EVN cùng lúc có 6 doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt
Cả 6 tổng công ty thuộc EVN đều có vốn điều lệ công ty mẹ lớn hơn 1.800 tỷ đồng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý với đề nghị của các bộ, ngành về việc vận dụng xếp hạng tổng công ty hạng đặc biệt đối với 6 tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, 6 tổng công ty được xếp hạng đặc biệt gồm: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung,Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Tp.HCM, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Theo đánh giá của các bộ, ngành, cả 6 tổng công ty này đều có vốn điều lệ công ty mẹ lớn hơn 1.800 tỷ đồng và đều giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế đất nước.
Liên quan đến tiến trình tái cơ cấu EVN, tính đến cuối tháng 6/2015, tập đoàn này đã hoàn thành việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của 9 tổng công ty trực thuộc; hoàn thiện điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Ngoài ra, EVN đã hoàn thành và báo cáo Bộ Công Thương đề án hoàn thiện mô hình tổ chức trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh và phương án tách bạch khâu phân phối và bán lẻ tại các công ty điện lực.
Tuy nhiên, EVN lại đang gặp không ít khó khăn trong việc thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS), Ngân hàng An Bình (ABBank), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance).
EVN đưa ra mục tiêu từ nay đến cuối năm phấn đấu hoàn thành công tác thoái giảm vốn của EVN tại ABBank, EVNFinance, ABS và GIC, đồng thời giảm vốn tại 4 công ty cổ phần cơ khí điện lực xuống dưới 50% vốn điều lệ, và hoàn thiện phương án cổ phần hóa Genco 3.
Tập đoàn này cũng vừa tiến hành thay đổi hàng loạt nhân sự lãnh đạo, trong đó đáng chú ý là cả hai phó tổng giám đốc đều được bổ nhiệm vào ghế Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Theo đó, 6 tổng công ty được xếp hạng đặc biệt gồm: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung,Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Tp.HCM, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Theo đánh giá của các bộ, ngành, cả 6 tổng công ty này đều có vốn điều lệ công ty mẹ lớn hơn 1.800 tỷ đồng và đều giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế đất nước.
Liên quan đến tiến trình tái cơ cấu EVN, tính đến cuối tháng 6/2015, tập đoàn này đã hoàn thành việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của 9 tổng công ty trực thuộc; hoàn thiện điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Ngoài ra, EVN đã hoàn thành và báo cáo Bộ Công Thương đề án hoàn thiện mô hình tổ chức trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh và phương án tách bạch khâu phân phối và bán lẻ tại các công ty điện lực.
Tuy nhiên, EVN lại đang gặp không ít khó khăn trong việc thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS), Ngân hàng An Bình (ABBank), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance).
EVN đưa ra mục tiêu từ nay đến cuối năm phấn đấu hoàn thành công tác thoái giảm vốn của EVN tại ABBank, EVNFinance, ABS và GIC, đồng thời giảm vốn tại 4 công ty cổ phần cơ khí điện lực xuống dưới 50% vốn điều lệ, và hoàn thiện phương án cổ phần hóa Genco 3.
Tập đoàn này cũng vừa tiến hành thay đổi hàng loạt nhân sự lãnh đạo, trong đó đáng chú ý là cả hai phó tổng giám đốc đều được bổ nhiệm vào ghế Chủ tịch và Tổng giám đốc.