Tiền ngoài ngành chưa thu hồi, EVN vẫn được tăng vốn
Vốn đầu tư ngoài ngành của EVN trước đây đến nay vẫn còn “kẹt” ở một số doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt phương án điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, đến hết năm 2015, vốn điều lệ của EVN sẽ tăng từ 143.404 tỷ đồng sẽ tăng lên 160.000 tỷ đồng. Nguồn bổ sung vốn điều lệ tăng thêm từ quỹ đầu tư phát triển, vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn EVN thực hiện cụ thể.
Hội đồng Thành viên EVN có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn điều lệ của EVN, đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn; đồng thời có giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt quy chế quản lý tài chính của EVN, trong đó yêu cầu tập đoàn này không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Báo cáo của EVN cho thấy, trong năm 2014, tập đoàn đã đạt doanh thu trên 196.000 tỷ dồng, tăng 13,57% so với năm 2013.
Điều đáng nói, kể từ 2012, mảng kinh doanh điện của EVN đã bắt đầu lãi trở lại với mức 4.404 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu bán điện toàn EVN khoảng 172.470 tỷ đồng, tăng 19,85% so với năm 2012. EVN cũng đã lãi sau thuế 9.197 tỷ đồng toàn tập đoàn, riêng công ty mẹ lãi 8.239 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh EVN liên tục lãi trong nhiều năm liền, mới đây, Chính phủ đã đồng ý cho tập đoàn này được tăng giá điện lên 7,5%, từ ngày 16/3, trong khi vốn đầu tư ngoài ngành của EVN vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng trước đây đến nay vẫn còn “kẹt” ở một số doanh nghiệp, chưa thể rút về.
Theo đó, đến hết năm 2015, vốn điều lệ của EVN sẽ tăng từ 143.404 tỷ đồng sẽ tăng lên 160.000 tỷ đồng. Nguồn bổ sung vốn điều lệ tăng thêm từ quỹ đầu tư phát triển, vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn EVN thực hiện cụ thể.
Hội đồng Thành viên EVN có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn điều lệ của EVN, đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn; đồng thời có giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt quy chế quản lý tài chính của EVN, trong đó yêu cầu tập đoàn này không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Báo cáo của EVN cho thấy, trong năm 2014, tập đoàn đã đạt doanh thu trên 196.000 tỷ dồng, tăng 13,57% so với năm 2013.
Điều đáng nói, kể từ 2012, mảng kinh doanh điện của EVN đã bắt đầu lãi trở lại với mức 4.404 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu bán điện toàn EVN khoảng 172.470 tỷ đồng, tăng 19,85% so với năm 2012. EVN cũng đã lãi sau thuế 9.197 tỷ đồng toàn tập đoàn, riêng công ty mẹ lãi 8.239 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh EVN liên tục lãi trong nhiều năm liền, mới đây, Chính phủ đã đồng ý cho tập đoàn này được tăng giá điện lên 7,5%, từ ngày 16/3, trong khi vốn đầu tư ngoài ngành của EVN vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng trước đây đến nay vẫn còn “kẹt” ở một số doanh nghiệp, chưa thể rút về.