FDI “giật cục”!
Hết đói góp, lại no dồn, sự lạ này dường như có nguyên nhân từ việc “để dành” dự án cho những dịp “hoành tráng”
Trái với năm 2008 “rực rỡ” những kỷ lục, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2009 đang đi theo xu hướng giảm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1/2009, thu hút vốn FDI chỉ đạt 6,015 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2008.
Tuy nhiên, ngay sau khi con số thu hút vốn FDI trong tháng 3/2009 chỉ khoảng 700 triệu USD được phát đi, một ngày sau đó, 26/3, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh phía Bắc tổ chức tại Bắc Ninh, thông tin “sẽ có trên 2 tỷ USD của các nhà đầu tư các nước đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở các tỉnh phía Bắc” lại hâm nóng chủ đề thu hút FDI.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, thu hút vốn FDI đang diễn biến “giật cục”, khi chỉ đạt 185 triệu USD trong tháng Một, tiếp đó đột ngột tăng lên 5,126 tỷ USD trong tháng Hai, rồi lại “lùi” về khoảng 700 triệu USD trong tháng Ba, và có khả năng sẽ vượt 2 tỷ USD trong tháng Tư tới đây, nếu như thông tin kể trên là chính xác.
Hết đói góp, lại no dồn, sự lạ này dường như có nguyên nhân từ việc “để dành” dự án cho những dịp “hoành tráng”.
Trở lại với hồi đầu năm 2009, ngay sau khi con số thu hút FDI chỉ 185 triệu USD trong tháng Một được công bố, ngay lập tức đã có những thông tin có tác dụng làm an lòng dư luận.
Sau Tết, Bà Rịa - Vũng Tàu đã chào xuân mới bằng việc trao giấy phép cho 7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD, trong đó lớn nhất là dự án xây dựng khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng của tập đoàn Winvest (Hoa Kỳ) tăng vốn từ 300 triệu lên 4,1 tỷ USD.
Kết quả của việc “để dành” này đã đẩy con số thu hút vốn FDI tháng 2/2009 vượt 5 tỷ USD, gấp 27 lần tháng trước.
Trong tháng Ba, rất nhiều dự án FDI đăng ký vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại các tỉnh phía Bắc đã được “chuyển số” sang kết quả của tháng sau, để cùng được tập trung công bố tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh phía Bắc.
Với động tác này, thu hút FDI tháng 3/2009 chỉ “khiêm tốn” khoảng 700 triệu USD, trong khi đó, con số của tháng Tư chắc chắn sẽ lại cao hơn tháng Ba gấp nhiều lần.
Phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có trả lời chính thức nào về việc “no dồn, đói góp” trong thu hút FDI. Tuy nhiên, một chuyên viên tổng hợp của Bộ cho biết, sự “trầm bổng” này là chuyện thường của con số FDI những tháng đầu năm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1/2009, thu hút vốn FDI chỉ đạt 6,015 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2008.
Tuy nhiên, ngay sau khi con số thu hút vốn FDI trong tháng 3/2009 chỉ khoảng 700 triệu USD được phát đi, một ngày sau đó, 26/3, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh phía Bắc tổ chức tại Bắc Ninh, thông tin “sẽ có trên 2 tỷ USD của các nhà đầu tư các nước đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở các tỉnh phía Bắc” lại hâm nóng chủ đề thu hút FDI.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, thu hút vốn FDI đang diễn biến “giật cục”, khi chỉ đạt 185 triệu USD trong tháng Một, tiếp đó đột ngột tăng lên 5,126 tỷ USD trong tháng Hai, rồi lại “lùi” về khoảng 700 triệu USD trong tháng Ba, và có khả năng sẽ vượt 2 tỷ USD trong tháng Tư tới đây, nếu như thông tin kể trên là chính xác.
Hết đói góp, lại no dồn, sự lạ này dường như có nguyên nhân từ việc “để dành” dự án cho những dịp “hoành tráng”.
Trở lại với hồi đầu năm 2009, ngay sau khi con số thu hút FDI chỉ 185 triệu USD trong tháng Một được công bố, ngay lập tức đã có những thông tin có tác dụng làm an lòng dư luận.
Sau Tết, Bà Rịa - Vũng Tàu đã chào xuân mới bằng việc trao giấy phép cho 7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD, trong đó lớn nhất là dự án xây dựng khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng của tập đoàn Winvest (Hoa Kỳ) tăng vốn từ 300 triệu lên 4,1 tỷ USD.
Kết quả của việc “để dành” này đã đẩy con số thu hút vốn FDI tháng 2/2009 vượt 5 tỷ USD, gấp 27 lần tháng trước.
Trong tháng Ba, rất nhiều dự án FDI đăng ký vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại các tỉnh phía Bắc đã được “chuyển số” sang kết quả của tháng sau, để cùng được tập trung công bố tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh phía Bắc.
Với động tác này, thu hút FDI tháng 3/2009 chỉ “khiêm tốn” khoảng 700 triệu USD, trong khi đó, con số của tháng Tư chắc chắn sẽ lại cao hơn tháng Ba gấp nhiều lần.
Phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có trả lời chính thức nào về việc “no dồn, đói góp” trong thu hút FDI. Tuy nhiên, một chuyên viên tổng hợp của Bộ cho biết, sự “trầm bổng” này là chuyện thường của con số FDI những tháng đầu năm.