Trọng phủ nhận nội dung cáo trạng đã truy tố.
Nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng Hoàng Văn Thắng là người đầu tiên bị Hội đồng xét xử thẩm vấn.
Trước tòa, Thắng khai 18 giờ ngày 17/5/2012, Thắng nhận cuộc điện thoại từ một người lạ, nói liên lạc ngay với Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng. Thắng làm theo, từ đầu dây bên kia, ông Trọng nói: “Lên phòng làm việc, có việc nhờ”. Tại phòng làm việc của ông Trọng, Thắng được ông Trọng nói về việc Dương Chí Dũng sắp bị bắt và muốn nhờ chở ra khỏi Hà Nội. Khi theo chân ông Trọng xuống sân, Thắng thấy có chiếc Porsche màu trắng chờ sẵn.
Theo chỉ đạo, Thắng lái xe đến đón ông Tuấn cùng ở Hải Phòng rồi đi về Hà Nội. Dọc đường, Thắng nhận điện thoại của ông Trọng bảo tới khu vực Phố Nối, Hưng Yên dừng lại. Tại đây, Thắng gặp Sơn và Trọng. Ông Sơn giao Thắng một túi nilon dặn đưa tận tay cho ông Dũng. Thắng khai, lúc nhận túi, Thắng không biết bên trong có gì, về sau mới biết là điện thoại…
Cùng với Thắng, lần lượt các bị cáo khác khai cụ thể, chi tiết về việc tổ chức đưa Dương Chí Dũng từ nhà bạn gái của Dương Tự Trọng ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội về Quảng Ninh, sau đó đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và sang Campuchia trốn.
Kết thúc phần thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố trước tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo về cùng tội danh “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.”
Theo đó, bị cáo Dương Tự Trọng bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù; Vũ Tiến Sơn bị đề nghị từ 17-18 năm tù; 4 bị cáo: Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Trần Văn Dũng và Đồng Xuân Phong cùng bị đề nghị từ 6-7 năm tù; bị cáo Phạm Minh Tuấn bị đề nghị từ 5-6 năm tù.
Quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, Dương Chí Dũng với tư cách là người làm chứng đã khai một cán bộ công an đã gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng biết về việc sắp bị khởi tố, bắt giam.
Căn cứ vào lời khai này, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy có dấu hiệu của hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác, do vậy đại diện Viện kiểm sát đã kiến nghị Hội đồng xét xử xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo quy định tại Điều 286 - Bộ Luật hình sự.
Đối với nội dung Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines, về việc có dấu hiệu ép cung, mớm cung, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị trong bản án tới cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi đại diện Viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo, các luật sư đã đưa ra các quan điểm bào chữa của mình để bảo vệ cho các thân chủ. Luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa cho bị cáo Vũ Tiến Sơn cho rằng việc Viện kiểm sát nhận định vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi là hơi khiên cưỡng và “quan trọng hóa” sự việc.
Theo luật sư Hùng, việc sử dụng sim rác, sim khuyến mại trong đời sống xã hội hiện nay là việc bình thường, một người có thể có nhiều số máy cùng một lúc. Việc các bị cáo thay đổi xe, thay đổi chỗ ở, thay đổi lịch trình liên tục nhằm che giấu hành vi phạm tội là phù hợp tính chất của việc chạy trốn nên phải giấu diếm, không thể công khai… Bởi vậy, việc che giấu để chạy trốn này không phải là thủ đoạn tinh vi.
Chung quan điểm này, luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng cũng cho rằng đã trốn chạy là phải dùng nhiều biện pháp che giấu tung tích, không để người khác biết được, nên không thể khép các bị cáo vào thủ đoạn phạm tội tinh vi.
Sáng 8/1, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
(Nguồn: TTXVN)
Các đồng phạm bao gồm Vũ Tiến Sơn, sinh năm 1966, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng, Hoàng Văn Thắng, sinh năm 1970, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng, Nguyễn Trọng Ánh, sinh năm 1985, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng; Đồng Xuân Phong, sinh năm 1974, nguyên cán bộ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng; Trần Văn Dũng tức Dũng “Bắc Kạn”, sinh năm 1968 tại Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng; Phạm Minh Tuấn, sinh năm 1961, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập 6 nhân chứng nhưng chỉ 3 người có mặt. Ngoài một trường hợp vắng mặt có giấy nằm viện, những người còn lại không có lý do sẽ bị dẫn giải tới tòa.
Trong số 3 nhân chứng có mặt tại phiên tòa, có nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Chí Dũng - đối tượng gần 1 tháng trước đã bị tuyên án tử hình trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêu cực tham những xảy ra tại Vinalines.
Tham gia bào chữa tại phiên tòa có 5 luật sư, gồm Luật sư Nguyễn Đình Hưng và Vũ Thị Kim Ngọc bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng, luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa cho bị cáo Vũ Tiến Sơn, bị cáo Phạm Minh Tuấn mời luật sư Nguyễn Thái Hòa và Trần Thiện Thuật. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát công bố trước tòa, sau khi biết anh trai là Dương Chí Dũng sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam, Dương Tự Trọng đã bàn bạc, thống nhất và giao cho Vũ Tiến Sơn tổ chức chỉ đạo, phân công Thắng, Ánh, Tuấn, Phong, Trần Văn Dũng và các đối tượng khác sử dụng xe ôtô chở Dương Chí Dũng từ Hà Nội về Quảng Ninh vào tối ngày 17/5/2012.
Đến ngày 21/5/2012, nhóm này tiếp tục đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh đến khu vực cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh và tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia vào khoảng 19 giờ ngày 23/5/2012.
Viện kiểm sát xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, do Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu. Vũ Tiến Sơn tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Dương Tự Trọng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng sim rác, thường xuyên thay đổi số điện thoại để liên lạc, thay đổi địa điểm trốn, phương tiện đưa đón, cung cấp tiền, giao cho các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che giấu hành vi phạm tội…
Hành vi của các bị cáo đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, làm cản trở, gây khó khăn lớn đến quá trình điều tra vụ án tiêu cực xảy ra tại Vinalines, tạo dư luận xã hội không tốt, gây mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Viện kiểm sát nhận định quá trình điều tra, bị cáo Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi. Các bị cáo còn lại gồm Sơn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn", Ánh và Tuấn khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập trong vụ án.
Trong đó, Dũng "Bắc Kạn" phạm tội do bị ông Trọng và Sơn ép buộc, còn Phong phạm tội trong hoàn cảnh đang được ông Trọng bao che trốn truy nã suốt nhiều năm qua.
Liên quan tới vụ án này còn một số người khác do thành khẩn khai nhận, động cơ phạm tội vì tình cảm gia đình hoặc không biết kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng... nên không bị xem xét xử lý hình sự.
Phần thẩm vấn tại phiên tòa, 6 bị cáo Sơn, Ánh, Tuấn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn" thừa nhận nội dung truy tố là đúng. Riêng bị cáo Trọng phủ nhận nội dung cáo trạng đã truy tố.
Nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng Hoàng Văn Thắng là người đầu tiên bị Hội đồng xét xử thẩm vấn.
Trước tòa, Thắng khai 18 giờ ngày 17/5/2012, Thắng nhận cuộc điện thoại từ một người lạ, nói liên lạc ngay với Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng. Thắng làm theo, từ đầu dây bên kia, ông Trọng nói: “Lên phòng làm việc, có việc nhờ”. Tại phòng làm việc của ông Trọng, Thắng được ông Trọng nói về việc Dương Chí Dũng sắp bị bắt và muốn nhờ chở ra khỏi Hà Nội. Khi theo chân ông Trọng xuống sân, Thắng thấy có chiếc Porsche màu trắng chờ sẵn.
Theo chỉ đạo, Thắng lái xe đến đón ông Tuấn cùng ở Hải Phòng rồi đi về Hà Nội. Dọc đường, Thắng nhận điện thoại của ông Trọng bảo tới khu vực Phố Nối, Hưng Yên dừng lại. Tại đây, Thắng gặp Sơn và Trọng. Ông Sơn giao Thắng một túi nilon dặn đưa tận tay cho ông Dũng. Thắng khai, lúc nhận túi, Thắng không biết bên trong có gì, về sau mới biết là điện thoại…
Cùng với Thắng, lần lượt các bị cáo khác khai cụ thể, chi tiết về việc tổ chức đưa Dương Chí Dũng từ nhà bạn gái của Dương Tự Trọng ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội về Quảng Ninh, sau đó đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và sang Campuchia trốn.
Kết thúc phần thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố trước tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo về cùng tội danh “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.”
Theo đó, bị cáo Dương Tự Trọng bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù; Vũ Tiến Sơn bị đề nghị từ 17-18 năm tù; 4 bị cáo: Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Trần Văn Dũng và Đồng Xuân Phong cùng bị đề nghị từ 6-7 năm tù; bị cáo Phạm Minh Tuấn bị đề nghị từ 5-6 năm tù.
Quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, Dương Chí Dũng với tư cách là người làm chứng đã khai một cán bộ công an đã gọi điện báo tin cho Dương Chí Dũng biết về việc sắp bị khởi tố, bắt giam.
Căn cứ vào lời khai này, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy có dấu hiệu của hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác, do vậy đại diện Viện kiểm sát đã kiến nghị Hội đồng xét xử xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo quy định tại Điều 286 - Bộ Luật hình sự.
Đối với nội dung Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines, về việc có dấu hiệu ép cung, mớm cung, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị trong bản án tới cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi đại diện Viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo, các luật sư đã đưa ra các quan điểm bào chữa của mình để bảo vệ cho các thân chủ. Luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa cho bị cáo Vũ Tiến Sơn cho rằng việc Viện kiểm sát nhận định vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi là hơi khiên cưỡng và “quan trọng hóa” sự việc.
Theo luật sư Hùng, việc sử dụng sim rác, sim khuyến mại trong đời sống xã hội hiện nay là việc bình thường, một người có thể có nhiều số máy cùng một lúc. Việc các bị cáo thay đổi xe, thay đổi chỗ ở, thay đổi lịch trình liên tục nhằm che giấu hành vi phạm tội là phù hợp tính chất của việc chạy trốn nên phải giấu diếm, không thể công khai… Bởi vậy, việc che giấu để chạy trốn này không phải là thủ đoạn tinh vi.
Chung quan điểm này, luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng cũng cho rằng đã trốn chạy là phải dùng nhiều biện pháp che giấu tung tích, không để người khác biết được, nên không thể khép các bị cáo vào thủ đoạn phạm tội tinh vi.
Sáng 8/1, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
(Nguồn: TTXVN)